6 bài học siêu hài hước đút kết từ Tây Du Ký 1986, càng ngẫm càng thấy "chuẩn không cần chỉnh"
Xem Tây Du Ký bao nhiêu năm nhưng ít ai nhận ra rằng, phía sau những thước phim về hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng là những bài học rất ý nghĩa.
Tây Du Ký là một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Trung Hoa. Được xuất bản với tác giả giấu tên trong những năm 1590 và không có bằng chứng trực tiếp còn tồn tại để biết tác giả của nó, nhưng tác phẩm này thường được cho là của tác giả Ngô Thừa Ân.
Tác phẩm kể về hành trình thỉnh kinh của 4 thầy trò Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng. Tây Du Ký đã nhiều lần được chuyển thể thành phim nhưng phiên bản nổi tiếng và thành công nhất chính là Tây Du Ký 1986.
Tây Du Ký 1986 do Dương Khiết làm đạo diễn và nhanh chóng gây tiếng vang với dàn diễn viên xuất sắc, nội dung sát với bản gốc nhưng vẫn có những nét đặc sắc riêng. Tính đến nay, bộ phim đã được chiếu đi chiếu lại tới 3.000 lần và luôn được khán giả đón nhận.
Tây Du Ký 1986 không chỉ là một bộ phim truyền hình bình thường, ẩn sau những thước phim được quay rất kỳ công đó là những bài học ý nghĩa. Dưới đây là 6 bài học hài hước rút ra từ phim Tây Du Ký. Nghe thì hài hước nhưng áp vào cuộc sống hiện tại thì thấy "chuẩn quá".
Có tài không thôi là chưa đủ
Trong Tây Du Ký 1986, Tôn Ngộ Không là người đệ tử bản lĩnh nhất của Đường Tăng. Ngộ Không có đến 72 phép thần thông quảng đại. Ngộ Không từng đại náo thiên cung, xé sổ sinh tử của Diêm Vương... Thế nhưng, Ngộ Không cũng có đôi khi rơi vào "bế tắc" khi gặp yêu quái.
Ngộ Không có 72 phép thần thông nhưng lần nào trừng trị yêu quái cũng phải nhờ cậy giúp đỡ của thần thánh các phương. Muốn thành công tài năng không là chưa đủ, mưu trí và quan hệ là một phần rất lớn.
Thật thà thường thua thiệt
Sa Tăng được nhận xét là người đệ tử nền nã nhất của Đường Tăng. Cả hành trình thỉnh kinh, công việc chính của Sa Tăng là gánh vác hành lý. Sa Tăng cũng là người luôn nhường nhịn và cái hố dọn dẹp những chuyện lười biếng của Trư Bát Giới.
Trong hành trình thỉnh kinh, cứ có việc nặng nhọc nào là đều rơi vào tay Sa Tăng. Vậy, đúc kết về Sa Tăng chỉ có một câu: Thật thà lúc nào cũng thiệt thòi.
Kẻ xu nịnh thường được sung sướng
Trư Bát Giới là đệ tử lắm tật nhất của Đường Tăng. Trư Bát Giới xấu xí, ham ăn, mê gái nhưng lại rất khéo mồm. Bát Giới giỏi xu nịnh nên lúc nào cũng được ăn no, ngủ kỹ.
Đúc kết lại về tính cách của Trư Bát Giới thì có thể thấy: Kẻ hay nịnh nọt lại hưởng phần sung sướng hơn người.
Ăn nhiều rau, chăm đi bộ chưa chắc giảm được cân
Hành trình đi thỉnh kinh vô cùng gian nan. Thầy trò Đường Tăng không chỉ phải đối mặt với yêu quái mà còn phải đối mặt với tình trạng ăn uống kham khổ, đi bộ nhiều, leo trèo vách núi hiểm trở.
Trong hành trình ấy, tất nhiên Trư Bát Giới cũng phải đi bộ, cũng phải ăn uống kham khổ. Những buổi ở trong rừng sâu, cả bốn thầy trò chỉ có thể ăn rau rừng, uống nước suối. Thế nhưng, thực tế cho thấy, Trư Bát Giới không hề gầy đi, thậm chí còn tăng cân vùn vụt...
Đẹp trai mới có nhiều đứa yêu
Trong mấy thầy trò thì Đường Tăng chuẩn là "soái ca". Nhan sắc của sư phụ lúc nào cũng thuộc hàng cực phẩm. Có thể thấy, sự tài giỏi của Tôn Ngộ Không, lời ngọt ngào của Trư Bát Giới, tính thật thà của Sa Tăng, gia thế 'khủng' của Bạch Mã cũng không thể khiến các mỹ nhân xiêu lòng.
Ngọc Thố Tinh, nữ vương Tây Lương Quốc, Chuột tinh... chỉ một lòng một dạ trước vẻ điển trai của Đường Tăng.
Gái xinh toàn do yêu quái biến thành
Trên chặng đường thỉnh kinh của bốn thầy trò Đường Tăng xuất hiện không ít mỹ nhân nghiêng nước nghiêng thành. Tuy vậy, gần như 100% trong số họ đều do yêu quái biến thành. Đơn cử như Bạch Cốt Tinh, Bảy yêu nhền nhện, Ngọc Thố Tinh...
Xem thêm: Con số 3 và những chuyện trùng hợp lạ kỳ trong Tây Du Ký 1986: 33 năm, 3 bí ẩn, 3 mạng người
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận