Những câu hỏi "đọc hiểu" xoay quanh "Ai đã đặt tên cho dòng sông"
"Ai đã đặt tên cho dòng sông" là tác phẩm ấn tượng của Hoàng Phủ Ngọc Tượng và nó rất dễ xuất hiện trong phần đề thi đọc hiểu.

Những câu hỏi "đọc hiểu" xoay quanh "Ai đã đặt tên cho dòng sông"
1.Câu hỏi: Thể loại của Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Trả lời: Thể loại của Ai đã đặt tên cho dòng sông là bút kí.
2. Câu hỏi: Hoàn cảnh sáng tác của Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Trả lời: Hoàn cảnh sáng tác của Ai đã đặt tên cho dòng sông:
- Tác phẩm viết tại Huế, ngày 4 – 1 – 1946, in trong tập sách cùng tên Ai đã đặt tên cho dòng sông (1986).
3. Câu hỏi: Chủ đề của Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Trả lời: Chủ đề của Ai đã đặt tên cho dòng sông là thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc gắn liền với tình yêu thiên nhiên sâu sắc, với truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời.
- Bài bút kí có 3 phần, đoạn trích thuộc phần thứ nhất.
4. Câu hỏi: Mạch cấu trúc nội dung của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Trả lời: Mạch cấu trúc nội dung của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông: Văn bản miêu tả dòng sông Hương theo suốt dọc thủy trình của nó (lúc ở thượng nguồn, khi xuôi về đồng bằng và ngoại thành Huế, vào thành phố Huế và rời khỏi Huế) đồng thời tái hiện dòng sông trong lịch sử và thi ca của dân tộc.

5. Câu hỏi: Nhan đề của Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Trả lời: Nhan đề của Ai đã đặt tên cho dòng sông
- Lấy tên nhan đề cho bài bút kí dưới hình thức của một câu hỏi nhằm mục đích dẫn dắt, gợi mở người đọc về nguồn gốc tên gọi của dòng sông, nói lên những khát vọng, niềm tự hào của con người xứ Huế. → Nội dung bài kí là câu trả lời dài, ca ngợi vẻ đẹp, chất thơ của dòng sông có cái tên cũng rất đẹp và phù hợp với nó: Sông Hương.
- Nhan đề thể hiện được niềm biết ơn đối với những con người đã khai phá vùng đất này, bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước.
Những dạng đề cơ bản xoay quanh "Ai đã đặt tên cho dòng sông"
Dạng 1 : Cảm nhận hình tượng sông Hương- Ai đã đặt tên cho dòng sông- Hoàng Phủ Ngọc Tường
Dạng 2 : Cảm nhận về đoạn trích trong bài Ai đã đặt tên cho dòng sông- Hoàng Phủ Ngọc Tường
Các em chú ý mấy đoạn sau :
-.Cảm nhận đoạn “Trong các dòng sông đẹp ở các nước…bát ngát tiếng gà”.
-.Cảm nhận đoạn: “Từ đây như tìm thấy đường về…mãi chung tình với quê hương xứ sở”
Dạng 3 : Nghị luận ý kiến bàn về văn học, dạng đề chứng minh nhận định về tác phẩm
Ví dụ : chứng minh sông Hương mang vẻ đẹp nữ tính và rất mực đa tình
Dạng 4 : Dạng đề So sánh văn học
Ví dụ so sánh Hình tượng sông Hương -“Ai đã đặt tên cho dòng sông”- Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Đà – “Người lái đò sông Đà” -Nguyễn Tuân.
Ví dụ so sánh đoạn văn miêu tả sông Đà và đoạn văn miêu tả sông Hương
So sánh phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường qua hai đoạn trích,
Tác phẩm này các em đặc biệt lưu ý hình tượng sông Hương và phong cách Nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Xem thêm: Người vợ nhặt và góc nhìn nhìn vừa hiện thực vừa nhân văn của Kim Lân
Đọc thêm
"Ai đã đặt tên cho dòng sông" rút ra từ tập bút ký cùng tên, là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách văn chương Hoàng Phủ Ngọc Tường, lấy cảm hứng từ dòng sông Hương thơ mộng của xứ huế để từ đó nhà văn bày tỏ tình yêu với đất nước con người.
Cái “tôi” của tác giả còn là một cái “tôi nặng lòng với quê hương, xứ sở. Chắc rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường phải yêu, phải thương cái mảnh đất này nhiều lắm...
Nếu như giọt nước mắt của A Phủ là sự bất lực của chàng trai đang cận kề cái chết. Thì giọt nước mắt của bà cụ Tứ lại là giọt nước mắt của nỗi lòng người mẹ...