Câu chuyện Phật giáo về "lòng hiếu thảo": Nghe để thấy chúng ta đã hiểu sai thế nào

Lòng hiếu thảo không đơn giản chỉ là cho bố mẹ ăn đồ ngon, mặc quần áo đẹp....Hãy lắng nghe câu chuyện Phật giáo dưới đây để hiểu hơn về hai chữ "hiếu thảo".

Đỗ Thu Nga
16:00 10/07/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong kinh Phật, lòng hiếu thảo luôn được đề cao. Thuở Phật còn tại thế, có một vị chư Thiên đến hỏi: "Bạch Đức Thế Tôn, làm sao để có được vận may?" Phật đáp: "Phụng dưỡng cha và mẹ là vận may tối thượng" (Kinh Hạnh Phúc).

Cha mẹ vì ta mà hi sinh, ta lại hi sinh cho những đứa con. Đó là gốc rễ, cội nguồn và là đạo lý chân chính nhất của cuộc đời này. Hãy luôn sống để làm tròn chữ hiếu với cha mẹ và nuôi dạy con cái theo đức hiếu sinh. 

Câu chuyện về lòng hiếu thảo

Trung Quốc có một người gọi là Đổng Vĩnh rất hiếu thảo với cha mẹ, anh là người nghèo, trong khi đó hàng xóm của anh có tên Vương Kỳ là người giàu có.

Bất chấp hoàn cảnh gia đình, mẹ của Đổng Vĩnh dù đã lớn tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh mập mạp, tinh thần luôn vui vẻ. Gia đình Vương Kỳ tuy sung túc, ăn sung mặc sướng như mẹ của anh lại ốm yếu, bệnh hoạn, thường xuyên lo âu, buồn khổ.

Nhân một ngày cả hai cậu con trai đi vắng, mẹ của Vương Kỳ hỏi mẹ Đổng Vĩnh: "Bà cao tuổi, nhà lại nghèo như thế, cũng không có gì ngon để ăn. Vậy tại sao bà mập như vậy?".

cau-chuyen-phat-giao-ve-long-hieu-thao-8

Mẹ của Đổng Vĩnh từ tốn đáp: "Là vì con trai của tôi rất là hiếu thảo, nó không dám làm một việc gì xấu cả, lại rất thật thà, chăm chỉ. Tôi không có điều chi đau buồn về nó, lại rất hài lòng. Tâm hồn thoải mái, thân thể khỏe mạnh, tôi thích như vậy, nên tôi mập được".

Mẹ của Đổng Vĩnh hỏi lại: "Bà có tiền như thế, ăn toàn là thứ ngon vật lạ, tại sao lại ốm như vậy? Bà ốm như cây sậy, có phải là bệnh gì không?". 

Mẹ của Vương Kỳ trả lời: "Có tiền ăn của ngon vật lạ là vậy nhưng con trai tôi tính tình không thật thà, làm ăn phi pháp, hôm hay phạm pháp, ngày mai cũng phạm pháp. Ba hôm nay bị sai nha bắt tra hỏi, mai lại có lệnh gọi của phủ đường gửi đến.

Ngày nào cũng lo lắng vì nó nên dù được ăn ngon cũng cảm thấy không vui, từ sáng đến tối lúc nào cũng ưu sầu, lo buồn. Cho nên tôi càng ngày càng ốm đi, mập không nổi, đều là vì buồn bực chuyện này"... 

Xin hãy hiểu đúng về lòng hiếu thảo

Hiếu có bốn loại: Có tiểu hiếu, đại hiếu, viễn hiếu, cận hiếu.

TIỂU HIẾU: là hiếu với gia đình, chính là có hiếu thuận với cha mẹ của mình ở nhà, chứ chưa hiếu thuận với tất cả mọi người, chưa có thể làm một người Hiếu quảng đại. 

ĐẠI HIẾU: chính là Hiếu quảng đại: hiếu với khắp thiên hạ, xem tất cả cha mẹ trên đời là cha mẹ của mình. Đây gọi là hiếu thảo với tất cả mọi người. Nhưng đại hiếu này còn chưa nói đến việc hiếu thảo chân chánh. 

"Hiếu thảo chân chánh" hay còn gọi là Chân hiếu: Lòng hiếu này vượt ngoài bốn loại hiếu kia; nó là một loại hiếu chân chánh.

Vì thế, tưởng rằng đức Thích Ca xuất gia làm trái lời phụ thân là bất hiếu nhưng không phải. Dù bị nhốt ở trong cung, nhưng Ngài vẫn lén đi xuất gia tu hành. Ngài tu khổ hạnh sáu năm trên núi Tuyết, rồi sau đó Ngài ngộ đạo thành Phật dưới cội cây Bồ đề, đây là sự hiếu thảo chân chánh. Cho nên sau khi Ngài thành Phật, Ngài lên cung trời thuyết pháp cho mẹ. 

cau-chuyen-phat-giao-ve-long-hieu-thao

CẬN HIẾU: là làm việc có hiệu với cha mẹ hiện tại, đi học cũng là phương pháp hiếu thảo với cha mẹ. Cận hiếu là hiếu thảo đời này. Cận hiếu cũng có thể nói là tiểu hiếu

VIỄN HIẾU: là hiếu thảo muôn đời. 

Cha mẹ cho chúng ta thân thể này, không ai từ đất chui lên hay từ trên trời rơi xuống, vì thế, một người dù mang thân phận gì, từ vua cho đến thứ dân, từ người trí thức cho đến kẻ không được học hành, từ người sang đến kẻ hèn, nếu bất hiếu với cha mẹ thì không đủ tư cách làm người. Nếu không hiếu thảo với cha mẹ thì thành công cũng chỉ để bỏ đi.

Dù cha mẹ có xuất thân thấp hèn cũng là người đã tạo ra mình, nuôi lớn mình bằng tình yêu, cho ta hình dáng như hiện tại, nếu không có cha mẹ thì mình đâu có được ngày hôm nay. Hay có những bậc sinh thành do điều kiện nào đó mà không nuôi nấng chăm sóc được mình, nhưng cái ân nghĩa của việc sinh ra thân này thì cũng đủ để mình mang suốt đời.

Có người vì hoàn cảnh này hoàn cảnh khác mà phải bỏ con mình, chứ thực ra thì không ai muốn và rồi những người con đó lớn lên thì oán cha oán mẹ, thì cái oán này cũng không đúng. Hãy quán chiếu cái ân tình của cha của mẹ thuở ban đầu, họ đã nên ân nên nghĩa với ta từ khi ta trú ngụ vào thai mẹ.

Không ai có thể phủ nhận công ơn cha mẹ đã cho con vóc dáng hình hài, đã cho con cơ hội làm người mà không phải chúng sinh nào cũng dễ dàng có được. Vì thế không nên oán hận cha mẹ, không nên khinh rẻ, bạc đãi cha mẹ.

Xem thêm: Tiểu hòa thượng bị rắn cắn - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận