Giai thoại về cuộc đời chàng ngư dân số nhọ nhất quả đất: Từ nỗi ám ảnh biển cả đến cái kết cùng Titanic
Từng gặp tai nạn biển nên Ramon Artagaveytia sợ tàu thuyền đến mức không dám đi suốt 40 năm. Đến lúc ông đủ can đảm bước chân lên chuyến tàu tiếp theo thì đó lại là Titanic.
Khi bạn cảm thấy cuộc đời mình chẳng như ý muốn hãy nghĩ ngay đến chàng ngư dân Ramon Artagaveytia. Người đàn ông này là ví dụ điển hình cho số phận trêu đùa cuộc đời người ta đáng sợ đến mức nào.
Ramon Artagaveytia là người vô cùng sợ biển vì ông từng gặp tai nạn đắm thuyền. Ông sợ đến mức suốt 40 năm không dám đi biển. Khi đã đủ can đảm bước qua sợ hãi đặt chân lên thuyền 1 lần nữa thì số phận lại trêu đùa ông. Con thuyền ông bước lên là Titanic.
Nỗi ám ảnh biển cả
Ramon Artagaveytia sinh ngày 14/7/1840, quốc tịch Uruguay. Ông sinh ra trong gia đình có truyền thống đánh cá trên biển. Cũng giống như các thành viên khác, khi trưởng thành ông cũng căng buồm ra khơi đánh bắt hải sản. Nhưng vào Giáng Sinh năm 1871, ông trải qua biến cố lớn. Khi đó con tàu America đã bốc cháy ngùn ngụt rồi chìm dần xuống bờ biển Punta Espinillo (Uruguay).
Theo thông tin từ Encyclopedia Titanica, con tàu này đã cố đua với một đối thủ khác, đích đến là bến cảng Montevideo. Vì đi quá nhanh nên nồi hơi của tàu chịu áp suất cao dẫn đến vụ cháy. Con tàu có hơn 100 thành viên ở khoang nhất, 20 khách ở khoang hạng nhì và 30 khách ở khoang hạng phổ thông.
Sự cố chìm tàu đã khiến nhiều người thiệt mạng, chỉ có 65 hành khách sống sót trong đó có Ramon. Nhờ kỹ năng bơi lội giỏi mà khi tàu xảy ra sự cố anh đã nhảy xuống biển và thoát thân. Những hành khách còn lại đa số đều bị bỏng từ nặng đến nhẹ.
Mặc dù may mắn sống sót nhưng sự cố trên đã để lại nỗi ám ảnh sâu sắc trong ông. Từ đó, Ramon trở thành người vô cùng sợ biển. Ông cũng quyết định không bao giờ đi biển nữa để cảm thấy yên tâm hơn.
Trò đùa số phận: Đi tàu lại sau 40 và cái kết cùng Titanic
40 năm sau ngày xảy ra sự cố ở tàu America, Ramon cho rằng bản thân cần vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân và đi tàu trở lại. Đó là năm 1912, ông quyết định thêm lần nữa đặt chân lên tàu và con tàu ông chọn là Titanic.
Hai tháng trước khi lên chuyến tàu định mệnh, Roman đã viết một bức thư cho người em họ của mình đã nói rằng bản thân có thể vượt qua được nỗi sợ hãi. Ông cũng mong rằng, chuyến đi này, mọi chuyện sẽ bình an.
Trong thư có đoạn: "Cuối cùng anh đã có thể đi tàu một lần nữa, với một giấc ngủ ngon. Vụ đắm tàu America thực sự kinh khủng! Ác mộng hành hạ mỗi đêm. Ngay cả những chuyến đi êm ả nhất, anh vẫn phải bật dậy, đầu hiện toàn những lời gào thét định mệnh. Rồi anh thấy mình đứng trên thành tàu, mặc áo phao và nhảy xuống...
Em không tưởng tượng nổi đâu, Enrique, về sự an toàn của công nghệ điện báo. Khi tàu chìm, không ai trả lời tín hiệu ánh sáng cầu cứu trên tàu. Không ai trên con tàu Villa del Salto gần đó nhìn thấy cả. Giờ thì với điện thoại, chuyện đó sẽ không xảy ra nữa. Chúng ta có thể lập tức gọi tới bất kỳ đâu trên thế giới".
Có thể thấy, trong thư Ramon thể hiện sự lạc quan của mình khi quyết định đặt chân lên tàu Titanic bởi con tàu có hệ thống liên lạc điện báo không giây mới. Bởi trong những vụ đắm tàu trước chẳng ai nhìn thấy đèn kêu cứu cả. Nên ông tin rằng, có hệ thống mới này thì chuyến đi sẽ được an toàn hơn. Chẳng may có xảy ra sự cố thì có thể liên lạc ngay với những người ở đất liền.
Ramon đặt vé tàu vào ngày 10/4/1912. Sau đó ông lên tàu Titanic ở Pháp. Tuy nhiên, cabin mà ông ngồi đến nay vẫn là điều bí ẩn bởi chẳng ai tìm thấy nó trong danh sách phòng cả.
Vào đêm định mệnh của Titanic, Ramon đã đứng quan sát trên boong tàu cùng 2 người Argentina. Khi đó họ đã cười một hành khách khác là Julian Padron Manent (nạn nhân may mắn sống sót) vì ông ta quan trọng hóa vụ va chạm.
Ông Julian kể lại rằng, khi bản thân chuẩn bị rời tàu thì Ramon và 2 người kia đã cho rằng hành động này thật không thông minh chút nào. Và thậm chí, nước biển có thể khiến ông bị cảm lạnh vì khi đó nhiệt độ rất thấp. Thế nhưng tính xác thực của lời kể này vẫn là ẩn số bởi đó chỉ là lời kể của ông Julian.
Cũng từng xuất hiện một phiên bản khác được hành khách khoang hạng nhất tên là Elmer Zebley Taylor kể lại rằng: Hai chú cháu người Argentina đã rất sợ hãi. Elmer và vợ đã chạy lại bắt tay, động viên họ dù họ không hiểu tiếng Anh.
Elmer nói với báo chí: "Trên mặt họ hiện lên nỗi sợ hãi mà sẽ ám ảnh tôi đến suốt cuộc đời".
Nhưng dù câu chuyện có nhiều biến thể đến đâu đi chăng nữa thì chàng ngư dân Ramon và 2 chú cháu người Argentina đã mất tích trong vụ đắm tàu. Một nguồn tin cho hay, xác của Ramon đã được tàu cứu hộ MacKay-Bennett kéo lên từ biển Bắc Đại Tây Dương một tuần sau tai nạn của Titanic. Ông được chôn cất tại nghĩa trang Cemeterio Central (Montevideo) ngày 18/6/1912.
Tiết lộ lý do tỷ phú giàu nhất Ấn Độ Mukesh Ambani được bảo vệ an ninh cấp Z+ như "tài sản quốc gia"
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận