Chân dung 4 vị hoàng đế trong sử Việt lên ngôi đúng Mùng 1 Tết

Mạc Thái Tông, Lê Thế Tông, Minh Mạng, Thành Thái là những vị hoàng đế lên ngôi vào đúng mùng 1 Tết. Nhân dịp Tết đến xuân về, Sống Đẹp xin điểm lại cuộc đời, sự nghiệp của những vị vua này.

Đỗ Thu Nga
09:00 01/02/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

1. Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh, 1500-1540)

Mạc Thái Tông (1500 – 25 tháng 01 năm 1540 / 03 tháng 03 năm 1540) là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi từ năm 1530 đến 1540, trị vì tổng cộng 10 năm. Trong thời gian cai trị đất nước, ông dùng niên hiệu Đại Chính, nên còn được gọi là Đại Chính đế. Thời kỳ của ông được gọi là Đại Chính chi trị. 

Theo sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn, “năm Canh Dần (1530), tháng giêng, mùng 1 là ngày Đinh Hợi, Đăng Doanh tiếm ngôi vua, đổi niên hiệu là Đại Chính”.

Mạc Thái Tông được xem là ông vua có nhiều đóng góp to lớn trong việc trị nước. Sinh thời, ông chú trọng khoa cử, đều đặn 3 năm, ông mở một khoa thi để tuyển chọn nhân tài phục vụ quốc gia. 

Chan-dung-4-vi-hoang-de-len-ngoi-dung-Mung-1-Tet-0

Khi mới đăng cơ, ông thấy nước nhà có nạn trộm cướp nên đã cấm dân các xứ không được mang gươm giáo, dao nhọn và binh khí ra đường. Ai sai lệnh sẽ trị tội. Từ đó những người buôn bán chỉ đi tay không, không phải mang khí giới tự vệ. Do đó, theo sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn, "trong vài năm trộm cướp biệt tăm, súc vật nuôi tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm điểm lại".

Liên tiếp trong mấy năm được mùa, nhân dân được no đủ, trong nước được yên ổn. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi nhận thời thịnh trị của Mạc Thái Tông: "Đêm ngủ không cần đóng cửa, ngoài đường không nhặt của rơi".

2. Lê Thế Tông (Lê Duy Đàm, 1566-1599)

Lê Thế Tông (1567 - 12 tháng 10 năm 1599), tên húy là Lê Duy Đàm, là vị hoàng đế thứ tư của Hoàng triều Lê - giai đoạn Trung hưng và thứ 15 của triều Hậu lê nước Đại Việt. Ông ở ngôi từ năm 1573 đến năm 1599.

Sử chép, ông là con thứ 5 của vua Lê Anh Tông, sinh vào thời kỳ Nam - Bắc triều. Ông được Trịnh Tùng đưa lên ngôi vua đúng ngày đầu năm mới năm 1573.

Chan-dung-4-vi-hoang-de-len-ngoi-dung-Mung-1-Tet-8

Vua Lê Thế Tông cai trị trong thời kỳ Trịnh Tùng chiếm được kinh thành từ tay nhà Mạc. Kể từ đây, quyền lực thực sự rơi vào tay Trịnh Tùng. Vua không có thực quyền, bắt đầu thời kỳ được gọi là thời vua Lê chúa Trịnh. 

Ngày 12 tháng 10 cùng năm, Lê Thế Tông qua đời, Trịnh Tùng bàn với các quan rằng Thái tử không thông minh mẫn tiệp, bèn lập con thứ là Duy Tân. Ngày 15 tháng 10, Duy Tân lên nối ngôi, tức là Lê Kính Tông.

3. Thánh Tổ Nhân Hoàng đế (vua Minh Mạng, 1791-1841)

Vua Minh Mạng (25/5/1791 - 20/1/1844) hay Minh Mệnh là vị hoàng đế thứ 2 của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1820 đến khi ông qua đời, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thánh Tổ. 

Tên thật của ông là Nguyễn Phúc Đản, con trai thứ tư của vua Gia Long (Nguyễn Ánh), lên ngôi vào sáng Mùng 1 năm Canh Thìn (1820). Trong 21 năm trị vì, Minh Mạng ban bố hàng loạt cải cách quốc nội.

Chan-dung-4-vi-hoang-de-len-ngoi-dung-Mung-1-Tet-6

Ông chính là người đổi tiên nước Việt Nam thành Đại Nam, lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở Huế, bãi bỏ chức Tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Những cải cách của ông từ trong nội bộ đến ngoại giao đã góp phần xây dựng đất nước hùng cường, lớn mạnh nhất khu vực.

Vốn là người tinh thông nho học và sùng đạo Khổng Mạnh, vua Minh Mạng rất quan tâm việc học tập và củng cố thi cử. Năm 1822, ông mở lại các kỳ thi Hội, Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài.

Dưới thời cai trị của vua Minh Mạng, lãnh thổ Việt Nam được mở rộng hơn so với các triều đại trước, kéo dài từ Lạng Sơn tới tận Cà Mau.

4. Hoài Trạch Công Hoàng đế (vua Thành Thái)

Vua Thành Thái (14/3/1879 - 20/3/1954) tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Lân. Ông là hoàng đến thứ 10 của triều Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. 

Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức. Ngày 27/12/1888 (Mậu Tý), vua Đồng Khánh mất vì bệnh khi mới 25 tuổi. Bửu Lân được chọn lên ngai vàng ngày mùng 1 tháng giêng năm Kỷ Sửu (1889), lấy niên hiệu là Thành Thái.

Tuy lên ngôi năm 10 tuổi nhưng vua Thành Thái đã bộc lộ rõ tố chất yêu nước, có quan điểm chống Pháp, không ưa quan lại xu nịnh. Những hành động của vị vua trẻ tuổi bị quan lại Pháp để ý. Chúng tìm mọi cách để loại bỏ vua khỏi ngai vàng.

Vào ngày 29/7/1907, vua Thành Thái không phê chuẩn việc bổ nhiệm một số quan lại đã được Khâm sứ Pháp và Hội đồng Thượng thư thỏa thuận. Chúng tuyên bố truất quyền và quản thúc Thành Thái trong đại nội.

Chan-dung-4-vi-hoang-de-len-ngoi-dung-Mung-1-Tet-4

Đến ngày 3/9/1907, triều thần theo lệnh của Pháp vào điện Càn Thành dâng vua dự thảo chiếu thoái vị, với lý do sức khoẻ không bảo đảm.

Khi xem xong bản dự thảo, vua Thành Thái chỉ cười, ghi ngay hai chữ "phê chuẩn" rồi quay lưng đi vào. Ngày 12/9/1907, ông bị đưa đi quản thúc ở Cap Saint Jacques (Vũng Tàu ngày nay).

Đến năm 1916, ông bị đày ra đảo cùng con trai. Đến tháng 5/1945, nhờ sự vận động của con gái và con rể của ông (vợ chồng luật sư Vương Quang Nhường), cựu hoàng Thành Thái mới được về sống ở Vũng Tàu.

Đến tháng 3/1953, ông mới được cho về Huế thăm lăng tẩm cha mẹ. Vua mất ngày 24/3/1954, được an táng tại xã An Cựu, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên, thọ 75 tuổi.

Xem thêm: Mùng 1 Tết Nhâm Dần nên mặc màu gì để hút tài lộc, may mắn?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận