Pháp đã từng "sốc nặng" khi phát động chiến dịch diệt chuột ở Hà Nội đầu thế kỷ 20

Người Pháp thuê người dân bản địa diệt chuột, số lượng có giảm đi. Song chuột sinh sản nhanh khiến họ quyết định trao thưởng cho ai mang được đuôi chuột đến. Song nào họ lại bị sốc khi người dân sẵn sàng nuôi chuột để kiếm thêm tiền.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo tờ VnExpress, câu chuyện này được đăng trên Obscura ngày 6/6 /2017 với tiêu đề "Cuộc thảm sát chuột ở Hà Nội năm 1902 không diễn ra đúng kế hoạch". 

Vào năm 1897, Paul Doumer - nhân viên Chính phủ Pháp (40 tuổi) đến Hà Nội. Ông rời bỏ sự nghiệp bộ trưởng tài chsinh sau thất bại lớn của kế hoạch về thuế thu nhập mới và được đề nghị giữ chức Toàn quyền Đông Dương - một nhóm thuộc địa Pháp ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Đến Đông Dương, Paul Doumer bắt đầu trong bị cho nơi này cơ sở hạ tầng hiện đại nhằm mục đích thể hiện sự thịnh vượng Pháp, nhất là ở Thủ đô Hà Nội. Bước sang thế kỷ mới, nhà của một tên thực dân Pháp điển hình ở Hà Nội nằm trên đại lộ rộng thênh thang, nhiều cây xanh. Ngôi biệt thự rộng rãi này có nhiều phòng, nội thất đến từ châu Âu và đáng chú hơn cả là có bồn cầu hiện đại.

chien-dich-diet-chuot-o-ha-noi-dau-tk-20-va-that-bai-cua-nguoi-phap-0
Paul Doumer, Toàn quyền Đông Dương từ năm 1897 đến 1902

Khi đó, Paul Doumer nghĩ rằng, không có cách nào tốt hơn để phân biệt Hà Nội thuộc Pháp với Hà Nội cũ là "toilet". Cũng trong thời gian cầm quyền,  Paul Doumer đã xây dựng hệ thống cống rãnh dưới mặt đất tại những khu đông đúc dân cư. 

Thế nhưng,  Paul Doumer đã rơi vào tình trạng mất tinh thần khi chuột bắt đầu xuất hiện trong các cống rãnh. Chuột sinh sôi nảy nở rất đông, đến mức khiến người ta nhìn thấy đã kinh hãi. 

Khi chính quyền do  Paul Doumer lãnh đạo đặt hơn 9 dặm ống cống bên dưới lòng đất ở Hà Nội, vô tình 9 dặm thiên đường mát mẻ dành cho loài gặm nhấm này được tạo ra. Đây là nơi chúng tha hồ sinh sôi mà không e sợ bất kỳ kẻ thù nào. Nếu đói, chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào các căn hộ cao cấp để tìm kiếm thức ăn. Và cứ thế, chúng phát triển theo cấp số nhân, dần dần tràn lên cả mặt đất.

Nhưng có vẻ như điều đó chưa đủ để phá vỡ ảo tưởng của những kẻ thực dân về hình ảnh châu Âu bình yên trong lòng châu Á. Và khi dịch bệnh xuất hiện, chuột bị nghi là "thủ phạm" gây bệnh.

Để giải quyết tình trạng bệnh dịch, một giải pháp dược đưa ra: Những thợ săn chuột Việt Nam được chính phủ thực dân thuê chui xuống cống để tận tay bắt từng con chuột. Công cán sẽ được trả theo số lượng chuột mà họ bắt được.

Cũng từ đây thuật ngữ cuộc "thảm sát" chuột ở Hà Nội ra đời. Trong tuần cuối cùng của tháng 4 năm 1920, 7.985 con chuột đã bị giết - đó mới là khởi đầu. Các "sát thủ" tiếp tục tích lũy kinh nghiệm trong tháng 5, đẩy số chuột chết lên đến hơn 4.000 con mỗi ngày.

chien-dich-diet-chuot-o-ha-noi-dau-tk-20-va-that-bai-cua-nguoi-phap-8
Loài chuột sinh sôi nảy nở trong ống cống ở Hà Nội

Và con số này càng ngày càng đáng kinh ngạc. Chỉ trong ngày 30/5, 15.041 con chuột bị kết liễu. Đến tháng 6, số chuột bị giết mỗi ngày đạt mốc 10.000, đỉnh điểm là 22.112 vào ngày 21/6.

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn không ai biết chính xác chuột đã được bắt và giết theo cách nào. Chúng ta chỉ biết về cuộc săn chuột này bởi trong những năm 90, sử gia Michael Vann khi nghiên cứu về chủ nghĩa thực dân Pháp đã phát hiện ra tập tài liệu "Cuộc tiêu diệt động vật: Chuột".

Bên trong tập tài liệu này còn một số giấy tờ lộn xộn, khó hiểu. Nó ghi lại danh sách số lượng chuột bị tiêu diệt ở Hà Nội tại giai đoạn vừa bước sang thế kỷ mới. Vann bị hấp dẫn bởi tài liệu này và quyết định tìm hiểu câu chuyện.

Săn chuột thời kỳ đó không hề dễ dàng và Van đã viết về chuyện đó như sau: "Người ta phải thâm nhập vào hệ thống cống rãnh tối tăm, chật chội, đi xuyên qua rác thải của con người ở nhiều hình thức phân hủy và săn lùng loài động vật hoang dã khá hung dữ, có thể bao gồm cả bọ chét mang bệnh dịch hạch hay các loại bệnh truyền nhiễm khác. Đó thậm chí chưa đề cập đến khả năng tồn tại động vật nguy hiểm khác như rắn, nhện và các sinh vật khiến tác giả lo sợ đến nổi da gà".

Sau cùng, những người cầm quyền trong chính quyền thực dân nhận ra rằng, họ không thể giảm bớt số lượng chuột đang sinh sôi với việc sử dụng đội quân diệt chuột ở quy mô nhỏ.

Và họ chuyển sang một kế hoạch quy mô hơn, đề nghị tất cả người dân tham các cuộc đi săn chuột. Phần thưởng được đưa ra là 1 xu cho 1 con chuột. Việc người dân cần làm là bắt chuột, sau đó gửi đuôi chuột đến văn phòng thành phố để chứng minh và nhận tiền thưởng.

Bằng cách này, chính phủ sẽ không bị ngập trong xác của những con chuột còn nguyên. "Tôi luôn thắc mắc không biết ai là người khốn khổ phải đếm những chiếc đuôi chuột đó", ông Vann nói.

Người Pháp khi đó đặc biệt hài lòng với phương án này bởi họ đang khuyến khích chủ nghĩa kinh doanh ở Việt Nam. Những ngày đầu, mọi chuyện diễn ra khá hiệu quả. Những chiến đuôi chuột liên tục được chuyển và tiền thưởng liên tục được xuất ra. Tuy nhiên, cảnh tượng gây tò mò bắt đầu diễn ra khắp thành phố: Những con chuột còn sống chạy loanh quanh, nhưng không có đuôi.

Hóa ra những thợ săn chỉ cắt cụt đuôi thay vì bắt cả một con chuột khỏe mạnh, đối tượng có khả năng sinh sản và có thể tạo ra rất nhiều con chuột khác - những con chuột mà đuôi của nó mang lại giá trị. Một số báo cáo còn chỉ ra người Việt buôn lậu chuột từ nước ngoài vào thủ đô. Giọt nước tràn ly khi các thanh tra y tế phát hiện những trang trại nuôi chuột mọc lên ở ngoại ô Hà Nội.

chien-dich-diet-chuot-o-ha-noi-dau-tk-20-va-that-bai-cua-nguoi-phap-6
Ông Vann trong một buổi nói chuyện

Lúc này, người Pháp lại nhận ra, đây không phải ý nghĩa kinh doanh mà họ muốn hướng đến. Và khoản tiền thưởng bị hủy bỏ. Những công dân trong thành phố "từ chức" thợ săn chuột để sống chung với chuột.

Tuy nhiên, người Pháp đã phán đoán chính xác nguyên nhân lây lan dịch hạch. Cụ thể, với những con chuột còn sót lại trong ống cống, dịch bệnh bùng phát ở Hà Nội. Ít nhất 263 người chết, hầu hết là người Việt Nam. 

Trong khi đó, Doumer bay về Pháp. Ông được hoan nghênh là vị Toàn quyền Đông Dương hiệu quả nhất lúc bấy giờ. Sau đó, ông trở thành Tổng thống Pháp.

"Đó là câu chuyện đạo đức về sự kiêu ngạo của những con người hiện đại, khi đặt quá nhiều niềm tin vào khoa học và lý trí, sử dụng kinh doanh để giải quyết mọi vấn đề. Đây cũng chính là lối tư duy dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất - những người cầm đầu nghĩ rằng súng máy giết người rất hiệu quả nên sẽ khiến cuộc chiến kết thúc nhanh. Những gì thật sự xảy ra là một cuộc chiến tranh kéo dài, khiến rất nhiều người thiệt mạng", Vann nói.

Ngày nay, cuộc "thảm sát" chuột ở Hà Nội được xem là ví dụ điển hình của "hiệu ứng rắn hổ mang" - một thuyết kinh tế ám chỉ việc khuyến khích điều gì đó trong một hệ thống phức tạp có thể dẫn đến hậu quả khó lường.

"Hãy cảnh giác với những chương trình được tạo ra trong hoàn cảnh sự ngạo mạn thể hiện quá rõ rệt và chênh lệch quyền lực quá lớn, khi đó dấu hiệu hiển nhiên của vấn đề có thể bị lờ đi", nhà sử học rút ra bài học. 

Nghiên cứu của Michael G.Vann đã hấp dẫn họa sĩ Liz Clarke. Họ đã cùng thực hiện cuốn sách tranh The Great Hanoi Rat Hunt: Empire, Disease, and Modernity in French Colonial Vietnam (tạm dịch: Cuộc đại thảm sát chuột tại Hà Nội: Đế chế, Dịch bệnh và Sự Hiện đại ở VN thời Pháp thuộc) được Oxford University Press phát hành vào năm 2018.

Được biết, vào năm 1997, Vann đến Việt Nam để nghiên cứu tài liệu về cuộc thảm sát chuột. Một ngày nọ, ông với tay đến ngăn kéo trên cùng chứa các tài liệu bằng tiếng Pháp trước năm 1954 và cảm thấy một con chuột lướt nhanh qua tay mình. Đã một thời gian dài kể từ khi người Pháp rút khỏi Việt Nam, chuột vẫn tồn tại.

Hiệu ứng rắn hổ mang (Cobra Effect) do nhà kinh tế học Horst Siebert người Đức đặt, có nguồn gốc từ Ấn Độ thời thuộc Anh. Chính phủ Anh khi đó lo ngại về số lượng rắn hổ mang độc ở Delhi, do đó đề nghị thưởng tiền cho mỗi con rắn hổ mang bị bắt giết.

Chiến lược thành công lúc ban đầu, tuy nhiên sau đó nhiều người nghĩ đến việc tăng thu nhập bằng cách nuôi rắn hổ mang. Khi chính phủ phát hiện, chương trình treo thưởng bị hủy bỏ, quần thể rắn hổ mang hoang dã tiếp tục bành trướng. 

Xem thêm: Vua Bảo Đại từng bị tình địch người Pháp bắn gãy chân ở Đà Lạt?

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Cùng ngắm nhìn lại loạt ảnh về giao thông ở Hà Nội vào năm 1989 qua ống kính của nữ phóng viên người Pháp. Những con đường quen thuộc mang đậm dấu ấn của thời gian.

Loạt ảnh về giao thông ở Hà Nội cuối thập niên 80 qua ống kính người Pháp
0 Bình luận

Với tư cách là một viên sĩ quan phụ trách kế toán trên tàu của Công ty Đông Ấn Hà Lan, Daniel Tavernier đã từng đặt chân đến Thăng Long trong khoảng thời gian 1639-1645 và có nhiều trải nghiệm, ấn tượng sâu sắc về nơi này.

Nhớ về Thăng Long một thời từng khiến người Pháp phải choáng ngợp
0 Bình luận

Cùng xem lại những những hình ảnh tư liệu quý về tỉnh Thái Bình thập niên 1920 cho ta thấy được cuộc sống của Miền Bắc cách đây hơn 100 năm.

Những hình ảnh sống động về cuộc sống ở tỉnh Thái Bình cách đây 100 năm qua ống kính nhiếp ảnh gia người Pháp
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Kịp thời cứu người phụ nữ mang thai 8 tháng rơi xuống giếng sâu 20m

Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.

Đăng Dương
Đăng Dương 10 giờ trước
“10 năm cõng bạn” – khoảnh khắc đẹp nhất tại lễ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa

Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.

Hải An
Hải An 12 giờ trước
Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Cựu chiến binh Đà Nẵng tự nguyện hiến gần 700m2 đất để mở đường

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại TP. Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất để mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư, dựng xây quê hương.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Quân đội Nhân dân Việt Nam hào hùng tham gia lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

68 quân nhân đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, diễn ra trên Quảng trường Đỏ Matxcơva (Nga).

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Vinmec ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi

Vinmec vừa thực hiện thành công ca ghép gan đặc biệt cho bệnh nhi N.L.T 8 tháng tuổi, chỉ nặng 6.5kg từ nguồn tạng hiến của bệnh nhân chết não.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Hai cha con đoàn tụ đúng ngày đất nước thống nhất sau 57 năm thất lạc

Sau 57 năm thất lạc, hai cha con ông Chu Nghiêm (84 tuổi, trú P.Tương Mai, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) đã được đoàn tụ vào đúng ngày 30/4.

Hải An
Hải An 04/05
''Vua dầu mỏ'' Rockefeller dạy con 5 điều: Toàn những thứ đơn giản mà giúp gia tộc bền vững trăm năm

Tư duy dạy con "vua dầu mỏ" Rockefeller không có gì quá vĩ mô nhưng lại khiến nhiều người phải suy ngẫm và điều chỉnh lại cách giáo dục con cái của mình.

Đáng giá hơn bạc vàng, 4 câu nói này của cha mẹ sẽ giúp con trưởng thành tự tin, giàu có, hiếu thảo

Đứa trẻ càng cảm nhận được nhiều "tình yêu" từ cha mẹ và người thân thì chiếc dây diều "tình yêu" càng vững chắc.

Nghịch lý từ Harvard: Cha mẹ càng hay sửa sai, IQ con cái càng giảm rõ rệt

Nghiên cứu của Harvard chỉ ra, cha mẹ càng hay sửa sai, chỉ số thông minh của con càng giảm. Đây là hồi chuông cảnh báo thức tỉnh cha mẹ trong cách giáo dục con.

PC Right 1 GIF
Đề xuất