Đức Phật dạy: Tâm thiện hưởng phúc báo, tâm ác tự nhận ác báo

Một ý niệm quyết định thiện - ác. Tâm sinh thiện, hành động cũng hướng tới điều thiện, mệnh số tự khắc có phúc báo. Tâm ác, làm điều ác, ác báo tự khắc tìm đến.

Đỗ Thu Nga
13:00 25/08/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Rất lâu trước kia, tại một thôn làng ở vùng núi có một câu chuyện được lưu truyền lại rằng:

Dưới chân núi có một người thợ điêu khắc rất có danh tiếng. Làng bên cạnh khi đó mới xây dựng một ngôi miếu, người thợ điêu khắc này được mời tới để khắc một bức tượng Bồ Tát.

Lúc ấy, sắc trời đã tối, người thợ điêu khắc này muốn đi sang làng bên buộc phải đi qua một khu rừng vốn có truyền thuyết "ma quỷ hoành hành".

Từng có rất nhiều người đi đêm gặp phải con quỷ đó và bị dọa cho khiếp sợ, về nhà mà vẫn chưa hoàn hồn, tinh thần không còn được bình thường.

Cho nên, bạn bè và người thân của vị thợ điêu khắc hết lời khuyên bảo ông chờ tới khi trời sáng rồi hẵng lên đường, để tránh gặp bất trắc.

Nhưng người thợ điêu khắc chỉ lo đi muộn sẽ lỡ mất giờ đã hẹn trước, vì vậy đã nói với người nhà: "Thứ gì cũng có thể để lỡ, nhưng khắc tượng Phật thì không thể!", nói xong ông lập tức lên đường, đi một mình.

Đi tới nửa đường, màn đêm đã buông xuống, khung cảnh xung quanh mịt chỉ có ánh trăng lạnh lẽo trên đầu. Đúng lúc này, người thợ điêu khắc bỗng trông thấy một cô gái đang ngồi cúi đầu khóc thút thít bên vệ đường. Đôi giày của cô gái rách nát, nhìn vô cùng chật vật.

duc-phat-day-tam-thien-huong-phuc-bao-tam-ac-tu-nhan-ac-bao-6

Người thợ điêu khắc bước tới gần hỏi cô: "Cô có cần giúp gì không?"

Cô gái trả lời: "Tôi muốn đi qua núi kia để sang làng bên thăm mẹ đang bị ốm, đi tới nửa đường vì giày bị rách, chân đau quá không thể đi bộ tiếp được nữa. Tôi lại sợ truyền thuyết ma quỷ ở đây nên không dám đi tiếp về trước."

Vị thợ điêu khắc đáp: "Nếu như cô không ngại thì tôi có thể cõng cô một đoạn đường." Cô gái đồng ý.

Đi hồi lâu, người thợ điêu khắc đổ mồ hôi ướt sũng lưng nên dừng lại nghỉ ngơi.

Cô gái mới hỏi: "Chẳng lẽ ông không sợ truyền thuyết ma quỷ ở đây sao? Sao không vội vã lên đường một mình mà còn chậm trễ vì giúp tôi?"

Người thợ điêu khắc trả lời cô: "Tôi cũng muốn đi nhanh chứ! Nhưng nếu tôi bỏ lại cô ở đây một mình, ngộ nhỡ cô gặp nguy hiểm thì làm thế nào? Tôi cõng cô đi, dù mệt nhưng ít nhất có thể giúp đỡ lẫn nhau."

Nói xong, người thợ trông thấy dưới chân có một đoạn gỗ, cho nên đã nhặt lên, lấy ra công cụ điêu khắc trong túi của mình. Vừa nhìn cô gái, vừa dùng dao khắc vài nét.

Cô gái tò mò hỏi người này làm gì, ông vui vẻ đáp: "Tôi thấy cô rất đẹp, lại trang ngiêm, hiền hòa, rất giống bức tượng Bồ Tát mà mẹ tôi thờ phụng trong nhà. Cho nên mới khắc một bức tượng Bồ Tát dựa theo dung mạo của cô".

Cô gái nghe xong nhất thời nước mắt chảy ròng ròng. Bấy giờ cô mới nói, cô chính là "ma quỷ" trong truyền thuyết của người dân làng.

Trước đây, cô dẫn theo con gái đi thăm mẹ bị ốm, trên đường đi qua đây đã gặp cướp, con gái cô xấu số không thoát được. Vì quá đau lòng nên cô đã nhảy xuống vách núi đi gặp con, từ đó hóa thành "ác quỷ", chuyên quấy phá người đi đêm qua đây.

Cô không bao giờ nghĩ tới, một người mang đầy lòng oán thù như cô lại được nghe lời khen "dung mạo xinh đẹp, hiền từ như Bồ Tát" từ người thợ điêu khắc.

Chính sự chân thành, thiện lương của người thợ điêu khắc đã cảm hóa vị nữ quỷ này. Cô siêu thoát ngay sau đó, không còn xuất hiện quấy nhiễu người đi đường nữa.

Trời vừa sáng, người thợ điêu khắc cũng đến ngôi miếu làng bên đúng giờ.

Đời người luôn phải đứng trước rất nhiều lựa chọn. Chỉ một ý niệm, có thể quyết định vui buồn, sầu khổ ngày sau. Tâm hướng thiện, có thể đổi lấy trăm năm tu hành. Người biết đặt chữ thiện lên hàng đầu, tức là đã thấu tỏ hạnh phúc của thế gian.

Xem thêm: Đức Phật dạy: Nợ đời không trả, tự hóa vận hèn

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận