Đức Phật dạy: Đã tu Phật thì phải tu tâm

Miệng tu Phật nhưng lòng không tu tâm thí sớm muộn cũng sẽ đánh mất cơ duyên an lạc. Khi ấy, có hối hận cũng đã là quá muộn màng.

Đỗ Thu Nga
13:00 14/08/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Phật tử dù là đã quy y hay chưa, tại gia hay xuất gia đều cần ghi nhớ điều quan trọng là "tu tâm". Miệng tu Phật nhưng không tu tâm thì tất cả công quả tu hành đều uổng phí.

Tu tâm nói chu đủ là tu tâm dưỡng tính. Vậy tu tâm thế nào và tại sao ta phải tu tâm?

Ta thường hay than vãn và cũng nghe rất nhiều người than thở rằng: “sao cuộc đời khổ quá”. Tại sao vậy?

Sở dĩ cuộc đời có nhiều khổ đau là do chính con người tự làm khổ mình và khổ người khác, cũng bởi chính cái tâm: tham lam, sân hận và si mê gây ra. 

Vì có cái tâm tham lam nên con người thường mong có những thứ vật chất hào nhoáng, nhà cao cửa rộng, tiền tài dư dả, danh vọng lẫy lừng. Cho nên không từ bỏ bất cứ cơ hội nào để có thể đạt được những lợi ích đo cho mình dù có phải bất chấp thủ đoạn, bất chấp sẽ gây đau khổ cho người khác.

Vì cái tâm sân hận, con người thường chấp nhặt những điều không theo ý mình, ghi nhớ thù hằn những diều người khác làm mất lòng mìn. Sống để dạ chết mang theo, khắc ghi những việc người khác làm tổn hại, tổn thương đến lợi ích, danh dự của mình...

duc-phat-day-da-tu-phat-thi-phai-tu-tam

Vì cái tâm si mê, con người thường gây ra biết bao ác nghiệp, oán nghiệp, tà nghiệp mà không hề hay biết. Họ đòi hỏi những điều bất hợp lý, ích kỷ, lợi mình hại người, phá bỏ quy luật, lẽ thường, đạo đức... trở nên vô nhân và tàn ác. 

Bởi vậy, muốn được sống thanh thản, an yên và hạnh phúc, không còn chìm đắm trong bể khổ và cũng không gây khổ hay ác nghiệp cho người khác, ta nhất định phải biết tu tâm. Miệng mồm luôn nói tu Phật thôi là chưa đủ, tu tâm mới là quan trọng.

Tu tâm cũng chính là dẹp bỏ được cái tâm tham lam, sân hận và si mê đầu độc chúng ta. Muốn dẹp bỏ được ba thứ đó, ta nên tu tập trí tuệ, hành thiện tích đức, hiểu rõ đâu là luật nhân quả, biết buông bỏ khi cần, biết đâu là chính đâu là tà.

Chỉ khi nào biết bỏ qua những thứ vô ích, không cần thiết gây phiền nhiều cho cuộc sống thì cuộc đời của chúng ta sẽ bớt đi nhiều đau khổ do tâm si mê chi phối.

Trong cuộc sống hàng ngày, ta cũng cần giữ tâm thanh tịnh, chuyện gì qua rồi thì hãy cứ cho qua, không khăng khăng lưu giữ bất cứ hình ảnh nào dù yêu thương hay thù ghét. 

Chúng ta nên học đạo hạnh của đất, dù nhận được những lời nói tán dương khen tặng hay chê bai, phỉ báng, sỉ nhục của thế nhân, người tu tâm đều biến chúng thành những đóa hoa tươi, tô điểm cho cuộc sống tu hành đạo hạnh của mình ngày càng tinh tiến.

Tu tâm cũng giống như con chim nhạn trên không, in bóng dưới mặt nước khi bay qua dòng sông. Chim nhạn bay qua rồi thì bóng dáng trên mặt nước cũng không còn. Đó là bởi vì chim nhạn không có ý lưu lại dấu tích, còn dòng nước cũng không có tâm lưu giữ hình ảnh của chim nhạn.

Làm được điều đó, cõi lòng chúng ta sẽ được nhẹ nhàng, thoải mái, thảnh thơi, cảnh giới trầm luân nào rồi cũng sẽ sớm vượt qua, hưởng một cuộc sống thanh tịnh, tự do tự tại.

Nhưng người Tây phương có câu: “Chiếc áo cà sa không tạo ra người tu sĩ”. Hay cổ nhân cũng có câu: “Tri nhân tri diện bất tri tâm”, nghĩa là: biết người, chỉ biết được mặt, thấy được hình tướng bên ngoài, không thấy biết được tâm địa bên trong.

Cho nên người hành giả có tu dưỡng buộc phải biết tu tâm dưỡng tính. Được như vậy thì mới được bước vào cửa đạo, an lạc trong biển pháp của chư Phật, giải thoát khỏi mọi phiền não và khổ đau.

Cuộc đời này là vô thường, nay còn mai mất, nay đây mai khác, muôn sự không có tồn tại vĩnh viễn bất di bất dịch, không có cái gì là không thay đổi. Cho nên chúng ta nhất định phải nhớ rằng, tu Phật phải đi kèm tu tâm. Tu Phật nhưng không tu tâm thì từ tốt rồi cũng thành xấu.

Xem thêm: Đức Phật dạy: Tức giận là cuộc kinh doanh lỗ nhất trên đời!

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận