Giải mã bí ẩn chuyện rợn người ở làng "ma ám" tại Quảng Nam
Vì trong làng có người "chết xấu" (tự tử) nên người dân đập phá hết nhà cửa, kéo nhau bỏ đi. Họ tin rằng, ngôi làng đã bị "ma ám".
Theo tờ Doanh nghiệp Việt Nam, thôn Bút Tưa (xã sông Kôn, huyện Đông Giang, Quảng Nam) là nơi sinh sống của 16 hộ dân người Cơ Tu. Theo tập tục của người Cơ Tu, trong làng có người "chết xấu" (tự tử) thì đó là một việc hệ trọng và rất đáng sợ. Vì vậy nhất quyết phải tuân thủ nghiêm ngặt các tục lệ xưa nay truyền lại.
Việc đầu tiên đuổi "con ma" ra khỏi người "chất xấu", thi thể sẽ bị đốt cháy đen, dùng dây rừng trói chặt tay chân, quấn dây toàn thân rồi mới đem đi an táng. Người "chết xấu" được an táng ở khu rừng hoang hiểm trở, xa làng.
Khi an táng xong những người đi theo phải bỏ chạy, mỗi người một ngả, chạy càng nhanh càng tốt. Sau đó sẽ tự tìm về làm. Việc làm này để "con ma xấu" không biết đường quay về làng quấy nhiễu người dân.
Anh Alăng Điêu - trưởng thôn Bút Tưa kể: "Sau khi ở tổ 1 và 2 có người "chết xấu", chính quyền địa phương đã tổ chức họp dân tổ 1 để tuyên truyền cho họ khỏi bỏ làng đi. Tuy nhiên người dân không trình bày là đêm đêm trong làng hết người này đến người khác ngủ đều mơ thấy ma kéo về làng la ó, nhảy múa, dọa dẫm rất khiếp đảm.
Người trong làng còn nghe thấy tiếng ma rì rầm than khóc quanh làng nên khiếp sợ phải bỏ làng mà đi. Họ cũng vì thế mà đồng loạt bỏ chạy đến mức chính quyền địa phương cũng ngăn cản được.
Căn nhà của Alăng Tròn được cho là "chết xấu", người thân trong gia đình đã bỏ đi nhưng vẫn để nguyên theo tập tục Cơ tu là cấm bất cứ ai cũng không được đụng đến. Khi họ bỏ đi, sách vở của con cái và nhiều đồ dùng trong nhà không được mang theo.
Và khi đã bỏ đi khỏi làng thì nhất định sẽ không quay lại. Những ngôi nhà có người "chết xấu" phải để nguyên không được tháo dỡ, không được đập phá. Những con vật nuôi như lợn, gà, chó thả rông sẽ không được bắt. Trước khi mặt trời lặn, bất cứ ai còn ở trong làng cũng phải rời đi. Nếu cố tình ở lại thì sẽ gây ra xui xẻo cho dân làng.
Ông Nguyễn Ngọc Thanh - Bí thư xã sông Kôn nói rằng, tập tục này đã ăn sâu vào trong suy nghĩ và đời sống của người dân nơi đây nên khó lòng thay đổi được. "Tôi đã triển khai lực lượng dân quân giúp dân thu dọn nhà cửa nhưng người trong làng nhất quyết không cho ai được đụng đến các ngôi nhà có người “chết xấu” và bắt các gia súc gia cầm vì sợ con “ma xấu” có thể nhập vào các con vật. Vậy nên chưa biết phải làm thế nào”.
Già làng Alăng Vân ở tổ 1, thôn Bút Tưa cho biết: Trừ người chết do đau ốm, bệnh tật, những cái chết như thắt cổ tự tử, đuối nước, thai nghén... đều là những cái "chết xấu". Những người bị "chết xấu" sẽ quay về càn quấy dân làng, gây ra chuyện xấu cho những người dân còn sinh sống ở nơi đây.
Vì vậy, khi trong làng có người "chết xấu", dân làng sẽ tổ chức cúng đuổi tà, trừ ma. Đầu tiên, người nhà sẽ giết chó lấy máu rải xuống đất quanh nhà. Nếu còn có người chết nữa thì tiếp tục rải máu lợn, sau đó là rải máu dê để đuổi ma, trừ tà.
Trong quá trình ra lễ cúng, người lạ mặt hoặc người ở làng khác không được đến, còn người trong làng thì không được ra khỏi làng. Lễ cúng gồm 1 con chó, 1 con lợn, 1 con dê để lấy máu rải khắp nhà. Xác của những con vật này sẽ được đem đi chôn và cấm người dân nào được đến gần, dọn dẹp khu vực rẫy chôn xác động vật dùng để cúng tế.
Sau khi sự việc có người "chết xấu", dân làng bỏ đi, cán bộ xã Sông Kôn và huyện Đông Giang đã thường xuyên xuống động viên, hỏi thăm, giải thích cho người dân. Đồng thời lắng nghe nguyện vọng của nhân dân để tìm ra hướng giải quyết, vận động phù hợp nhất.
Tuy nhiên, việc vận động, giải thích và định hướng cho người dân còn khá khó khăn. Bởi tập tục này đã ăn sâu vào trong suy nghĩ của họ, không phải ngày 1 ngày 2 là có thể giải quyết được.
Xem thêm: Bí ẩn chưa có lời giải về những chuyện kỳ bí về Phật viện ngàn năm tuổi ở Quảng Nam
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận