Những việc làm lạ đời của 'vua hèn' Trần Phế Đế: Giặc đến nhà ôm tiền đi giấu

Sử sách đánh giá, Trần Phế Đế là "vua hèn", u mê, không làm nổi việc gì, uy quyền về tay kẻ dưới khiến xã tắc lung lay, đến thân cũng không giữ nổi. Và trong thời kỳ làm vua, ông đã có nhiều việc làm lạ đời...

Đỗ Thu Nga
09:00 22/11/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vị vua hèn nhát

Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, Trần Nghệ Tông là vị hoàng đế quyền lực tối cao cuối cùng của hoàng tộc họ Trần. Ông có công lật đổ Dương Nhật Lễ, khôi phục quyền uy của triều đại nhà Trần.

Song ông cũng là người phải chịu trách nhiệm chính cho việc hoàng vị nhà Trần rơi vào tay kẻ ngoại thích Hồ Quý Ly - em họ bên ngoại của Trần Nghệ Tông. Lúc sinh thời, ông dung túng để Hồ Quý Ly làm càn, giết hại tôn thất họ Trần. Chính vì lẽ đó, dẫu được ca ngợi có công nghiệp lớn lao nhưng ông vẫn bị sử sách phê phán là nhu nhược, nối giáo cho giặc, làm cơ nghiệp nhà Trần đến kỳ cáo chung.

Và phải nói rằng, Trần Nghệ Tông chính là người đã đưa ra quyết định đưa Trần Hiện (con trai của Trần Duệ Tông) lên ngôi hoàng đế. 

Sử chép, Trần Hiện (Trần Phế Đế, 1361 - 1388) là vị hoàng đế thứ 11 của nhà Trần. Ông trị vì hơn 10 năm, đó là giai đoạn lịch sử nhiều biến động khiến nhà Trần đi vào đường suy thoái.

giai-thoai-ve-nhung-viec-lam-la-doi-cua-vua-hen-tran-phe-de
Tranh vẽ Trần Phế Đế

Trần Phế Đế là con trai Trần Duệ Tông, cháu gọi Thái thượng hoàng Trần Nghệ Tông là bác. Năm 1377, Trần Duệ Tông tử trận khi đánh quân Chiêm Thành, Nghệ Tông đã lập Trần Hiện làm vua.

Trong thời gian Trần Hiện trị vì, thế lực nhà Trần tục dốc thảm hại, tạo điều kiện cho giặc Chiêm Thành chiếm phá được cả thành Thăng Long trong 1 thời gian. Trong triều đình, Nghệ Tông tin yêu em họ Hồ Quý Ly nên giao quyền lực cho ngoại thích.

Trong lúc vận nước lâm nguy, Nghệ Tông không ở kinh hỗ trợ cháu trai việc triều chính mà lại ngự thuyền đi ngao du. Tận 6 tháng sau, Thượng hoàng mới trở về kinh. Trong khoảng thời gian 6 tháng đó, Nghệ Tông chỉ biết vui thú ở vùng Tiên Du (Bắc Ninh), cùng đám hầu cận để viết bộ sách Bảo Hòa dư bút gồm 8 quyển, nói là dùng vào việc dạy bảo quan gia, tức vua Trần Phế Đế, khi ấy mới 16 tuổi.

Thế nhưng việc Trần Nghệ Tông lo dạy dỗ vua nhỏ Trần Phế Đế như thế nào thì không ai hay, cũng chẳng ai rõ, mà chỉ biết, đến tháng chạp năm Mậu Thìn (1388), nghe theo lời xàm tấu của Hồ Quý Ly, chính Thượng hoàng Trần Nghệ Tông đã ra lệnh bắt giam và sau đó ép Phế Đế phải thắt cổ tự tử. Sau sự việc này, triều thần tất thảy đều nản chí, chẳng ai còn dám can ngăn.

Đại Việt sử ký toàn thư đánh giá về Trần Phế Đế như sau: Vua u mê, nhu nhược, không làm nổi việc gì, uy quyền ngày càng về tay lẻ dưới, xã tắc lung lay, đến thân mình cũng không giữ được.

Những việc làm lạ đời của Trần Phế Đế

Như đã chia sẻ, Trần Phế Đế nối ngôi năm 16 tuổi. Trong thời gian trị vì, vua đã có nhiều việc làm lạ đời. Cụ thể:

Năm 1381, Trần Phế Đế cho mở khoa thi tuyển chọn người tài. Thế nhưng lạ lùng ở chỗ, ông lại lựa chọn những người khỏe mạnh để gia nhập quân đội. Việc làm này đã khiến nhân dân mất lòng tin, binh sĩ chán nản.

Trong thời gian trị vì, Trần Phế Đế cũng không lo đánh giặc, bảo vệ bờ cõi mà chỉ lo lắng mang tiền vàng đi giấu ở những nơi heo hút. Vì do là vì vua sợ giặc cướp. Sử sách chéo rằng, Phế Đế cho quân tải tiền đồng cất giấu ở núi Thiên Kiện (hay là núi Địa Cận) ở Hà Nam và chùa Khả Lãng ở Lạng Sơn đề phòng bị Chiêm cướp. 

giai-thoai-ve-nhung-viec-lam-la-doi-cua-vua-hen-tran-phe-de-8
Trần Phế Đế mở khoa thi chọn người khỏe mạnh chứ không phải chọn quan văn

Không những vậy, triều đình còn tiếp tục tăng sưu thuế để cứu kho tàng trống rỗng vì chiến tranh. Bắt mỗi suất đinh đóng 3 quan tiền thuế khiến nhân dân rơi vào cảnh khổ cực, lầm than. Vua bắt “đinh nam” không phân biệt có ruộng hay không, phải nộp 3 quan tiền một năm. 

Buồn nhất là chuyện, Trần Phế Đế cùng với Thái thượng hoàng Trần Nghệ Tông, vua đã để cho Hồ Quý Ly lộng hành. Quyền lực trong triều đình dần rơi vào tay dòng ngoại thích, nhà Trần đứng bên bờ suy vong.

Sau này, Trần Phế Đế hiểu được mối nguy hại mang tên Quý Lý nên có âm mưu trừ bỏ. Tuy nhiên, việc này bị Hồ Quý Ly phát hiện và mật tâu với Thượng hoàng Trần Nghệ Tông. Nhưng Thái thượng hoàng lại nghe lời Quý Ly, khiển trách Phế Đế trẻ con, làm hại kẻ công thần. Thái thượng hoàng giáng Phế Đế xuống làm Linh Đức vương. Đây là một trong những cuộc phế lập rất thương tâm. 

Sau đó vua Phế Đế bị thượng hoàng ép thắt cổ chết ở phủ Thái Dương. Lúc đó ông mới 28 tuổi, ở ngôi 12 năm, được chôn ở núi An Bài. 

Xem thêm: Vì sao quân Nguyên Mông "bất khả chiến bại" lại thua thê thảm trước quân dân nhà Trần?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận