Đoạn kết hạnh phúc của người đàn ông liệt 2 chân từng đóng vai ác "đuổi" vợ đi lấy chồng mới để bớt khổ 

Nhìn người vợ túa mồ hôi, dùng hết sức bình sinh để bế mình đi vệ sinh, đẩy xe lăn lên dốc... anh Vịnh nghẹn ngào: "Em còn trẻ, cứ thế này tội lắm. Hay là em đi lấy người khác, sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn?”.

Đỗ Thu Nga
10:32 29/04/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Biến cố cuộc đời và quyết định "đuổi" vợ đi lấy chồng mới

"Tôi là người khuyết tật, ba năm nay hai chân bị liệt hoàn toàn. Vợ chồng tôi đã nương tựa vào nhau đến giờ. Cảm ơn vợ vì đã không bỏ rơi anh", anh Đinh Công Vịnh (31 tuổi, quê ở Mai Châu, Hòa Bình) từng mở đầu câu chuyện về mình và người vợ như thế. Với anh, cô ấy là "người hùng" mà anh có thể tựa vào lúc yếu đuối nhất, đau đớn nhất và cả lúc hạnh phúc nhất.

Theo VnExpress, anh Đinh Công Vịnh là người dân tộc Mường. Năm 2017, anh bị tra tấn bởi những cơn đau lưng. Thay vì đi bệnh viện khám chữa bằng y học hiện đại, anh nghe người ta mua thuốc giảm đau về uống và tiêm trực tiếp vào lưng. Dần dần thuốc ứ đọng, nổi cục áp xe. 

Khi cơn đau trở nặng, anh Vịnh mới đi bệnh viện và được bác sĩ ở bệnh viện huyện yêu cầu xuống Bệnh viện đa khoa 16A Hà Đông chụp chiếu. Lúc chụp cộng hưởng từ, bác sĩ duỗi chân mà bị tê bì, chân đau không duỗi nổi. 

chuyen-nguoi-dan-ong-bi-liet-2-chan-duoi-vo-di-lay-chong-moi-2
Biến cố mấy năm trước đã biến anh Vịnh từ người đàn ông khỏe mạnh thành kẻ bại liệt

Chụp chiếu xong anh được người em trai đưa về nhà. Cách nhà không xa, thấy cảm giác lạ lạ, đưa tay véo thử chân thì anh giật bắn mình vì chân không còn cảm giác. Sau đó cả gia đình phải tìm taxi đưa anh quay lại Hà Nội ngay trong đêm để chữa trị. “Hôm mình đi đúng ngày 27/7”, Vịnh hài hước kể lại cái ngày đã thay đổi cuộc đời hoàn toàn. 

Trong quá trình điều trị, anh được hút dịch tủy rồi tiếp tục phải mổ do bị dò dịch ở chân, phần xương cụt trở xuống bị mất cảm giác. Trải qua nhiều ca phẫu thuật, từ người đàn ông khỏe mạnh anh trở thành người bại liệt. Bất lực và sụp đổ tinh thần, anh òa khóc ngay trên giường bệnh. "Đau đớn thể xác cũng không thể bằng nỗi đau trong lòng tôi lúc bấy giờ", anh nhớ lại.

Kể từ ngày trở thành "kẻ bại liệt", anh Vịnh không thể đi vệ sinh, chăm sóc bản thân tử tế được nữa. Mọi công việc đó rơi hết vào tay chị Bùi Thị Hoa (29 tuổi, vợ anh Vịnh). Nhiều lần thấy vợ thay bỉm cho mình, anh khóc thầm, nghĩ bản thân như một đứa trẻ, không còn là trụ cột gia đình nữa.

chuyen-nguoi-dan-ong-bi-liet-2-chan-duoi-vo-di-lay-chong-moi-11
Từ ngày chồng bị bại liệt, mọi gánh nặng trong gia đình đổ xuống đôi vai chị Hoa

Sau khi xuất viện, mọi sinh hoạt trong gia đình đều dựa vào chị Hoa. Thời điểm đó, nhà tranh vách đất, khu vệ sinh ở ngoài, mỗi lần đưa chồng đi tắm hay đi vệ sinh, chị phải bế anh bằng tay. Và cứ thế, đằng đẵng suốt 5 năm trời, chị bếchồng đi tắm, đi vệ, thay quần áo... 

Cuộc sống khó khăn chồng khó khăn nhưng nhờ được sự hỗ trợ của các mạnh thường quân mà chị Hoa xây dựng được căn nhà cấp 4 khang trang hơn. Căn nhà đó cũng có công trình khép kín giúp việc tắm rửa, vệ sinh của anh Vịnh thuận tiện hơn.

Từ ngày anh Vịnh bị bại liệt, một tay chị Hoa cáng đáng 3 sào ruộng, tiền sinh hoạt gia đình, tiền học của con. Nhìn gương mặt vợ sạm đen, nếp nhăn nhiều hơn, tay thô ráp hơn, lòng anh Vịnh đau như cắt. Anh tự thấy tủi hổ và oán trách bản thân mình.

Cái suy nghĩ "là thằng đàn ông mà không kiếm tiền, chăm sóc vợ con được" cứ luẩn quẩn trong đầu anh Vịnh. Nghĩ vậy nên không ít lần anh có ý định tự tử để vợ bớt khổ. Một lần nọ thấy trong nhà có lọ thuốc trừ sâu, anh quẫn trí định uống để kết thúc cuộc đời nhưng con gái nhỏ lại chạy đến nói: "Bao giờ bố biết đi, bố khỏe lại rồi đưa con đi học nhé". Nghe vậy, anh lại thương con, thương vợ từ bỏ ý định dại dột.

chuyen-nguoi-dan-ong-bi-liet-2-chan-duoi-vo-di-lay-chong-moi
Thương vợ, anh Vịnh nhiều lần "đuổi" chị Hoa đi lấy chồng mới nhưng "không ăn thua"

Anh Vịnh từng kể, do ngồi nhiều và nằm nhiều nên phần xương cụt thường xuyên bị viêm loét nhưng anh không cảm nhận được. Kể cả khi chân bị bỏng, phỏng do chạm vào ống xe anh cũng không cảm nhận được. Chị Thu nhìn thấy chỉ biết gạt nước mắt, sát trùng cho chồng rồi giả vờ vui để anh đỡ lo lắng. 

Ở nhà nhiều, anh Vịnh không còn nói nhiều như trước nữa, thay vào đó là thường xuyên cáu gắt, lầm lì. Biết chồng stress, chị Hoa cứ rảnh rỗi là bế chồng ngồi sau xe máy, đưa đi dạo.

Nhìn vợ khổ vì lo kinh tế lại suốt ngày tìm cách để mình vui vẻ hơn, anh Vịnh xót lắm. Nhiều đêm nằm cạnh vợ, anh ngập ngừng: "Em còn trẻ, cứ thế này tội lắm. Hay là em đi lấy người khác, sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn?”. Nhưng chị Hoa một mực đáp "lấy nhau đã là duyên số, dù thế nào vợ chồng cũng phải ở bên nhau".

Anh Vịnh còn gây sự, cáu gắt để tìm cớ "đuổi" vợ đi. Thế mà mỗi lần chồng mắng, chị Hoa lại im lặng, đi chỗ khác. Đợi đến khi chồng bình tâm mới nói: "Em không bỏ anh đâu". Hai vợ chồng cùng đứa con thơ, cứ thế nương tựa vào nhau lặng lẽ sống từ ngày này sang tháng khác.

Khi tình yêu đủ lớn, khó khăn mấy cũng vượt qua

Nhiều người nói, chắc kiếp trước anh Vịnh phải tu luyện khổ hạnh lắm thì kiếp này mới có thể lấy được một vợ vẹn toàn như chị Hoa. Nghe người ta nói vậy, anh Vịnh cũng thấy đúng. Anh chị và chị Hoa kết hôn cách đây 10 năm và có 1 cô con gái 8 tuổi. Cô con gái rất hiểu chuyện, mỗi khi đi học về lại chạy đến xoa bóp chân cho bố và kể chuyện trên lớp học. 

Trải qua những năm tháng sống trong buồn bã, tuyệt vọng, giờ đây được sự yêu thương, động viên của các con anh đã vượt qua giới hạn của mình, sống tự tin hơn. Anh bắt đầu tham gia các hội nhóm dành cho người khuyết tật. Anh cùng họ chia sẻ câu chuyện của bản thân, truyền cảm hứng cho nhau và cùng vượt qua nghịch cảnh.

chuyen-nguoi-dan-ong-bi-liet-2-chan-duoi-vo-di-lay-chong-moi-1
Hiện tại cuộc sống đã ổn định hơn, anh Vịnh tự tắm rửa, làm được việc nhà

Trong 5 năm sống chung với bại liệt, anh học được cách tự tắm, quét nhà, nấu cơm chờ vợ và con gái về. Thời gian rảnh anh lên mạng tìm công thức chế biến các món ăn, hướng dẫn con học bài. Khi nào buồn lại mang sáo ra thổi. 

Hai năm gần đây, vợ chồng anh Vịnh mở quán nông sản, tạp hóa tại nhà bán cho người dân địa phương. Các mặt hàng đa dạng từ gà, cây giống, nhu yếu phẩm, mùa nào bán thức đó. Công việc này giúp vợ chồng có đồng ra đồng vào.

Đến thời điểm hiện tại, anh Vịnh còn học được cách bán hàng online, sử dụng máy tính để "chốt đơn". Còn chị Hoa có nhiệm vụ đóng hàng, giao hàng giúp chồng.

Từ khi chồng có thể làm được một số việc đơn giản, chị Hoa bắt đầu học thêm nghề làm lông mày, tiền lãi mỗi tháng đủ ăn và trả các khoản vay ngân hàng từ hồi anh Vịnh ốm. 

chuyen-nguoi-dan-ong-bi-liet-2-chan-duoi-vo-di-lay-chong-moi-0

Tuy bị bại liệt cả hai chân nhưng anh Vịnh vĩnh còn đôi tay linh hoạt và bộ não nhanh nhạy. Anh lo chu toàn công việc gia đình, giúp vỡ buôn bán giúp tăng thu nhập gia đình. 

Đến giờ trong ngôi nhà cấp 4 không còn sự u uất, buồn chán nữa, thay vào đó là tiếng cười hạnh phúc ngập tràn. Giờ đây, anh Vịnh không còn suy nghĩ tự tử hay "đuổi" vợ đi lấy chồng mới nữa.

Nhớ lại trước đây từng khuyên vợ lấy chồng khác, anh nghĩ bản thân ích kỷ vì "đã không dám tin vào tình cảm sắt son, chung thủy của vợ".

"Khi tình yêu đủ lớn thì nó sẽ đánh bại tất cả khó khăn, vẫn sẽ bên nhau dẫu biết còn nhiều gian khổ phía trước. Tôi chỉ muốn nói rất thương vợ. Cảm ơn cô ấy đã cùng tôi trải qua mọi biến cố mà không một lời than vãn", anh xúc động.

Hai mảnh đời gian truân ghép lại bằng lời cầu hôn bên cửa tử và chuyện người vợ cả đời cõng chồng, dỗ ăn

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận