Đạt chuẩn 9+ với phần câu hỏi phụ trong đề thi "Ai đã đặt tên cho dòng sông"

Câu hỏi phụ là phần quan trọng giúp điểm văn của bạn cao hơn. Và dưới đây là câu hỏi phụ trong đề thi "Ai đã đặt tên cho dòng sông".

Đỗ Thu Nga
10:00 28/11/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

01. Nhận xét về cách cảm nhận và thể hiện độc đáo, thú vị của Hoàng Phủ Ngọc Tường?

Đoạn văn đã thể hiện hứng cảm nhận và thể hiện vô cùng độc đáo, thú vị của Hoàng Phủ Ngọc Tường về dòng sông xứ Huế. Đối với ông, sông Hương không phải là dòng sông chỉ được cảm nhận dưới góc nhìn lịch sử, địa lý... bình thường, càng không phải là một thực thể vô tri vô giác mà sông Hương chính là một người con gái. Người con gái ấy mang trong mình tình yêu tha thiết dành cho Huế và luôn kiến định trong hành trình đi đến thành phố tình yêu.

Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phát huy cao độ trí tưởng tượng phong phú của mình, phát huy tác dụng đặc biệt của thủ pháp nhân hóa để tái hiện hành trình của sông Hương về với thành phố Huê4s chính là hành trình tâm hồn của người con gái lần đầu tìm đến với tình yêu, với đủ những cung bậc cảm xúc: Hồi hộp, băn khoăn, vui tươi, e ấp...

Làm sao mà một dòng sông bình thường, quen thuộc giữa cơ thể đất nước lại có thể đánh thức, khơi dậy ở nhà văn những liên tưởng mới lạ, độc đáo đến vậy? Thế mới biết, sức tưởng tượng, sáng tạo của con người là vô biên. Chính những cảm nhận độc đáo của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã truyền sức sống, sức truyền cảm đặc biệt cho bài bút ký, đồng thời còn mang đến cho dòng sông xứ Huế một vẻ đẹp riêng, không giống với bất cứ dòng sông Hương Giang nào trong các văn phẩm, thi phẩm, nhạc phẩm khác.

Nguyễn Tuân - bậc thầy về thể ký đã cho rằng, ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường có rất nhiều ánh lửa. Nét riêng trong nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong  phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý... Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa. Bút ký "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" nói chung, đoạn trích nói riêng vừa thể hiện những nét đẹp độc đáo của sông Hương vừa thể hiện nét tài hoa, uyên bác của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

dat-chuan-9-voi-phan-cau-hoi-phu-de-thi-ai-da-dat-ten-cho-dong-song-7

02. Nhận xét về tình yêu với Huế của Hoàng Phủ Ngọc Tường?

Phải yêu Huế, gắn bó với sông Hương đến mức nào, Hoàng Phủ Ngọc Tường mới có được những trang viết đầy ắp triu thức và rất đỗi tài hoa về Hương giang như vậy. Tài năng nghệ thuật là một phần, cái yếu tố tiên quyết trong nghệ thuật vẫn là tình cảm, cảm xúc chân thành, sâu đậm... Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương đã chiếm trọn tâm hồn ông. Vì yêu Huế, yêu sông Hương nên Hoàng Phủ Ngọc Tường đã chọn sông Hương làm đối tượng chính cho bài ký của mình.

"Phải lòng" dòng sông, nhà văn viết về nó với tất cả sự gắn bó, đắm say của một người con với dòng sông quê hương, với vẻ đẹp của quê hương, xứ sở. Khi viết về sông Hương, nhà văn say sưa tìm kiếm và khẳng định vẻ đẹp riêng, sức cuốn hút, quyến rũ riêng của con sông xứ Huế ở các phương diện không gian và thời gian, lịch sử và văn hóa. Cả bài tùy bút dường như là cuộc hành trình tìm kiếm cho câu hỏi đầy khắc khoải "Ai đã đặt tên cho dòng sông?". Và cuộc tìm kiếm, lý giải cái tên của dòng sông đã trở thành cuộc tìm kiếm đầy hào hứng và say mê không chỉ vẻ đẹp của diện mạo hình hài mà còn là độ lắng sâu của tâm hồn và rung động. Con sông xứ Huế hiện lên trong cuộc tìm kiếm của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã không chỉ là con sông địa lý mà là một sinh thể, một con người "sông Hương quả thực là Kiều, rất Kiều" vừa xinh đẹp, vừa tài hoa, vừa thăng trầm chìm nổi cùng lịch sử lại vừa đằm thắm lắng sâu với nền văn hóa riêng của nó.

Như vậy, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem tình yêu đằm thắm lắng sâu và những cảm xúc sôi nổi, say xưa những trang viết để mỗi dòng văn nhự một bản đàn tâm hồn tôn vinh vẻ đẹp sông Hương. Như I.E-ren-bua từng viết: "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu gia đình, yêu miền quê trở thành tình yêu tổ quốc", tình cảm đối với sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường, xét đến cùng, là tình cảm đối với gia đình, là tấm lòng yêu mến quê hương xứ sở nồng cháy của nhà văn.

Xem thêm: Ai đã đặt tên cho dòng sông và những phân tích nâng cao mà 2k5 không thể bỏ qua

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận