Về xứ Quảng đừng quên ghé Giếng Tiên làm điều này để hóa giải lời nguyền F.A

Hội F.A đến Cù Lao Chàm (Quảng Nam) đừng chỉ chăm chăm săn ảnh mà hãy dành chút thời gian ghé Giếng Tiên uống ngụm nước mát lành để hóa giải kiếp "ế" lâu năm.

Đỗ Thu Nga
14:50 25/06/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cù Lao Chàm thuộc xã Tân Hiệp (Hội An, Quảng Nam), cách biển Cửa Đại khoảng 15km. Nơi đây gồm 8 đảo là Hòn Lao, Mồ, Khô Mẹ, Khô COn, Lá, Tai, Ông. Cù Lao Chàm thu hút du khách bởi bãi biển dài, khung cảnh bình yên, hoang sơ. 

Thời gian lý tưởng để đến Cù Lao Chàm là từ tháng 3 - 8 hàng năm. Lúc này thời tiết nắng vàng, biển lặng. Du khách không nên đi vào các tháng còn lại vì có bão, biển động, đảo trở thành khu vực bị cô lập. 

den-cu-lao-cham-uong-nuoc-gieng-tien-hoa-giai-loi-nguyen-fa-0
Một góc Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam)

Đặc biệt, Cù Lao Chàm là địa điểm "linh thiêng" đối với hội F.A. Theo người dân địa phương, ở trên đảo có Giếng Tiên cổ. Giếng nước này có thể hóa giải lời nguyền F.A cho các bạn trẻ đang lẻ bóng. 

Giếng Tiên là giếng nước cổ tại đảo Cù Lao Chàm. Giếng nước cổ này còn có tên gọi khác là giếng xóm Cấm. Giếng Tiên được xếp hạng di tích quốc gia vào năm 2006.

Người dân trên đảo truyền miệng nhau về sự tích thần kỳ của Giếng Tiên. Theo đó, nước Giếng Tiên có khả năng se duyên cho các nam thanh nữ tú lận đận về đường tình duyên. Tới đây chỉ cần uống nước giếng thì đường tình duyên sẽ thuận lợi, hanh thông.

den-cu-lao-cham-uong-nuoc-gieng-tien-hoa-giai-loi-nguyen-fa-9
Giếng Tiên được xếp dạng di tích quốc gia vào năm 2006

Theo tài liệu ghi chép, Giếng Tiên có cấu trúc giống như hầu hết giếng nước của người Chăm khác ở Hội An. Người Chăm xưa theo tín ngưỡng phồng thực, có tục thờ linga và yoni tượng trưng cho sinh thực khí dương và sinh thực khí âm nên khi xây giếng đã tạo hình ống tròn, nền giếng hình vuông, ở mỗi góc sẽ có trụ vuông và khuôn viên giếng độ khoảng 15 m2, và đường kính miệng giếng là 1,2 mét.

Lòng giếng thường được xây bằng gạch và tô vữa vôi theo kiểu vành khăn. Độ sâu từ miệng giếng tới đáy chừng 5 mét. Từ bao đời nay, Giếng Tiên là nguồn nước uống chính của người dân địa phương, dù mùa khô hanh giếng cũng không bao giờ cạn.

Kỳ lạ hơn, trước đó nhiều người dân trên đảo đã thử đào giếng ở những vị trí khác nhau nhưng đều không tìm thấy nguồn bắt đầu của giếng. Câu chuyện thần kỳ về giếng nước này trở thành chủ đề hư hư thực thực mà du khách nào đến đây cũng muốn tìm hiểu.

den-cu-lao-cham-uong-nuoc-gieng-tien-hoa-giai-loi-nguyen-fa-7
Các bạn trẻ uống nước Giếng Tiên sẽ thoát kiếp F.A

Theo thông tin từ Trung tâm bảo tồn và quản lý di tích TP Hội An, Giếng Tiên đã có lịch sử hơn 200 năm, bắt nguồn từ việc người Chăm phát hiện ra mạch nước nên đã xây dựng giếng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Điều đáng chú ý, mạch nước này khi mới khai thông khá kỳ lạ, nước trong giếng luôn dồi dào quanh năm không bao giờ cạnh.

Có lẽ vì thế mà người dân trên đảo luôn tin đây là cái giếng thần kỳ và rất nhiều truyền thuyết về cái giếng này được người dân truyền tai nhau. Ngày xưa, những người lái buôn thường dừng chân ở đảo đi đến giếng này lấy nước uống. Tương truyền, chỉ cần uống nước ở giếng là thấy cơ thể sảng khoái, cơn say sóng lập tức biến mất.

Còn các cụ già trên đảo thì dặn con cháu rằng, con trai uống 7 ngụm nước, con gái uống 9 ngụm nước thì sẽ có người thương. Sai một tấc cũng khó thành. Chính vì thế mà hội F.A đến Cù Lao Chàm không ai quên đến Giếng Tiên xin nước hóa giải lời nguyền F.A. 

den-cu-lao-cham-uong-nuoc-gieng-tien-hoa-giai-loi-nguyen-fa-5

Để ra Cù Lao Chàm ghé Giếng Tiên xin nước thoát kiếp F.A, du khách có thể di chuyển bằng cách:

- Ca nô: Giá vé một người là 150.000 đồng, bán tại Cửa Đại hoặc các đại lý du lịch trong Hội An. Bạn sẽ mất khoảng 20 phút di chuyển. Thời gian xuất phát vào 8h – 10h30.

- Tàu gỗ: Vé khoảng 30.000 đồng một người và 80.000 đồng nếu mang theo xe máy. Bạn nên đến bến Bạch Đằng lúc 7h hoặc Cửa Đại vào 8h hàng ngày để mua vé.

Trên Cù Lao Chàm, du khách chỉ có thể sử dụng phương tiện duy nhất là xe máy, giá thuê xe từ 80.000 đồng - 200.000 đồng/ngày. Ngoài ra, du khách có thể tham quan các đảo bằng thuyền với mức giá từ 500.000 – 1.500.000 đồng một lần. Các thuyền này đều gồm dịch vụ lặn biển ngắm san hô.

Xem thêm: Làng quê xứ Quảng với cầu tre, cây cô đơn đẹp như trong "Mắt biếc"

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận