Ước mơ của cậu bé "chim cánh cụt" Hoàng Quốc Hưng: Được làm việc trên máy tính và nghiên cứu phần mềm

Nhìn bố mẹ vất vả, bản thân lại có khuyết tật, cậu bé "chim cánh cụt" Hoàng Quốc Hưng muốn học giỏi để sau này ổn định công việc. Ước mơ của Hưng là được làm việc trên máy tính, nghiên cứu phần mềm.

Đỗ Thu Nga
11:01 03/06/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Khuyết tật là chuyện "bình thường thôi"

Khuyết tật - từ mà chỉ cần nghe đến đã khiến người ta buồn chán. Khuyết tật giống như một sợi dây cương ghì chân những con người kém may mắn. Và có không ít người đã gục ngã trước sợi dây cương này.

Tuy nhiên, ở ngoài kia vẫn còn rất nhiều người nghị lực, mạnh mẽ đứng dậy vượt qua nghịch cảnh khuyết tật để sống cuộc đời ý nghĩa. Và cậu bé Hoàng Quốc Hưng (9 tuổi, trú tại Minh Lập, Đồng Hỷ, Thái Nguyên) là một ví dụ điển hình.

Tuy mới 9 tuổi, không có hai bàn tay, chân cũng không lành lặn nhưng Quốc Hưng có thể làm được nhiều việc mà các bạn nhỏ cùng trang lứa có khi "lười" không muốn làm. 

Cau-be-Hoang-Quoc-Hung-va-nghi-luc-song-khien-ai-cung-ne-phuc-8
Quốc Hùng có thể làm được nhiều công việc trong gia đình để phụ giúp cha mẹ

Thường thì sau bữa cơm tối, Hưng sẽ làm công việc quen thuộc, quét những hạt cơm thừa vương vãi trên chiếu. Không có bàn tay, cậu bé cao chưa đến 1 mét ghì chặt cán chổi vào má, kẹp phần thân vào hai bắp tay ngắn ngủi để điều khiển cây chổi. 

Những ngày cuối tháng 5, tâm trạng của Hưng vui hơn rất nhiều vì đạt được 9, 10 thi cuối kỳ môn Toán và Tập đọc. Kết thúc năm học đầy biến động vì dịch bệnh, Hưng chuẩn bị cùng các em trải qua những ngày hè sôi động trong chuyến về quê sắp tới. 

Cậu bé "chim cánh cụt" viết chữ đẹp, mê thể thao

Theo VnExpress, Quốc Hưng sinh ra không có tay, chân cũng không phát triển bình thường. Khi mang thai, chị Đỗ Thị Phượng (mẹ Hưng) đi khám, siêu âm đều đặt và được thông báo thai nhi bình thường. Hưng chào đời thiếu tháng, bằng phương pháp sinh mổ ở Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên. 

Khi ấy, bác sĩ tiên lượng, cậu bé chỉ sống được vài giờ. Nhưng với sức sống mãnh liệt, cậu bé đã vượt qua được giai đoạn nguy hiểm nhất.

Gia đình lúc đó sợ chị Phương sốc nên đã giấu nhẹm chuyện Hưng không có tay. Lần đầu tiên trông thấy con sau 7 ngày về nhà, chị Phương không khỏi sửng sốt.

Cau-be-Hoang-Quoc-Hung-va-nghi-luc-song-khien-ai-cung-ne-phuc-9
Quốc Hưng luyện viết chữ

"Nhìn thằng bé được quấn tã gọn gàng, đôi mắt sáng bừng, dáo dác nhìn quanh, tôi thương quá. Tôi dặn mình 'chấp nhận số phận' để nuôi con khôn lớn", chị Phượng nhớ lại.

Chị Phương tâm sự thêm, ngày bé, thấy mình khác các bạn, Hưng cũng hay thắc mắc. Bà mẹ 30 tuổi giải thích rồi truyền cho con tinh thần lạc quan. Về sau, Hưng không còn băn khoăn nữa, cậu bé dần học được cách chấp nhận và tìm cách khắc phục những thiếu thốn, yếu điểm của mình.

Năm 2 - 3 tuổi, Hưng bắt đầu kẹp bàn chải đánh răng vào má để vệ sinh cá nhân. Đến lớp mầm non, em cũng kẹp thìa vào má để xúc ăn. Lúc đầu chưa quen, Hưng làm vương vãi cơm ra ngoài. Dần dần, cậu bé thuần thục các động tác, chủ động trong phần lớn công việc, trừ khi vệ sinh phải có người hỗ trợ.

Khi cánh tay đã thuần thục làm một số việc cá nhân thì Hưng bắt đầu học viết chữ. "Con muốn tự làm mọi việc, tập viết bằng bút chì, rồi bút máy mà không cần ai hỗ trợ", chị Hằng cho hay.

Cau-be-Hoang-Quoc-Hung-va-nghi-luc-song-khien-ai-cung-ne-phuc-0
Đây là chữ do Quốc Hưng viết

Nghe mẹ kể về hành trình tập viết của mình, Hưng liền khoe bài chính tả ở lớp đạt điểm cao. "Những ngày đầu viết không quen, em cũng thấy mỏi. Nhưng lúc đã cố định được bút vào má, em dùng cằm nhẹ nhàng đưa bút sao cho nét chữ đều và không lem mực ra vở", Hưng mô tả.

Không chỉ viết chữ thuần thục, Hưng còn có tình bạn đẹp với cậu bạn tên Đại. Bạn thân thường rủ Hưng đi đá bóng và giúp em trong sinh hoạt ở trường.

"Em chơi giỏi nhất bóng đá, có lần ghi được năm bàn thắng. Em hâm mộ cầu thủ Quang Hải với cú sút 'cầu vồng tuyết' ở Thường Châu, Trung Quốc", Hưng nói.

Cau-be-Hoang-Quoc-Hung-va-nghi-luc-song-khien-ai-cung-ne-phuc-0

Ngoài môn thể thao vua, cậu bé "chim cánh cụt" Hoàng Quốc Hưng còn mê cầu lông. Nhưng "em không chơi được môn này vì đánh chậm nên chỉ đứng ngoài cổ vũ".

Biết Hưng mê các hoạt động thể thao, hoạt động ngoài khó nên các thầy cô trong trường luân tạo điều kiện để em được cùng tham gia. Đồng thời, đây cũng là cách giúp Hưng cảm thấy mình không khác biệt với các bạn.

Ước mơ của Hoàng Quốc Hưng

Mặc dù được bạn bè và thầy cô yêu mến nhưng cũng có lúc Hưng tủi thân. Hưng muốn "có chân, tay như các bạn". Bố mẹ Hưng đều là công nhận, đi làm cả ngày và có ít thời gian đưa đón các con đi học. Nhìn bố mẹ vất vả, bản thân lại khuyết tật, Hưng muốn học giỏi để sau này có công việc ổn định. Ước mơ của em là được làm việc trên máy tính và nghiên cứu phần mềm.

Nhưng "làm việc trên máy tính" và nghiên cứu phần mềm" trong hình dung của cậu bé này là công việc trong văn phòng. Công việc này không phải làm những việc sử dụng đến chân tay.

Cau-be-Hoang-Quoc-Hung-va-nghi-luc-song-khien-ai-cung-ne-phuc-5

Chị Đỗ Thị Kim Oanh - Hiệu trưởng trường Tiểu học số 2 Minh Lập chia sẻ: Hưng từng kể với cô về mơ ước "nghiên cứu phần mềm" trên máy tính. "Hưng rất lạc quan, tự tin bày tỏ mong muốn về công việc tương lai của mình. Con thích máy tính", cô Oanh nói.

Năm vừa qua, Hưng là một trong các học sinh lớp 3B hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập.

"Con có nghị lực phi thường và tinh thần lạc quan. Đôi tay và đôi chân không hoàn thiện, có thể chậm hơn các bạn khác trong một số hoạt động nhưng con có nhận thức tốt và rất cố gắng", cô Oanh nhận xét.

(Theo VnExpress)

Xem thêm: Cậu bé "chim cánh cụt" Đông Hải và điều kỳ diệu trên sân nhà năm 3 tuổi

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận