Đối tượng nào dễ mắc di chứng COVID-19?

Di chứng hậu COVID-19 là nỗi lo của rất nhiều người. Vậy đối tượng nào dễ mắc di chứng COVID-19 nhất?

Đỗ Thu Nga
15:00 15/03/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ai dễ mắc di chứng COVID-19?

Độc giả Nguyễn Thu Hoài (TP Hồ Chí Minh) có đặt câu hỏi trên tờ VnExpress: "Tôi 52 tuổi, bệnh nền đái tháo đường, khỏi Covid-19 hai tuần nay, thỉnh thoảng ho, ăn kém ngon miệng. Tôi có mắc di chứng hậu Covid-19?".

Bác sĩ Nguyễn Như Vinh - Trưởng Khoa Thăm dò chức năng hô hấp (Bệnh viện ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh) giải đáp:

Hậu COVID-19 là tình trạng xuất hiện các triệu chứng không giải thích được bằng những nguyên nhân khác sau khi mắc COVID-19 từ 4 đến 12 tuần trở lên. Các triệu chứng này rất đa dạng, biểu hiện ở một hay nhiều cơ quan bộ phận; với nhiều mức độ từ rất nhẹ (mệt mỏi) đến rất nặng (suy hô hấp, xơ phổi tiến triển). 

Người mắc tự hồi phục nhanh chóng nhưng cũng có thể kéo dài cả năm, hay nhiều trường hợp sẽ để lại di chứng vĩnh viễn. Tuy nhiên, nhìn chung, tình trạng hậu COVID-19 đa phần là nhẹ và tự hồi phục theo thời gian.

Theo các thống kê thì có đến 200 triệu chứng khác nhau liên quan đến hậu COVID-19. Thường gặp nhất là tình trạng mệt mỏi kéo dài, khó thở khi gắng sức, ho kéo dài, nhức đầu, rụng tóc, mất ngủ, mau quên, khó tập trung, đau nhức cơ...

Doi-tuong-nao-de-mac-di-chung-COVID-19-h

Tuy nhiên, không phải tất cả các triệu chứng xuất hiện sau giai đoạn mắc COVID-19 cấp tình đều được cho là di chứng của COVID-19. Chúng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý khác nhau...

Đối tượng có nguy cơ cao bị hậu COVID-19 bao gồm: Người phải nằm viện vì COVID-19; người có hơn 5 triệu chứng (ho, khó thở, tiêu chảy, chóng mặt, đau nhức...) trong tuần đầu tiên nhiễm bệnh; người có bệnh nền mắc COVID-19; người trên 65 tuổi mắc COVID-19; người có kết quả xét nghiệm máu bất thường nhiều (hỏi nhân viên y tế) trong giai đoạn cấp tính. Người bệnh thuộc nhóm này cần đi khám sớm để được theo dõi sức khỏe chặt chẽ.

Ngoài ra, nếu có các triệu chứng bất thường cả về thể chất và tinh thần sau 4 tuần mắc COVID-19 mà không hiểu do bệnh gì, chị cũng cần đi khám. Lý do là nhiều người vẫn bị hội chứng hậu Covid dù trong giai đoạn cấp tính họ hầu như không có triệu chứng, hoặc triệu chứng rất nhẹ.

Qua thăm khám, các bác sĩ sẽ đánh giá lại tình trạng người bệnh để kết luận các triệu chứng có liên quan đến COVID-19 hay không và quyết định cho điều trị ngoại trú hay nhập viện.

WHO công bố 3 triệu chứng hậu COVID-19

Năm thứ ba đại dịch, khi số ca COVID-19 nghiêm trọng và tử vong giảm, thế giới đối mặt với một thách thức y tế khác, đó là di chứng hậu COVID-19. Người dân gặp nhiều biến chứng ngay cả khi hồi phục. 

Tình trạng này xuất hiện vài tháng trở lại đây. Số người bị di chứng ngày càng tăng. Các nhà khoa học cho rằng, COVID-19 không tấn công vào một cơ quan nào cụ thể, nó để lại tổn thương sinh học nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm sau đó.

Tiến sĩ Janet Diaz - Trưởng nhóm Quản lý lâm sàng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói rằng, triệu chứng COVID-19 thường kéo dài 2 tháng. Nếu tình trạng này biến mất sau một tuần hoặc một tháng, người bệnh không được coi là mắc COVID-19 kéo dài. Ba di chứng phổ biến nhất của COVID-19 là mệt mỏi, khó thở và rối loạn chức năng nhận thức. Ngoài ra, người từng là F0 báo cáo có tới 200 vấn đề khác đã được mô tả trong tài liệu chuyên sâu.

Sau khi mắc COVID-19, nhiều người mệt mỏi triền miên. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi chiến đấu chống lại một loạt virus. Tình trạng này có thể kéo dài nhiều tuần. Theo các chuyên gia, mệt mỏi là triệu chứng khá phổ biến, xuất hiện ở hầu như tất cả bệnh nhân COVID-19 đã khỏi.

Doi-tuong-nao-de-mac-di-chung-COVID-19

Nhiều người khác bị khó thở, thở nông. "Bạn hãy tự theo dõi xem bản thân có gặp vấn đề này không. Ví dụ, bạn từng chạy bộ 1,6 km liên tục, nhưng giờ đây không thể chạy lâu như vậy nữa vì bị hụt hơi", tiến sĩ Diaz nói.

Bà cho rằng mỗi người cần so sánh thể trạng của mình trước và sau khi mắc COVID-19. Khó thở, thở hổn hển là hiện tượng thường thấy ở người đã mắc bệnh.

COVID-19 cũng ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của não bộ. "Thuật ngữ phổ biến để chỉ điều này là sương mù não. Mọi người khó tập trung hơn, trí nhớ giảm sút, khó ngủ, hiệu suất công việc", tiến sĩ Diaz nói.

Ngoài biểu hiện phổ biến trên, các chuyên gia cũng nhắc đến tác động nghiêm trọng của COVID-19 lên sức khỏe tim mạch. "Các triệu chứng về tim mạch cũng biểu hiện theo cách khác nhau, có thể là khó thở, tim đập nhanh. Nhịp tim của bạn tăng lên là biểu hiện chứng rối loạn nhịp tim", bà nói.

Trước đó, các nhà khoa học Mỹ theo dõi bệnh nhân COVID-19 một năm sau khi xét nghiệm âm tính. Họ chỉ ra nguy cơ mắc bệnh tim mạch của các tình nguyện viên tăng lên, các biến chứng bao gồm đột quỵ, nhồi máu cơ tim, đau tim...

Theo tiến sĩ Diaz, nếu các di chứng kéo dài sau ba tháng mắc Covid-19, người dân nên cân nhắc kiểm tra sức khỏe tại các bệnh viện.

Đối với tình trạng COVID-19, mỗi bệnh nhân phù hợp với một phương pháp điều trị riêng, tập trung vào các triệu chứng họ gặp phải. "Hiện chưa có bất cứ loại thuốc nào điều trị di chứng hậu Covid-19, song có các biện pháp can thiệp như phục hồi chức năng. Đừng gắng sức nếu bạn bị mệt mỏi, đừng làm nhiều việc cùng lúc nếu bạn bị sương mù não", bà Diaz khuyên.

(Theo VnExpress)

Xem thêm: Cách xác định các triệu chứng hậu COVID-19

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận