Chuyện tình chính khách: 2 lần yêu, 2 lần lấy chồng của Chủ tịch đầu tiên Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Sau 10 năm ngày chồng mất, bà Lê Thị Xuyến được bù đắp bằng cuộc hôn nhân với một người đàn ông vừa là đồng hương, đồng chí của gia đình từ trước.

Đỗ Thu Nga
10:47 16/08/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhà văn Nguyệt Tú (tác giả cuốn Chuyện tình chính khách Việt Nam) là một trong số ít những người từng có thời gian công tác và ở cùng bà Lê Thị Xuyến (Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam) hồi cơ quan Trung ương Hội Phụ nữ và báo Phụ nữ Việt Nam còn ở Việt Bắc. Nhờ đó mà nhà văn Nguyệt Tú có cơ hội được chứng kiến toàn bộ câu chuyện hai lần yêu, hai lần lấy chồng nhiều của bà Xuyến. Đây là một trong những chuyện tình ấn tượng nhất trong cuốn “Chuyện tình chính khách Việt Nam.

Mất mát tuổi 30

“Chuyện tình chính khách Việt Nam” là cuốn sách ghi lại những mối tình đẹp, lãng mạn hòa lẫn lý tưởng cách mạng của những chiến sĩ ưu tú của cách mạng Việt Nam. Bên cạnh những mối tình trong sáng, nồng nàn, độc giả cũng bắt gặp những mối tình đầy cảm động. Điển hình như chuyện tình của bà Lê Thị Xuyến – Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Mở đầu câu chuyện, tác giả viết, bà Xuyến (người làng Thạch Bộ, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam), mô côi bố, sống cùng bà nội và chú thím ở quê nhà. Những năm từ 1924 đến 1928, bà theo học tại trường Đồng Khánh Huế.

Còn Phan Thanh (người làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Ông từng theo học trường Quốc học Huế, nhưng do nhà nghèo nên phải tranh thủ đi dạy thêm để có chút thu nhập. Chính nhờ việc đi dạy thêm mà ông quen được cô nữ sinh Đồng Khánh nhỏ nhắn, dịu dàng. Tác giả Nguyệt Tú viết, ông Phan Thanh là gia sư dạy các con nhà bác bà Xuyến, sau mỗi lần dạy xong họ lại tranh thủ gặp gỡ, nói chuyện. Sau này khi tốt nghiệp, ông Phan Thanh xuống miền thượng du Thanh Hóa dạy học. Khi công việc đã ổn định ông nhờ gia đình xuống dạm hỏi bà Xuyến và được đồng ý.

Chuyen-2-lan-yeu-2-lan-lay-chong-cua-Chu-tich-dau-tien-HLHPNVN

Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, ông Phan Thanh bị nhà cầm quyền Pháp cách chức theo lệnh của khâm sứ Trung kỳ vì hoạt động cách mạng. Các anh ông là Phan Nhụy, Phan Bôi (Hoàng Hữu Nam), Phan Tháo bị bắt, bị đi tù nhiều lần. Nghe được tin này, nhà bà Xuyến có ý định thoái hôn để tìm mối khác tốt hơn. Nhưng bà Xuyến không đồng ý, còn bỏ ăn để “chống đối” gia đình. Ông Phan Khôi (em họ của ông Phan Thanh) biết chuyện đã không quản đường xá đi xuống đặt vấn đề trực tiếp với bà Xuyến và thuyết phục thím bà Xuyến. Cuối cùng, gia đình cũng đồng ý và lễ thành hôn được tổ chức vào năm 1928. Đến năm 1932, vợ chồng bà Xuyến đón con trai đầu lòng ở Huế, đặt tên là Phan Vịnh.

Sau đó, gia đình bà Xuyến chuyển ra Hà Nội sinh sống, ông Thanh dạy học ở trường Thăng Long còn bà Xuyến dạy ở trường Hoài Đức. Hai người sống tại căn nhà số 16A5 đường Henri d’ Orléans (nay là đường Phùng Hưng) – đây cũng là một trụ sở cách mạng. Cũng chính ở căn nhà này, bà Xuyến và ông Thanh chào đón cậu con trai út, đặt tên là Phan Diễn. Sau này, con trai Phan Diễn của ông bà trở thành một nhà chính trị ưu tú ở Việt Nam, được đề bạt làm Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chuyen-2-lan-yeu-2-lan-lay-chong-cua-Chu-tich-dau-tien-HLHPNVN-8
Ông bà Lê Văn Hiến, Lê Thị Xuyến

Với truyền thống yêu nước khởi phát từ gia đình, sau khi ra Hà Nội, ông Phan Thanh tiếp tục hoạt động cách mạnh. Những năm 1936, 1939, bà Xuyến đã giúp đỡ ông Thanh nhiều trong phong trào Mặt trận bình dân. Thời gian này, ông cùng với các đồng chí Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp vận động thành lập Hội truyền bá chữ Quốc ngữ. Cùng thời gian, ông Lê Văn Hiến và vợ là bà Thái Thị Bôi, hoạt động bí mật ở Quảng Nam, Đà Nẵng. Ông Phan Thanh, bà Lê Thị Xuyến, ông Lê Văn Hiến, bà Thái Thị Bôi có tình cảm đồng hương, đồng chí. Ông Hiến, bà Bôi thường xuyên cung cấp tin tức phong trào đấu tranh cho quần chúng nhân dân.

Ông Phan Thanh là cách mạng tích cực nhưng số mệnh ông kém may mắn, năm 31 tuổi ông mất sau nhiều ngày ốm nặng. Thời điểm đó, bà Xuyến vừa tròn 30 tuổi. Tuy có đau đớn vì mất chồng nhưng nhìn hai đứa con thơ bà lại càng có động lực sống. Cũng từ đó, bà trực tiếp tham gia hoạt động cách mạng thay cả phần của chồng. Đám tang ông trở thành cuộc biểu dương lực lượng quần chúng đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ.

Gia đình thứ hai

Sau ngày Nhật đảo chính năm 1945, trường tạm đóng cửa, bà Xuyến ôm hai đứa con thơ về Quảng Nam sinh sống. Đồng thời nhận tài liệu Việt Minh đem về Trung Kỳ chuẩn bị Tổng khởi nghĩa. Sau khi cách mạng thành công, bà được mời ra Huế làm ủy viên xứu tế xã hội của ban hành chính Trung Bộ. Trong suốt 10 năm kể từ ngày chồng mất, bà Xuyến không nghĩ đến chuyện đi bước nữa, chuyên tâm hoạt động cách mạng và nuôi con.

Tuy nhiên, đến năm thứ 10, bà Xuyến quyết định đi bước nữa, tái hôn lần thứ hai với ông Lê Văn Hiến. Ông Hiến không chỉ là đồng hương mà còn là đồng chí của gia đình bà từ thời bà còn ở Hà Nội. Với cả bà Xuyến và ông Hiến, đây là sự bù đắp hai chiều, bởi cuối những năm 30, bà Bôi (vợ ông) đã hy sinh.

Được biết, sau khi Cách mạng thành công, ông Hiến  được đề bạt làm Bộ trưởng Bộ Tài chính trong Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau đó ít lâu, bà Xuyến trúng cử Quốc hội khóa I. Bà Xuyến nhận chức và lại chuyển ra Hà Nội làm việc. Không giống các gia đình “chắp vá” khác, con cái bà Xuyến rất quý ông Hiến, họ thường xuyên đến nhà ông Xuyến chơi.

Chuyen-2-lan-yeu-2-lan-lay-chong-cua-Chu-tich-dau-tien-HLHPNVN-0
Ông bà Lê Văn Hiến, Lê Thị Xuyến cùng các con cháu

Tháng 3/1946, sau chuyến đi công tác ở Nam Bộ về đến Hà Nội, ông Lê Văn Hiến bị sốt, nằm li bì trong căn phòng vắng. Suốt mấy ngày ông ốm, bà Xuyến chăm sóc rất tận tình, vì thế, tình cảm của ông bà ngày càng thắm thiết. Đến ngày 26/7/1947, Hội động chính phủ họp ở đình Hồng Thái. Lúc chưa họp, Hồ Chủ tịch gọi ông Hiến ra hỏi về vấn đề vợ con và có ý định giới thiệu cho ông một người phụ nữ phù hợp. Nghe Hồ Chủ tịch có ý này, ông Hiến ngơ ngẩn không biết trả lời thế nào vì bị Bác đẩy vào ông vào tình huống khó xử. Ông đành xin bác cho vài giờ để suy nghĩ. Đến tối, sau hai cuộc họp ông nói thật với Bác là đã hứa hẹn với bà Lê Thị Xuyến…

Hơn một năm sau, ông Hiến gửi thư về Quảng Nam báo cho gia đình biết chuyện của hai người. Còn bà Xuyên nhân dịp đi Công tác cũng ghé vào nhà ông Vũ Ngọc Phan và bà Phương Hằng (nơi bà Xuyến gửi hai cậu con trai khi tham gia kháng chiến). Tại đây, bà bàn với con trai lớn về ý định tái hôn, Phan Vĩnh đồng ý ngay, rồi sau đó báo tin cho Phan Diễn. 

Ngày 30/6/1949, bà Xuyến và ông Hiến về chung một nhà, hôn lễ được tổ chức ở xã Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang). Sau ngày cưới, bà Xuyến được ở cơ quan ông Hiến 3 ngày lo việc gia đình, sau đó hai người lại đi công tác. Trong thời kỳ kháng chiến, bà Xuyên và ông Hiến đều bận nên ít khi gặp nhau. Trong cuốn nhật ký, ông Hiến so sánh bà Xuyến như con chim “chợt đến, chợt đi”.

Mãi đến khi chuyển về Hà Nội, ông bà mới được gần nhau. Thời gian này, Lê Thị Ngọc Ái (con riêng của ông Hiến) chuyển về sống cùng ông bà. Bà Xuyến thương Ái như con đẻ. Năm 1960, Ái đang học ở Liên Xô thì yêu một thanh niên bản địa. Lúc đó, việc lấy chồng ngoại quốc ở nước ta còn khá ngặt nghèo, nhưng thương con nên bà Xuyến rất ủng hộ. Còn các con trai bà Xuyến thì con ông Hiến như bố đẻ, thường xuyên viết thư thăm hỏi, quà cáp.

Gia đình bà Xuyên và ông Hiến sống với nhau hạnh phúc, vui vẻ suốt gần 50 năm. Cho đến nay, trên bàn thờ nhà các con Phan Vịnh, Lê Ngọc Án, Phan Diễn đều treo ảnh 4 người, ông Phan Thanh, ông Lê Văn Hiến, bà Lê Thị Xuyến và bà Thái Thị Bôi.

Xem thêm: Đại tá Đinh Thế Hinh và chuyện "cởi áo cà sa, khoác chiến bào” cùng 26 nhà sư trở thành chiến sĩ Vệ quốc đoàn

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận