Dấu ấn Nam Kỳ xưa qua loạt ảnh quý: Khung cảnh thanh bình, con người dễ mến
Những hình ảnh Nam Kỳ ở giai đoạn 1898 - 1905 được sưu tầm từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau sẽ giúp độc giả hình dung được khung cảnh Nam Kỳ trong quá khứ.
Nam Kỳ là lãnh thổ cực Nam của nước Đại Nam triều Nguyễn, là một trong ba kỳ hợp thành nước Việt Nam. Tên gọi này do vua Minh Mạng đặt ra năm 1832. Vào thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân duy trì tên gọi 3 xứ của Việt Nam có từ trước đó, nhưng áp dụng chế độ riêng biệt với mỗi xứ: xứ thuộc địa Nam Kỳ, cùng với hai xứ bảo hộ Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Danh xưng Nam Kỳ được chính quyền Liên bang Đông Dương của Pháp duy trì cho đến năm 1945 khi được thay bằng tên gọi Nam Bộ. Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa cũng dùng tên gọi Nam Phần, vốn đã được sử dụng từ năm 1947 trong giai đoạn sau của Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ. Diện tích Nam Kỳ là 67.293,1 km².
Nam Kỳ thời xưa rất nhộn nhịp, đây là nơi giao thương, sinh sống của người Việt, người Tàu, người Pháp. Mặc dù chịu sự đô hộ của Pháp nhưng người dân Nam Kỳ vẫn giữ được đức tính hiếu khách của mình. Do đó không có gì ngạc nhiên khi chỉ lần đầu gặp, chưa hề thân quen từ trước mà người miền Nam có thể mời bạn cơm nước trà rượu đầy đủ như đã thân thuộc từ bao năm.
Cho đến nay, những hình ảnh về xứ Nam Kỳ vẫn khiến người ta phải nao nao thương nhớ. Dưới đây là những bức ảnh Nam Kỳ của giai đoạn 1898 – 1905 được sưu tầm từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau:
Đây là hình ảnh đường Catinat ngày xưa. Thời Đông Dương thuộc Pháp, đường này có tên Rue Cartinat, thời Việt Nam Cộng hòa đổi thành đường Tự Do từ năm 1954 đến 1975. Sau năm 1975, cнíɴн quyền Việt Nam đổi тêɴ đường Tự Do thành đường Đồng Khởi, cùng với đường Công Lý thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Đây là chợ Bạc Liêu - Khu vực chợ ven sông lúc nào cũng tấp nập người mua kẻ bán. Đây là một trong những nơi giao thương rất sầm uất.
Một khung cảnh khác của đường Catinat
Kênh Tàu Hủ - đoạn kênh từ ngã tư rạch Bến Nghé đến ngã tư nơi giao với rạch Lò Gốm và kệnh Ruột Ngựa. Nơi đây cũng tấp nập tàu thuyền qua lại, là một điểm buôn bán nổi tiếng thời xưa.
Nhân dân Nam Kỳ thời xưa đang tập trung bắt đầu công việc ngày mới.
Đây là lễ rước một vị quan nào đó mới nhập chức.
Người dân trong một khu vực nào đó ở Nam Kỳ cầm cờ ra đón tiếp, chào mừng.
Một ngôi làng nhỏ ở Nam Kỳ, người nghèo thì chỉ có thể đi bộ, người giàu mới có xe kéo, xe có động cơ đưa rước.
Đây là hình ảnh thuyền buồm đang căng gió ở Bến Tre.
Hình ảnh khu chợ trời ở Nam Kỳ. Người dân lót những mảnh vải bạt nho nhỏ để bày hàng xóa ra bán chứ không có kệ sạp như thời nay.
Một lớp học của người nghèo. Khi đó, trong lớp học hội tụ nhiều độ tuổi khác nhau chứ không phải riêng một độ tuổi nào. Thầy giáo sẽ giang cho từng nhóm học sinh một.
Hình ảnh một đám tang ở Nam Kỳ thời xưa. Xe tang xưa được khiêng bởi hơn 50 người.
Nam Kỳ của những năm 1898 - 1905.
Người dân cảm thấy hứng thú với chiếc tàu thương mại Messageries đang chạy dọc trên sông ở Nam Kỳ.
Đây là những ngôi mộ cổ ở Nam Kỳ.
Thuyền tam bản đang neo đậu trên sông.
Nhà cửa thời đó phần lớn là nhà lá đơn sơ.
Những quan lại đang chuẩn bị khởi hành bằng những chiếc xe ngựa hoặc phu xe kéo.
Sông lớn ở Nam Kỳ, tàu thuyền chạy rất nhiều.
Một ngôi đình cũ trong vùng thuộc khu vực Nam Kỳ, những người đàn ông thời đó mặc áo dài khăn đóng để đi lễ ở chùa đình được xem là sang trọng.
Sông lớn ở Nam Kỳ.
Lễ hội đua thuyền ở Nam Kỳ đang trong quá trình chuẩn bị.
Thuyền buồm đang thả trôi theo gió ở trên sống, hình như là thuyền đánh bắt cá của ngư dân.
Con đường trước cổng nhà của một hộ dân ở Nam Kỳ.
Hình ảnh nông dân đi cày ở Nam Kỳ thời xưa. Khi đó không có máy móc kỹ thuật hiện đại như bây giờ nên cảnh "con trâu đi trước, cái cày theo sau” rất quen thuộc.
Những người đàn ông đang đứng trước một khu mộ ở đồng vắng, hình như là ngôi mộ “nhà giàu” bởi nó được trang hoàng xem là khá tỉ mỉ.
Ảnh chụp bởi một người thuộc địa Pháp trên tàu thương mại Messageries ở khu vực Nam Kỳ.
Tắm sông là một thú vui của trẻ em Nam Kỳ xưa.
Nhà xưa cũng "tình cảm" lắm được làm san sát nhau, để tăng tình làng nghĩa xóm hoặc giữa những người trong cùng một dòng họ.
Viết chữ thuê là một nghề khá phổ biến ở Nam Kỳ xưa.
Hình ảnh người dân buôn bán trái cây đợi tàu cập bến ở Vĩnh Long.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận