Đi qua Hồ Gươm mỗi ngày nhưng ít ai biết về ý nghĩa của tượng đài Quyết tử

Tượng đài Quyết tử bên bờ Hồ Gươm mang tính tượng trưng cao, thể hiện tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường của quân và dân Thủ đô trong những ngày kháng chiến dào hùng.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nằm bên bờ Hồ Gươm, cạnh đền Bà Kiệu và cổng đền Ngọc Sơn, tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh (hay tượng đài Quyết tử) là nơi ghi dấu những chiến công, sự hy sinh của các chiến sĩ, người dân Hà Nội trong trận chiến lịch sử "60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô". 

Là người dân Hà Nội, mỗi chúng ta không ít lần đã đi qua khu vực tượng đài Quyết tử nhưng có lẽ không phải ai trong chúng ta cũng thực sự hiểu và biết rõ ý nghĩa lịch sử liên quan đến tượng đài này.

Giai-ma-bi-mat-ve-tuong-dai-Quyet-tu-ben-bo-Ho-Guom

Tượng đài Quyết tử do cố nghệ sĩ Kim Giao sáng tác năm 1984, công trình thể hiện hình ảnh: Ở giữa là chiến sĩ Vệ quốc đoàn cầm bom ba càng, hai bên là cô gái mặc áo dài cầm gươm và anh công nhân ngồi cầm súng.

Giai-ma-bi-mat-ve-tuong-dai-Quyet-tu-ben-bo-Ho-Guom-9
Ảnh: Kiến thức

Ba hình tượng đều được thể hiện với tính chiến đấu cao, là đại diện cho ba lực lượng tham gia cuộc Toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội cuối năm 1946 đầu năm 1947.

Giai-ma-bi-mat-ve-tuong-dai-Quyet-tu-ben-bo-Ho-Guom-8
Ảnh: Kiến thức

Trong cuộc chiến ấy, Vệ quốc đoàn là lực lượng chủ chốt, đối đầu trực tiếp với quân Pháp trong những trận đánh ác liệt. Hình tượng người Vệ quốc đoàn được thể hiện với dáng đứng hiên ngang, vững chãi. Bàn tay trái của anh nắm chặt đầy quyết tâm. Tay phải cầm bom ba càng  - biểu tượng cho tinh thần cảm tử trong những ngày Toàn quốc kháng chiến.

Giai-ma-bi-mat-ve-tuong-dai-Quyet-tu-ben-bo-Ho-Guom-7
Ảnh: Kiến thức
Giai-ma-bi-mat-ve-tuong-dai-Quyet-tu-ben-bo-Ho-Guom-6
Ảnh: Kiến thức

Khi một người lính Vệ quốc đoàn cầm bom ba càng lao vào đánh xe tăng của địch, anh thấu hiểu rằng điều này gần như đồng nghĩa với việc sẽ hy sinh tính mạng của mình. 

Giai-ma-bi-mat-ve-tuong-dai-Quyet-tu-ben-bo-Ho-Guom-5
Ảnh: Kiến thức

Người công nhân là lực lượng sản xuất chính ở Hà Nội thời điểm sau Cách mạng Tháng 8. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, họ lại trở thành những chiến binh đầy quả cảm.

Giai-ma-bi-mat-ve-tuong-dai-Quyet-tu-ben-bo-Ho-Guom-4
Ảnh: Kiến thức

Hình tượng người công nhân trên tượng đài Quyết tử được thể hiện với thế tấn chắc chắn, tay trái nắm chắc cây súng. Tay phải của anh cầm quả lựu đạn, ngón tay cái đặt trên đầu lựu đạn như sẵn sàng bật kíp nổ ném vào kẻ địch đang tràn tới.

Giai-ma-bi-mat-ve-tuong-dai-Quyet-tu-ben-bo-Ho-Guom-3
Ảnh: Kiến thức
Giai-ma-bi-mat-ve-tuong-dai-Quyet-tu-ben-bo-Ho-Guom-2
Ảnh: Kiến thức

Giới tri thức, trong đó có rất nhiều phụ nữ, là tầng lớp tinh hoa của Hà Nội sau Cách mạng. Nghe theo lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, họ xếp sách vở sang một bên, để dấn thân mạnh mẽ vào công cuộc cứu nước.

Giai-ma-bi-mat-ve-tuong-dai-Quyet-tu-ben-bo-Ho-Guom-1
Ảnh: Kiến thức

Hình tượng người nữ tri thức mang vẻ nữ tính đặc trưng của phụ nữ Hà Nội xưa với tà áo dài truyền thống, khuôn mặt thanh tú, mái tóc bồng bềnh như mây... Nhưng cũng mang dáng vẻ bất khuất, kiên cường của con cháu Bà Trưng, Bà Triệu với lưỡi gươm đã tuốt sẵn, sẵn sàng chém xả vào kẻ thù để bảo vệ thành phố thân yêu.

Giai-ma-bi-mat-ve-tuong-dai-Quyet-tu-ben-bo-Ho-Guom-00
Ảnh: Kiến thức
Giai-ma-bi-mat-ve-tuong-dai-Quyet-tu-ben-bo-Ho-Guom-09
Ảnh: Kiến thức

Phía dưới ba hình tượng là bệ đài được thể hiện như một khối thép nung đầy góc cạnh, như tinh thần yêu nước không thể hay chuyển của người dân Hà Nội trong những ngày Toàn quốc kháng chiến. Khẩu hiệu "Quyết tử để tổ quốc quyết sinh" trên bệ tượng đài là lời trích từ bức thư động viên Bác Hồ gửi cho các chiến sĩ Vệ quốc đoàn ở Hà Nội những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.

Giai-ma-bi-mat-ve-tuong-dai-Quyet-tu-ben-bo-Ho-Guom-07
Ảnh: Kiến thức

Có thể nói, tượng đài Quyết tử là công trình mang tính biểu trưng cao, thể hiện tinh thần bất khuất, ý chí dũng cảm của quân và dân thủ đô trong giai đoạn đặc biệt của lịch sử dân tộc. 

Những giá trị tư tưởng, hào hùng của người chiến sĩ cảm tử còn mãi với thời gian; tượng đài vẫn hiên ngang như tinh thần người chiến sĩ cách mạng năm xưa. Đó là một lời nhắn gửi của lớp lớp cha anh đi trước tới thế hệ trẻ hôm nay, hãy tiếp tục phát huy truyền thống - cống hiến sức trẻ để bảo vệ Thủ đô, đất nước.

(Theo Kiến thức)

Xem thêm: Những điều ít người biết về ngôi mộ 122 năm tuổi tại vườn hoa Con Cóc bên Hồ Gươm

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Thời Pháp thuộc, hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) được chia thành 2 khu rõ rệt là phố ta và phố tây, ranh giới chính là đường Tràng Tiền và Tràng Thi. Ngày nay, nhìn lại những bức hình cách đây 130 năm thấy hồ Hoàn Kiếm vừa quen lại vừa lạ. 

Bờ hồ Hoàn Kiếm cách đây 130 năm trông như thế nào?
0 Bình luận

Nửa thế kỷ trôi qua, nhiều người vẫn không hiểu ý nghĩa của số 99,99m lối đi phía trên cũng như 5 cột chống đỡ của Hồ Con Rùa.

Thực hư giai thoại 'trấn yểm long mạch' nổi tiếng một thời về Hồ Con Rùa
0 Bình luận

Theo ghi chép của sách sử, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (Quận 3, TP.HCM) vốn là chùa Khải Tường - nơi vua Minh Mạng chào đời năm 1791. Khi đó chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn Truy đuổi.

Điều chưa từng tiết lộ về mối liên quan giữa nơi vua Minh Mạng chào đời và Bảo tàng Chứng tích chiến tranh
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Công ty Hoàng Long với 20 năm cung cấp thông tin minh bạch

Theo một khảo sát gần đây tại các thành phố lớn, có đến 67% người tham gia thừa nhận từng rơi vào trạng thái nghi ngờ, lo lắng vì những dấu hiệu bất thường trong mối quan hệ cá nhân hoặc công việc – nhưng không biết nên chia sẻ với ai, hoặc tìm lời khuyên từ đâu. Đó cũng là lý do mà trong vài năm trở lại đây, nhu cầu tìm đến các văn phòng hỗ trợ tìm kiếm, xác minh thông tin tại Công ty Hoàng Long ngày càng tăng lên.

Ơn người đưa đò – Câu chuyện nhân văn xúc động

Câu chuyện về Khôi và cô Hạnh không chỉ là câu chuyện của một học trò thành đạt biết ơn thầy cô, mà còn là bài học lớn về ơn nghĩa ở đời.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng – Một đời tài hoa nhưng duyên tình lận đận

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng không chỉ được biết đến bởi sự nghiệp, tài hoa, công việc kinh doanh rực rỡ mà còn bởi những mối tình trắc trở trong đời. Dẫu vậy, ông vẫn luôn tin yêu cuộc đời, sống viên mãn bên người vợ kém 53 tuổi và chứng minh tình yêu cổ tích trên đời là có thật.

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

PC Right 1 GIF
Đề xuất