Có thể bạn chưa biết: 400 năm trước chúa Trịnh từng bắt quan viên "sao kê" tiền quỹ
Hiện nay "sao kê" đang chiếu mạng rất nhiều nghệ sĩ Vbiz khiến họ tất bật liên hệ với ngân hàng để minh bạch tiền từ thiện. Nhưng ít ai biết được, cách đây 400 năm, chúa Trịnh cũng có lần bắt quan viên phải "sao kê" tiền quỹ.
Vị chúa mở đầu cơ nghiệp của họ Trịnh là ai?
Trịnh Kiểm (14/9/1503 - 24/3/1570) tên thụy là Thế Tổ Minh Khang Thái vương. Ông là nhà chính trị, quân sự có ảnh hưởng của Đại Việt thời Nam - Bắc triều.
Trên danh nghĩa phò tá các vua Lê Trung hưng, ông là nhà lãnh đạo trên thực tế của phe Nam triều từ năm 1545 đến khi qua đời. Dù tước hiệu cao nhất của ông lúc sinh thời là Thái quốc công nhưng đời sau truy tôn ông làm Thế Tổ Minh Khang Vương và được xem là vị chúa đầu tiên của họ Trịnh - gia tộc nắm thực quyền cai trị Đại Việt hơn 200 năm từ giữa thế kỷ 16 đến cuối thế kỷ 18.
Trịnh Kiểm xuất thân trong gia đình nghèo khó ở vùng Thanh Hóa. Sau khi trưởng thành, ông theo Thái sư Hưng Quốc công Nguyễn Kim nổi quân chống nhà Mạc, dựng Lê Trang Tông làm hoàng đế ở phía Nam.
Nguyễn Kim thấy ông có sức khỏe và tài lược hơn người nên đã gả con gái là Nguyễn Thị Ngọc Bảo cho. Tiếp đó còn cho ông coi binh mã, cất nhắc đến tước Dực nghĩa hầu.
Trịnh Kiểm là người lập nhiều chiến công trong các trận đánh nhà Mạc. Vua Lê Trang Tông cũng coi ông là tâm phúc. Năm 1539, phong ông làm chức Đại tướng quân, tước Dực quận công. Lúc đó ông 37 tuổi.
Đến năm 1545, Nguyễn Kim chết. Từ đây, trên cương vị là Đô tướng tiết chế các dinh thủy bộ các xứ kiêm tổng nội ngoại bình chương quân quốc trọng sự, Thái sư Lượng quốc công (1545) và Thượng tướng Thái quốc công (1569), ông lãnh đạo chính quyền, quân đội của triều Lê trong gần 30 năm, trải qua 3 đời vua Lê Trang Tông, Lê Trung Tông và Lê Anh Tông.
Ông cũng được sử sách lưu danh là người có vai trò to lớn trong việc tổ chức nước nhà của Nam triều, qua những quyết định như: Dựng hành dinh ở Vạn Lại, tổ chức một số khoa thi Nho học, xây dựng quân đội, chiêu mộ nhân tài hào kiệt, đẩy lùi các cuộc tấn công của nhà Mạc vào Thanh Hóa - Nghệ An, chinh phục Thuận - Quảng từ tay nhà Mạc và mở nhiều chiến dịch lớn đánh lên phía Bắc. Dù chưa đạt được thắng lợi hoàn toàn (một phần do nhà Mạc còn mạnh và có người lãnh đạo giỏi là Khiêm vương Mạc Kính Điển), Trịnh Kiểm đã đặt nền móng cho các hậu duệ của mình hoàn thành sự nghiệp trung hưng Nhà Lê, khôi phục Đông Kinh, mở ra triều đại lâu dài của các vua Lê - chúa Trịnh.
Sau khi Trịnh Kiểm chết, được trao hiệu Thái Vương. Từ thời Trịnh Tùng (con thứ của Trịnh Kiểm) nắm quyền, người họ Trịnh chính thức được phong vương, mở ra thời kỳ vua Lê - chúa Trịnh.
Chúa Trịnh từng bắt quan viên "sao kê" tiền quỹ
"Sao kê từ thiện" là câu chuyện được nhắc đi nhắc lại suốt những ngày qua trên mạng xã hội. Một số sao hạng A của Vbiz bị réo tên trong câu chuyện này là Trấn Thành, Hoài Linh, Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng... Trong số đó, có nghệ sĩ đã công bố sao kê, có nghệ đang hẹn ngày đi sao kê và cũng có nghệ sĩ đáp trả khi bị yêu cầu sao kê...
"Sao kê" tưởng chừng như là câu chuyện mới, nổi lên cách đây một vài tháng. Thế nhưng ít ai biết được, cách đây 400 năm, chúa Trịnh cũng từng bắt quan viên "sao kê" tiền quỹ. Chuyện như sau:
Vào năm 1558, Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng và gia quyến cùng các tướng Nguyễn Ư Dĩ, Mạc Cảnh Huống, Văn Thanh, Thạch Xuyên, Tường Lộc, Thường Trung, Vũ Thì Trung, Vũ Thì An và hàng nghìn đồng hương thân tín Thanh – Nghệ đi vào Thuận Hóa. Khi đến nơi, đoàn thuyền đã đi vào cửa Việt Yên (nay là Cửa Việt), đóng tại Gò Phù Sa, xã Ái Tử, huyện Vũ Xương (nay là huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) và nơi chọn nơi này để lập Thủ Phủ gọi là dinh Ái Tử.
Lưu Thủ Thuận Hóa Tống Phước Trị (quê Tống Sơn, Thanh Hóa) đã dâng nộp bản đổ, sổ sách - một cách sao kê trong xứ cho Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng và theo phò tá ông.
Đến mùa đông năm 1560, Nguyễn Hoàng cho đặt đồn cửa biển giữa miền duyên hải, do bấy giờ quân Mạc thường theo đường biển vào cướp Thanh Nghê nên phải đề phòng. Vào tháng 3 năm 1568, trấn thủ Quảng Nam là Trấn quận công Bùi Tá Hán mất. Thượng tướng Thái công Trịnh Kiểm lấy Nguyên quận công Nguyễn Bá Quýnh làm tổng binh thay giữ đất ấy.
Đến năm 1569, Nguyễn Hoàng ra Thanh Hóa yết kiến Lê Anh Tông, nộp quân lương giúp Nam triều đánh nhà Mạc, rồi đến phủ Thượng tướng lạy mừng Trịnh Kiểm.
Trịnh Kiểm hài lòng, phong ông làm trấn thủ luôn đất Quảng Nam, thay cho Nguyễn Bá Quýnh. Nguyễn Hoàng làm Tổng Trấn Tướng quân kiêm quản cả Xứ Quảng Nam và Xứ Thuận Hóa. Lệ mỗi năm phải nộp thuế là 400 cân bạc, 500 tấm lụa.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận