Quan điểm nhà Phật về việc rút chân nhang khi bao sái bát hương

Bao sái bát hương là nghi lễ quan trọng trong ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bao sái đúng cách, nhất là việc rút chân nhang.

Đỗ Thu Nga
06:00 22/01/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường - nhà nghiên cứu Phật học (Viện nghiên cứu Ứng dụng Tiềm năng con người) cho biết: Theo quan niệm dân gian, trước lễ cúng ông Công ông Táo hàng năm, các gia đình sẽ bao sái (dọn dẹp, lau chùi bàn thờ thần linh, gia tiên), tỉa chân nhang để sửa soạn đón năm mới. Công việc này yêu cầu sự cẩn trọng cao và cần phải hết sức chú ý để tránh phạm phải điều kiêng kỵ để gia đình không gặp điều xui rủi. 

Còn theo ông Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc Liên hiệp khoa học Công nghệ và tin học ứng dụng UIA, trong việc dọn dẹp bàn thờ thì tỉa chân nhang là việc quan trọng nhất. Việc để bát nhang quá đầy không chỉ khiến bát hương bị rác, bàn thờ sẽ nhanh bụi bẩn mà còn tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn cao nếu không cẩn trọng. 

Nhiều nhà tâm linh khác cũng cho rằng, việc để chân nhang quá dày, khi thắp những nén nhang hương tiếp theo không chạm được vào bát hương, sẽ chèn lên chân nhang trước, như vậy không có ý nghĩa. Hơn thế nữa, bát hương mà có chân nhang cao sẽ giống như cái cột “che mắt” thần linh, gia tiên, cũng giống như ta đang ngồi mà có vật gì chắn trước mặt sẽ cảm thấy rất khó chịu.

Co-nen-rut-sach-chan-nhang-khi-bao-sai-bat-huong-khong-8

Các chuyên gia phong thủy chia sẻ, sau khi lau dọn bàn thờ cẩn thận, tỉa hết chân hương bẩn đi rồi lau chùi bát hương sạch sẽ bằng nước thơm, nước hoa, nước hoa hồng, nước trầm. Sau đó cắm chân nhang cũ vào, chỉ để khoảng 5 chân hương rồi đưa bát hương vào đúng vị trí cũ (nên sắp bát hương đầy đặn, ngay ngắn, không nên để bát hương quá nhiều hoặc quá ít tro, hoặc bát hương siêu vẹo). Số chân nhang còn lại thì đem đi hóa vàng, tro đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây. Tuyệt đối không vứt đồ thờ cúng vào thùng rác hoặc nơi ô uế.

Tuy nhiên, vẫn có người đặt ra câu hỏi: Khi bao sái bát hương thì có nên rút sạch chân nhang không? Theo Giác Ngộ, mỗi người, mỗi gia đình có những quan niệm kiêng kỵ về bát hương hay thờ phụng nói chung theo những truyền thống, tập tục, văn hóa khác nhau. Ở đây, chúng ta chỉ bàn đến việc thờ phụng trong đạo Phật, tại tư gia của Phật tử.

Bàn thờ Phật và gia tiên tại tư gia của Phật tử, theo quan điểm của Đạo Phật, đạt chuẩn là thanh tịnh và trang nghiêm. Trang nghiêm là giữ nhang thơm, đèn sáng, nước sạch, hoa tươi, quả tốt; thanh tịnh là sạch sẽ, chỉn chu, tươm tất, gọn gàng. 

Co-nen-rut-sach-chan-nhang-khi-bao-sai-bat-huong-khong-6
Đạo Phật không có quan niệm tụ khí phước đức tài lộc nơi bát hương. Phước đức sinh ra nhờ tu tập chuyển nghiệp và thực hành các thiện pháp

Muốn được như vậy thì hàng ngày cần lau quét, dọn dẹp. Do đó, “hàng ngày tôi đều quét dọn bàn thờ Phật, lau chùi bàn thờ tổ tiên, thay nước cúng và rút bớt chân nhang, chỉ chừa lại một cây cho trang nghiêm, sạch sẽ” là đúng pháp, phước đức vô lượng.

Đạo Phật không quan niệm tụ khí phước đức tài lộc nơi bát hương. Phước đức sinh ra nhờ tu tập chuyển nghiệp và thực hành các thiện pháp. Việc phụng thờ Tam bảo và tổ tiên tại không gian tâm linh của Phật tử càng thanh tịnh, trang nghiêm thì càng nhiều phước đức. Còn những người có quan niệm, tập tục khác như không động vào bát hương, nếu có góp ý mình cũng lắng nghe, tôn trọng nhưng không thực hành theo.

Xem thêm: Cách bao sái bàn thờ 2022 chuẩn xác nhất

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận