Cuộc đời vị thám hoa gắn liền với những giấc mơ: Lấy vợ, thi cử đều được "báo mộng" trước

Trong cuốn "Lịch triều hiến chương loại chí", Phan Huy Chú xếp Nguyễn Minh Triết vào hàng những "nhà nho có đức nghiệp". Thế nhưng ít ai biết được, cuộc đời ông lại gắn liền với những giấc mộng báo trước tương lai.

Đỗ Thu Nga
10:00 28/05/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lấy vợ nhờ được báo mộng

Nguyễn Minh Triết sống ở thế kỷ 16 thời Lê trung hưng trong một gia đình nghèo thuộc dòng họ Nguyễn Minh (làng Dược Sơn, xã Lạc Sơn, huyện Chí Linh, nay là thôn Lạc Sơn, xã An Lạc, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Hồi còn bé, ông được gia đình kỳ vọng rất nhiều. 

Khi lớn lên, Nguyễn Minh Triết thi đậu kỳ thi Hương nhưng vào thi Hội lại không đỗ. Thời bấy giờ, triều đình lấy số lượng sĩ tử đỗ qua tứ trường thi Hội rất ít, vì thế mà nhiều người dù sáng dạ vẫn không đỗ đạt. 

Tuy nhiên, cuộc đời ông lại gắn liền với những giao thoại về thần nhân báo mộng lấy vợ, đỗ đại. Đầu tiên, phải nhắc đến chuyện lấy vợ nhờ giấc mộng.

Lại nói, Nguyễn Minh Triết kiên trì đèn sách nhưng không đậu, ngoài 20 tuổi chưa lập gia đình. Vào một đêm nọ, ông ngồi đọc sách rồi chợt thiếp đi thì mơ thấy Thần nhân đến bảo rằng: "Vợ nhà ngươi đã sinh ra rồi, sau này tìm đến mà dạm hỏi".

Chuyen-ve-cuoc-doi-vi-tham-hoa-gan-lien-voi-nhung-giac-mo-8

Đến sáng, ông hỏi thăm trong làng thì biết được đêm qua có 1 gia đình sinh một bé gái. Ông tin lời Thần nên quyết định chờ bé gái ấy lớn lên. 

Nhưng khi cô bé đến tuổi lấy chồng thì lại có một thổ hào ở xã Lạc Đào cũng đến dạm hỏi. Dù ông cũng ngỏ lời nhưng suốt nhiều năm đèn sách chẳng đỗ đạt gì, gia cảnh lại nghèo túng nên gia đình cô gái này quyết định gả con cho thổ hào.

Vài năm sau, cô gái này sinh con, vị thổ hào cũng qua đời. Ông bèn mang lễ trầu cau đến cưới hỏi và được đồng ý. Vậy là ông lấy chồng đúng lời Thần báo mộng.

Đỗ Thám hoa, nhớ lại lời báo mộng thấy đúng quá

Dù việc thi cử lận đận nhưng Nguyễn Minh Triết rất cố gắng, ông ngày đêm đèn sách. Miệt mài học tập hơn 20 năm ròng rã thi cử nhưng vẫn không sao qua được kỳ thi Hội. 

Đến khoa thi năm Tân Mùi 1631, dù đã 53 tuổi ông vẫn đi thi. Kỳ thi Hội lần này khác với trước đây, vì giờ thi thường bắt đầu từ giờ thìn (7 đến 9 giờ sáng) hoặc muộn nhất cũng là giờ tỵ (9 đến 11 giờ). Thế nhưng lần này đến đầu giờ ngọ mới bắt đầu thi.

Nguyên nhân sự chậm trễ này theo cuốn Đại Việt Sử ký Toàn thư chép rằng: “Vua coi thi, thấy mặt trời có quầng, mống đỏ vây bọc xung quanh, lại có mống trắng xuyên vào giữa mặt, mọi người cho là ứng vào điềm ấy”, vì thế mà chậm giờ. Còn các sĩ tử kháo nhau rằng do Chúa sinh năm ngọ nên phải đến giờ ngọ mới bắt đầu.

Thi đã muộn nhưng khi bóc đề các sĩ tử hoang mang hơn bởi có đến 12 đề mục, trong khi thời gian lại rất ít. Nghĩ tới việc phải làm đủ 12 mục trong khi thời gian hạn hẹp, nhiều người làm từng mục chỉ lược chứ không đi sâu.

Nguyễn Minh Triết lại khác, ông thong thả làm, đi sâu dẫn giải, biện luận. Kết quả chỉ làm được 4 mục, Ra khỏi trường thi, nhiều người ngao ngán. 

Nguyễn Minh Triết trở về nhà trọ nhắn ông chủ nếu thấy tên mình trong danh sách báo rồi về quê. Vợ biết ông chỉ làm được 4 mục thì cũng thở dài vì khi đó ông đã ngoài 50 tuổi. 

Chuyen-ve-cuoc-doi-vi-tham-hoa-gan-lien-voi-nhung-giac-mo-0

Khoảng nửa tháng sau, khi đang làm lúa ngoài đồng với vợ, thì chủ trọ nhắn ông đậu rồi, khiến vợ chồng ông mừng rỡ vô cùng. Nhưng có một điều thắc mắc là sao ông làm 4 mục mà vẫn đậu?

Chuyện là, khi ấy quan chấm thi thấy có bài làm tốt nhưng chỉ có 4 mục, về lý thì phải đánh rớt nhưng thấy bài làm hay quá nên đưa ra xem xét, Sau đó, trình chúa các quyển đậu. Chúa hỏi: "Những quyển định lưu xét kỳ này, có quyển nào hay không?".

Lúc này quan mới bẩm có 1 bài làm 4 đầu mục rất tốt nhưng còn sót 8 mục. Chúa nói rằng: "Thơ một câu, phú một liễn. Một câu hay còn có thể lấy, huống hồ là 4 mục". Quyền thi này được trình lên chúa, chúa xem rất tâm đắc nhưng băn khoăn vào chỗ không hiểu.

Chúa liền truyền Nguyễn Thị Duệ vào xem. Người này lúc ấy là bậc hay văn hay chữ nhất. Đứng giữa triều, bà giải nghĩa theo điển tích cùng hàm ý sâu xa khiến Chúa cùng các quan rất khâm phục cả người làm lẫn người diễn giải.

Biết mọi người còn băn khoăn vì bài này chỉ làm có 4 đầu mục, Nguyễn Thị Duệ liền nói: “Bài văn làm được 4 câu mà hay còn hơn làm hết 12 câu mà không hay, triều đình cần người thực tài chứ không cần kẻ nịnh bợ”.

Thế là mọi người cùng đồng ý chấm cho bài thi đỗ, chỉ có 6 bài thi được chấm đỗ kỳ thi Hội và được phong làm Tiến sĩ, và được vào vòng thi cuối cùng là thi Đình.

Sau khi đỗ đạt, Nguyễn Minh Triết mới nhớ lại chuyện Thần báo mộng năm xưa. Khi ấy, ông mới hiểu ra "độc thư đáo lão vị thành danh” mang ý nghĩa đọc sách đến già, năm “mùi” thì mới thành danh. Chữ “vị” còn có nghĩa là năm Mùi. Trong tất cả khoa thi, không năm nào trúng năm Mùi cả, chỉ đến khoa thi đó mới là năm Tân Mùi.

Dẫu vậy, nếu ông không kiên trì, mà thoái chí nản lòng, thì chắc chắn năm Tân Mùi 1631 ấy, ông cũng không thể trở thành Thám hoa. Câu chuyện của vị Thám hoa 53 tuổi trở thành tấm gương cho các sĩ tử thời ấy.

Nguyễn Minh Triết vốn là người tín Thần, lấy vợ cũng theo như mộng, đến khi đỗ đạt mới hiểu là ứng mộng chẳng sai, có thể nói cuộc đời của ông đã được an bài trước cả, trong đó cũng bao hàm cả những cố gắng nỗ lực mà đạt thành công danh sự nghiệp.

Xem thêm: Lê Trung Hưng - thời kỳ duy nhất có nghi lễ sách lập hoàng hậu

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận