FacePlay là ứng dụng gì và FacePaly móc tiền người dùng bằng chiêu thức nào?
FacePlay đang gây sốt trên mạng xã hội toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam. Tuy nhiên ít ai biết được, ứng dụng này đang bị cảnh báo nguy hiểm cho người dùng như mất tiền, thông tin cá nhân.
FacePlay là ứng dụng gì?
FacePlay là ứng dụng di động cho phép người dùng có thể ghép mặt của mình vào những đoạn video có sẵn do ứng dụng này cung cấp. Trong ứng dụng này có chứa một khoe video đa dạng từ cổ trang cho đến hiện đại.
Đáng chú ý, khả năng xử lý và ghép gương mặt của người dùng vào video của FacePlay rất ấn tượng, khá khớp nên đã được cư dân mạng vô cùng thích thú. FacePlay đang gây sốt trên mạng xã hội, đặc biệt tại Việt Nam. Các bạn trẻ thi nhau ghép mặt mình vào các video có sẵn rồi đăng lên trang cá nhân, TikTok.
Theo tìm hiểu FacePlay là sản phẩm của hãng phần mềm BigHead Bros, có trụ sở đặt tại TP Thâm Quyến, Trung Quốc. Ứng dụng này ban đầu dành cho cả iOS lẫn Android. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà hiện tại trên kho ứng dụng CH Play dành cho Android đã xóa bỏ, chỉ còn phiên bản dành cho iOS.
Sau khi FacePlay xuất hiện trên Google đã xuất hiện rất nhiều bài viết hướng dẫn cách dùng FacePlay miễn phí ghép mặt vào video. Cụ thể như sau:
Sau khi người dùng tải ứng dụng FacePlay thì nhấn vào nút Get Started để sử dụng. Lúc này chuyển sang giao diện chụp khuôn mặt người dùng hoặc dùng ảnh có sẵn trong kho ảnh ở điện thoại. Đáng nói, nếu chụp ảnh, ứng dụng này yêu cầu phải là ảnh chụp chính diện khuôn mặt.
Nếu xuất hiện thông báo trả phía thì nhấn vào biểu tượng X để tắt đi và truy cập vào giao diện chính. Phần ảnh chụp khuôn mặt người dùng sẽ được lưu lại trong ứng dụng.
Tiếp đó người dùng tạo tài khoản để sử dụng FacePlay. Mỗi ngày người dùng chỉ có 8 lượt ghép mặt và video với tài khoản miễn phí.
Sau khi chọn video, ghép mặt thì người dùng tải video đó xuống điện thoại. Sau đó up nó lên các nền tảng mạng xã hội mà mình mong muốn.
Chiêu thức bòn rút tiền của FacePlay
Theo bài viết của Dân trí, FacePlay chỉ cho phép người dùng sử dụng thử trong vòng 3 ngày. Nhưng phiên bản miễn phí của ứng dụng này sẽ thường xuyên xuất hiện quảng cáo, dán nhãn bản quyền lên các video sau khi xử lý và đặc biệt là trong quá trình xử lý video sẽ diễn ra chậm.
Để không bị làm phiền bởi quảng cáo và tăng tốc xử lý video, người dùng có thể trả tiền để đăng ký bản quyền ứng dụng. Song FacePlay sẽ không cho phép người dùng mua đứt ứng dụng này trong 1 lần mà có thể đăng ký dùng với một thời hạn nhất định.
Cũng theo Dân trí, hiện tại FacePlay có mức giá 139.000 đồng/tuần sử dụng hoặc 1,059 triệu đồng cho 1 năm sử dụng. Điều đáng nói là khi hiển thị mức giá phiên bản chuyên nghiệp của ứng dụng, FacePlay lại rút ngắn đi 2 số "0" trong mức giá tiền. Điều này làm cho nhiều người dùng lầm tưởng ứng dụng này chỉ có giá 1.390 đồng/tuần hoặc 10/590 đồng/năm, mức giá chỉ bằng 1% so với giá thực tế mà học phải trả.
Và đương nhiên những người dùng không tìm hiểu kỹ sẽ không ngần ngại chi tiền để mua ứng dụng mà không hay biết rằng số tiền thực phải bỏ ra cao gấp 1000 lần so với mức giá hiển thị. Khi tài khoản bị trừ tiền, tất cả mới "bật ngửa".
Một điểm khác cần lưu ý, sau khi hết 3 ngày dùng thử, nếu người dùng không gỡ ứng dụng này khỏi thiết bị thì nó sẽ tự động đăng ký mua phiên bản chuyên nghiệp của ứng dụng với hạn sử dụng 1 tuần mà không cần cần hỏi ý kiến người dùng. Vậy nên, nếu không chú ý, người dùng sẽ bị mất tiền oan với tính năng này.
Tiếp nữa, FacePlay còn có tính năng tự động gia hạn đăng ký phiên bản chuyên nghiệp. Chẳng hạn, nếu người dùng đăng ký sử dụng phiên bản Pro của FacePlay trong 1 tuần thì sau khi hết hạn, ứng dụng này sẽ tự động gia hạn thêm 1 tuần nữa mà không hỏi ý kiến người dùng. Điều này khiến người dùng bị trừ tiền trong thẻ tín dụng mà họ không hề biết.
Ngoài mất phí oan, FacePlay còn có thể khiến người dùng bị mất thông tin cá nhân. Đầu tiên, do đây là ứng dụng xử lý video dựa trên gương mặt của người dùng nên FacePlay sẽ thu thập hình ảnh gương mặt, từ đó giúp ứng dụng có thể nhận diện, xử lý gương mặt trên video cho khớp nhấp. Và đương nhiên, ảnh gốc của bạn đã bị "đánh cắp" 1 cách công khai.
Thêm nữa, phiên bản FacePlay trên iOS sẽ yêu cầu khá nhiều quyền hạn dường như không cần thiết đối với một ứng dụng xử lý video, bao gồm quyền xác định vị trí của người dùng, thông tin liên lạc (email, số điện thoại…), lịch sử giao dịch… Việc FacePlay thu thập những thông tin nhạy cảm này có thể khiến người dùng đối mặt với nguy cơ mất thông tin cá nhân khi dùng ứng dụng.
Được biết, ở thời điểm hiện tại ứng dụng này vẫn được chấp thuận xuất hiện trên kho của AppStore của Apple và vẫn chưa cảnh báo thực sự nào về việc ứng dụng thu thập thông tin cá nhân của người dùng. Do vậy, bạn vẫn có thể sử dụng FacePlay để tạo ra những đoạn video hài hước, nhưng chấp nhận các rủi ro gặp phải khi dùng ứng dụng.
Trước đó cũng có cảnh báo liên quan đến ứng dụng Voilà AI Artist có khả năng biến ảnh chân dung thành tranh vẽ. Ứng dụng này có trên nền tảng Android lẫn iOS, được tích hợp trí tuệ nhân tạo để xử lý và biến các bức ảnh chụp chân dung thành những bức tranh vẽ theo phong cách hoạt hình 2D hoặc 3D khá đẹp mắt và độc đáo.
Về cơ bản, Voilà AI Artist sẽ cho phép người dùng cài đặt và sử dụng thử miễn phí. Tuy nhiên, nếu không để ý, người dùng có thể mất một số tiền khá lớn khi dùng ứng dụng này.
Theo đó, Voilà AI Artist chỉ cho phép người dùng sử dụng thử ứng dụng trong 3 ngày, nhưng phiên bản miễn phí của ứng dụng sẽ thường xuyên xuất hiện quảng cáo, dán nhãn bản quyền lên những hình ảnh sau khi xử lý và đặc biệt quá trình xử lý ảnh sẽ diễn ra rất lâu.
Để không bị làm phiền bởi quảng cáo và tăng tốc xử lý ảnh, người dùng có thể trả tiền để đăng ký bản quyền của ứng dụng. Và các bước "móc tiền" trong tài khoản của ứng dụng này tương tự như cách thức mà FacePlay đang là.
Xem thêm: Bộ lạc Baduy "cự tuyệt" với công nghệ để bảo vệ nét truyền thống cổ xưa
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận