Đời “không khuất phục” của người thợ cơ khí tàn tật: "Tôi chỉ có duy nhất 1 con đường, đứng dậy và sống tiếp"

Anh Thông liệt nửa người nhưng đã vượt qua tất cả để trở thành thợ cơ khí tài năng. Bởi theo anh, bản thân chỉ có 1 con đường duy nhất, đó là đứng dậy và sống tiếp.

Đỗ Thu Nga
08:00 25/04/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nguyễn Văn Thông (47 tuổi, TP.HCM) là một người khuyết tật, liệt nửa người. Thế nhưng, anh đã vượt qua mọi rào cản để trở thành một người thợ cơ khí. Công việc này không chỉ giúp anh lo được cho cuộc sống của bản thân mà còn tích được chút tiền phụng dưỡng mẹ già.

Chuỗi bi kịch của anh Thông

Cách đây 17 năm, lúc đó anh Thông 30 tuổi, bỗng dưng biến cố ập đến khiến cuộc sống đảo lộn 180 độ. Mở mắt ra sau tai nạn bị cây kèo cố khối lượng hàng tấn đập vào lưng, anh dường như không còn điều khiển được một số bộ phận trên cơ thể...

Lúc ấy, chỉ có hai nơi ở bả vai, hai cánh tay của anh là còn cảm thấy nhức và đầy đau đớn. Anh biết, bản thân mình đã bị liệt nửa người. Những tháng ngày được đi trên chính đôi chân của mình đã chấm hết.

Doi-khong-phuc-cua-anh-tho-co-khi-liet-nua-nguoi
Chuỗi bi kịch ập đến khiến anh Thông từng có thời gian muốn rũ bỏ tất cả

Anh Thông không biết nên trách trời trách đất hay trách chính bản thân mình về sự cố này? Nhưng từng có thời điểm anh gần như suy sụp hoàn toàn. Anh đã tìm đến với việc rời bỏ thế giới này nhưng không thực hiện được.

Anh từ bỏ tất cả, cho vợ con đi để có thể tìm được cuộc sống mới tốt hơn. Anh nghĩ, bản thân mình phải bắt đầu lại mọi thứ, không thể cứ nằm một chỗ mà chìm trong đau thương mãi được. 

Doi-khong-phuc-cua-anh-tho-co-khi-liet-nua-nguoi
Nếu không đứng dậy và bước tiếp, cuộc đời anh sẽ mãi mãi là bi kịch

Thế nhưng, đời nhiều lắt léo, ai biết được những bi kịch cuộc đời anh vẫn chưa chịu dừng lại. Một lần nữa, anh phải hứng chịu những biến cố mới.

Gia đình chẳng còn ai ngoài người mẹ lớn tuổi, bố mất, con gái cũng bỏ đi mà ra đi vì cơn bạo bệnh. Còn người vợ đầu ấp tay gối ngay lúc anh khó khăn nhất lại bỏ anh đi tìm hạnh phúc mới. Bi kịch ấy của người đàn ông liệt nửa người có lẽ chẳng ai có thể thấu được. 

Đứng dậy và bước tiếp

Khi mà tất cả những biến cố dồn dập ập đến thì cũng là lúc anh Thông dần học được cách sống chung với nó. Anh nghĩ rằng, bây giờ có tìm đến cái chết thì cũng chẳng có ích gì. Vì anh còn mẹ già đơn độc. 

Bỏ qua những nỗi tuyệt vọng, anh Thông kiên trì tập vật lý trị liệu. Anh mong rằng đôi tay sẽ nhanh lấy lại được sức mạnh giúp anh có thể làm việc, đỡ đần mẹ già.

Và bằng những kinh nghiệm của bản thân, anh đã mở được một tiệm sửa xe máy nhỏ. Khi công việc dần ổn định, anh tiếp tục dành thời gian để mày mò máy móc. Với đôi tay tài hoa của mình, anh tự sửa chữa được rất nhiều thiết bị, đồ đạc... Và cho đến bây giờ, các loại động cơ từ nhỏ đến lớn, nếu sắp "chết yểu" thì vào tay anh Thông đều "sống dậy" một cách khỏe mạnh. 

Doi-khong-phuc-cua-anh-tho-co-khi-liet-nua-nguoi-4
Nỗ lực không ngừng nghĩ đã giúp anh chiến thắng số phận nghiệt ngã

Nhìn lại hành trình dài đi từ biến cố này đến biến cố khác và cuộc sống hiện tại của hai mẹ con, anh Thông từ tốn chia sẻ: "Tôi biết mình chỉ có duy nhất một con đường, đứng dậy và sống tiếp".

Bà Huỳnh Thị Chung (70 tuổi) là mẹ của anh Thông bùi ngùi chia sẻ với VnExpress: "Từ hồi tai họa ập đến, một tay tôi chăm sóc nó. Nhiều đêm thức trắng lo cho con. Nhìn con nằm một chỗ mà thương lắm. Cách đây 5 năm, đứa con gái duy nhất của nó cũng mất, tôi lại càng xót xa. Cũng may nó giàu nghị lực, chăm chỉ làm ăn".

Cuộc sống  hiện tại của người đàn ông đầy nghị lực 

Hiện tại, anh Nguyễn Văn Thông vẫn đang sống và làm việc vào mỗi ngày trong căn nhà nhỏ cùng với mẹ và các cháu. Nhớ về những ngày mới lên Sài Gòn lập nghiệp, đây có thể là chuỗi thời gian khó khăn đối với một người con trai vừa tròn 23 tuổi.

Anh Thông lặn lội từ Tiền Giang để lên Sài Gòn với mong muốn có được một cuộc sống tốt hơn. Lúc khởi nghiệp, cả gia tài của anh có được là thùng bánh da lợn cùng chiếc xe đạp cũ kĩ. 

Gắn bó một thời gian cảm thấy công việc không phù hợp mà bản thân anh lại có đam mê với máy móc động cơ hơn nên lân la đến một tiệm cơ khí gần vòng xoay Phú Lâm (Q.6) để phụ giúp việc vặt.

Doi-khong-phuc-cua-anh-tho-co-khi-liet-nua-nguoi-3
Nghề cơ khí đã giúp anh Thông nuôi sống bản thân và gia đình

Qua thời gian làm việc, anh Thông càng ngày càng bộc lộ được tài năng của bản thân. Tài năng ấy của anh còn được thể hiện rõ qua việc anh chỉ cần nghe tiếng nổ động cơ là có thể biết được xe đó đang mắc phải "căn bệnh" gì.

Trong thời điểm hiện tại, khi vượt qua được những khó khăn mà cuộc sống đã mang đến, anh Thông dường như chai lì hơn, anh vẫn kiên trì sống tiếp và cống hiến tài năng của bản thân.

Ngoài công việc sửa chữa cơ khí, máy móc động cơ, anh Thông còn cắt thêm hàn inox thành mặt dây nịt rồi bán online. Với công việc này mỗi tháng có thể mang đến cho anh nguồn thu nhập khoảng 7 triệu đồng. Đây có thể được xem là niềm vui và cũng là niềm an ủi lớn nhất cho anh Thông và người mẹ lớn tuổi của anh.

Xem thêm: Nghị lực phi thường của cậu bé khiếm thính Trần Nam Long: Vẽ tranh về Hà Nội đầy ấn tượng, bán tác phẩm làm từ thiện

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận