Có thể phát hiện biến chủng omicron thông qua xét nghiệm PCR không?

Các nhà khoa học thế giới đang chạy đua trong việc nghiên cứu khả năng lây lan, mức độ gây bệnh, khả năng trốn vaccine của biến chủng omicron. Và 1 câu hỏi khác được đặt ra là, có thể phát hiện omicron qua xét nghiệm PCR không?

Đỗ Thu Nga
10:11 03/12/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Kể từ khi omicron xuất hiện, giới y khoa thế giới liên tục có những tranh cãi về mức độ nghiêm trọng, khả năng lây nhiễm, khả năng áp đảo biến chủng Delta của nó. Theo một số nhóm nghiên cứu tại Nam Phi, triệu chứng của omicron về cơ bản khác biệt với Delta. Chuyên gia y tế sẽ mất vài tuần để phân tích, đưa ra kết luận. Song các nghiên cứu ban đầu đã cung cấp cái nhìn cơ bản về triệu chứng của biến chủng mới.

Các bác sĩ cho biết, biểu hiện của omicron "cực kỳ nhẹ". Hầu hết các bệnh nhân ở độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi - nhóm tuổi nhìn chung ít bị ảnh hưởng bởi virus. Họ cảnh báo người lớn tuổi có thể có biểu hiện nghiêm trọng hơn.

Co-the-phat-hien-bien-chung-omicron-thong-qua-xet-nghiem-PCR-khong
Người dân xếp hàng xét nghiệm PCR tại phòng thí nghiệm Lancet ở Johannesburg hôm 30/11

Biến chủng omicron có nhiều đột biến, hiện đã lây lan ít nhất ở 23 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mỹ và Hàn Quốc là 2 quốc gia mới nhất ghi nhận ca nhiễm omicron. Hai ca nhiễm này là người có lịch sử đi lại châu Phi gần đây và đều có triệu chứng nhẹ.

Vậy có thể phát hiện biến chủng omicron thông qua xét nghiệm PCR không? Khi phát hiện biến chủng omicron vào hồi tháng 11, các nhân viên phòng xét nghiệm ở Nam Phi đã phát hiện ra sự kỳ lạ ở nhiều mẫu xét nghiệm COVID-19 PCE.

Sau khi giải trình gene, các chuyên gia nhận thấy các mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 mới có điểm chung là chứa nhiều đột biến. Họ cũng phát hiện ra một điều là gen S - một gen mục tiêu để xác định mẫu bệnh phẩm có nhiễm SARS-CoV-2 hay không - biến mất.  Đây là 1 trong những đột biến mà sau này các nhà nghiên cứu dùng để phân biệt biến chủng omicron với Delta.

Co-the-phat-hien-bien-chung-omicron-thong-qua-xet-nghiem-PCR-khong-6

Thông thường, SARS-CoV-2 bao gồm 4 gen là N, S, E và ORF. Xét nghiệm PCR hoàn chỉnh có thể chỉ ra toàn bộ những gen này, nhưng trong các mẫu thử của Nam Phi, các nhà khoa học phát hiện gen S đã biến mất, có thể do virus đột biến.

Thông qua phát hiện của các nhà khoa học Nam Phi, WHO cho biết, các quốc gia có thể sử dụng xét nghiệm PCR để tìm ra những mẫu virus thiếu gen S. Từ đó phát hiện ra chủng omicron mà không cần giải trình tự. Việc này giúp tiết kiệm thời gian, nguồn lực để phát hiện biến chủng mới ở các điểm nóng.

Mặc dù hiện tại không phải bộ công cụ xét nghiệm PCR nào cũng có thể xác định được omicron, nhưng với phát hiện trên, trong thời gian tới, bộ xét nghiệm như vậy sẽ trở nên phổ biến hơn để phục vụ công tác phát hiện, kiểm soát dịch bệnh.

Vậy biến chủng omicron có thật sự nguy hiểm như chúng ta đang tưởng tượng? Có không ít chuyên gia y tế lo ngại biến chủng mới này sẽ có khả năng chống lại các phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng. Thế nhưng, WHO khẳng định rằng, các phương pháp khác nhau thuốc kháng virus hay phương pháp sử dụng steroid dexamethasone nhiều khả năng sẽ vẫn hiệu quả trong điều trị biến chủng Omicron.

Xem thêm: Biến chủng omicron với khoảng 50 đột biến: Nhiều hơn không có nghĩa là tồi tệ hơn

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận