Đức Phật dạy về lòng tin: "Ai tin ta mà không hiểu ta tức phỉ báng ta"

Nếu pháp thiện mang đến lợi lạc và an vui cho bản thân và người khác thì hãy tin theo, còn ngược lại đừng tin nếu len lỏi sự ngờ vực.

Đỗ Thu Nga
12:30 28/06/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Niềm tin là yếu tố quan trọng nhất chi phối suy nghĩ, hành động của chúng ta mỗi ngày. Vì thế, chớ nên xem thường những gì mang lại giá trị niềm tin. Thực tế là đã có những người cảm thấy không còn niềm tin với cuộc sống, với những người xung quanh nên họ chọn cách tự tử.

Thời Đức Phật còn tại thế, anh chàng Vô Não là tấm gương để ta học hỏi. Vì muốn đắc đạo mà Vô Não đã nghe lời xúi dục của một người thầy tà đạo: Phải chặt một ngàn ngón tay, sau đó kết thành sợi chuỗi đeo vào cổ sẽ chứng được quả tối thượng. Vì ham muốn mà không suy xét nên anh chàng này đã sát hại rất nhiều người để chặt lấy ngón tay. Khi còn thiếu đúng 1 người, Đức Phật đã thị hiện để giáo hóa và ngăn chặn tội ác lại.

Cuộc sống là vậy, ta luôn tìm vào nơi nào đó để bấu víu chút niềm tin cho mình mới có thể vui sống, nhiều kẻ lợi dụng vào đó mà tung ra những cách thức để lừa gạt chúng ta.

Lần nọ, có một đoàn đạo sĩ của các tôn giáo khác đến phổ biến những giáo điều và lôi kéo học cải đạo. Người dân nơi dù không phải là tín đồ của Phập giáo nhưng khi hoang mang, họ đã tìm đến Đức Phật để tham vấn. Người đã đưa ra những lời dặn dò và Lời Phật dạy về lòng tin đã được ghi lại trong bài kinh Kalama thuộc Tăng Chi Bộ Kinh:

Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy từng được nghe nói đến.

Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được quảng bá rộng rãi.

Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do truyền thống để lại.

Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được kinh điển truyền tụng.

Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do một vị giáo chủ nói ra.

Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ do suy đoán.

Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ do suy luận.

Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì mình thấy điều đó có lý.

Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều đó phù hợp với thành kiến, quan điểm nhận thức của mình.

Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do thầy mình nói ra.

duc-phat-day-ve-long-tin-ai-tin-ta-ma-khong-hieu-ta-tuc-phi-bang-ta-0

Lời dạy thứ nhất, đừng tin vì nghe lời truyền thuyết

Vì dù cùng nghe một câu chuyện nhưng mỗi người hiểu theo một ý khác nhau và truyềnđạt lại cho người khác một cách khác (thường chúng ta thổi phồng lên một chút cho câu chuyện hay ho hơn). Lời truyền miệng đó từ người này qua người khác, từ vùng này qua vùng khác, từ năm này qua năm khác sẽ làm mất đi giá trị nguyên gốc của nó. 

Lời dạy thứ hai, đừng tin vì đó là truyền thống

Truyền thống tuy có giá trị riêng của nó nhưng không phải cái gì cũng phải tin và làm theo. Bởi không phải truyền thống nào cũng tốt đẹp, cũng có giá trị nhân văn. 

Lời dạy thứ ba, đừng tin vì nghe lời đồn

Những tin đồn thường đã được thêu dệt vì một mục đích nào đó và chúng thường đánh vào cảm xúc của chúng ta, những người thiếu hiểu biết. Với những gì chúng ta không hiểu rõ được nguồn cơn, được gốc rễ vấn đề thì chỉ nên nghe rồi cho qua, không nên đánh giá hay quá tin vào đó. 

Lời dạy thứ tư, đừng tin vì lý luận

Những ý kiến đã được cân nhắc kỹ, có vẻ có lý nhưng chưa hẳn là đúng, nó có thể đúng với cá nhân này nhưng không đúng với toàn thể chúng ta. Nó có thể mang đến lợi ích cho bản thân, tổ chức cá nhân nhưng vô tình gây hại cho người khác.

Lời dạy thứ năm, đừng tin vì suy diễn

Suy diễn là cách chúng ta dùng trải nghiệm của mình để suy luận, không có giá trị thực tế nên tốt hơn hết không nên tin.

Lời dạy thứ sáu, đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ

Tư duy trên mọi lý lẽ nghĩa là lập trường cũng khá là logic nhưng hoàn cảnh trong cuộc sống này thiên biến vạn hóa, ai mà biết được một trường hợp cụ thể nào đúng với hoàn cảnh của bạn. Vì thế, chúng ta cần phải có sự nhận định, suy xét thường xuyên để linh hoạt trong cách sống, cách suy nghĩ.

Lời dạy thứ bảy, đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc

Lời dạy thứ tám, đừng tin vì được ghi trong kinh điển

Việc được ghi chép, lưu lại vẫn có thể xảy ra sai sót hoặc có thể không phải là thực tế, vì nó còn tùy thuộc vào mục đích của người viết muốn câu chuyện mình viết lại diễn biến như thế nào. Ví dụ như Kinh điển là lời kim khẩu của Đức Phật cũng chỉ là của đệ tử nghe, ghi nhớ, một trăm năm sau khi đức Phật nhập diệt, kinh điển mới được kết tập bởi 1200 vị đệ tử của Phật.

Lời dạy thứ chín, đừng tin vì vị ấy có vẻ quyền uy

Chúng ta thường có tâm lý ngưỡng mộ và tin rằng những người có quyền, có tiền nói gì cũng đúng nhưng quên mất rằng họ có thể giỏi, thành công, xuất chúng nhưng vấn đề đạo đức vẫn phải được xem xét cẩn trọng. Chớ nên họ nói gì cũng vội vàng nghe theo.

Lời dạy thứ mười, đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình

Chính Đức Phật khuyên rằng không nên tin vào Ngài nếu chưa thật sự hiểu về Ngài để tránh tội phỉ báng. Chúng ta cần phải có trải nghiệm và tự mình thu lượm kiến thức mới có thể đánh giá được vấn đề. 

Thực tế là ngày nay có khá nhiều vị chủ trì lợi dụng lòng tin của các đệ tử về tư lợi cho mình, nếu chúng ta không tỉnh táo thì ngày càng phạm sai lầm mà không hay biết. 

Lòng tin của chúng ta phải có cơ sở, mà cơ sở đó được trải nghiệm qua sự quán chiếu tìm tòi. Chính sự quán chiếu đó làm cho ta tăng trưởng thêm sự nhận thức đúng đắn nhờ vậy trong đời sống ta bớt âu lo, căng thẳng hay phiền muộn khổ đau. 

Xem thêm: Chuyện về nhà sư đam mê viết về lòng nhân ái và nghề thầy thuốc

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận