Ba sai lầm của Càn Long khiến triều Thanh về sau lao đao: Sủng ái nhầm người, tin nhầm người và chọn sai người
Càn Long là vị hoàng đế vĩ đại nhưng ông cũng là người khiến triều nhà Thành về sau lao đao, không ngóc đầu nổi do sủng ái nhầm 1 người, tin nhầm 1 người và chọn sai 1 người.
Thanh Cao Tông (sinh ngày 25/9/1711, tức năm Khang Hi thứ 50 – mất ngày 7/2/1799, tức năm Gia Khánh thứ 4), niên hiệu Càn Long, húy Hoằng Lịch. Ông là con trai thứ 4 của Hoàng đế Ung Chính và là Hoàng đế thứ 6 của nhà Thanh.
Ông là vị Hoàng đế sống thọ nhất lịch sử Trung Quốc (88 tuổi). Ông cũng là vị Hoàng đế vĩ đại nhất của triều Thanh vì trong suốt thời ông trị vì đất nước thái bình, người dân sống ấm no hạnh phúc. Kinh tế và quân sự nhà Thanh thời vua Càn Long được xem là vô cùng hưng thịnh.
Càn Long còn là vị vua tinh thông văn học, nghệ thuật và được xem là một nhà quân sự tài ba. Dưới sự cai trị của ông nhà Thanh đạt đến đỉnh cao của sự phát triển, thịnh vượng.
Tuy nhiên khi quốc gia bước vào thời kỳ suy yếu, Càn Long bắt đầu sa sút tinh thần, chìm đắm trong cuộc sống vàng son, xa hoa đồi trụy. Thậm chí ông còn lãng phí biết bao nhân lực, tài lực đi Giang Nam, kết quả nhân dân lầm than, không thiết sống nữa.
Cả đời Can Long đã cống hiến rất nhiều cho quốc gia nhưng cũng chính ông đã phạm 3 sai lầm chí mạng, đó là:
Sủng ái nhầm 1 người
Càn Long sủng ái nhầm Lệnh Phi. Ở trong phim Diên Hy công lược, Ngụy Anh Lạc (Lệnh Phi) là phi tần được sủng ái nhất. Từ một cung nữ nhỏ bé tiến cung vì muốn trả thù cho chị gái, sau cùng trở thành người được Càn Long yêu thương nhất.
Ngụy Anh Lạc khác xa so với các phi tần khác nên được Càn Long vô cùng yêu thích. Vì Lệnh Phi, Càn Long bỏ mặc tất cả các phi tần khác trong hậu cung. Các phi tần vì không được sủng ái nên không thể mang thai Hoàng tử. Vì thế mà Càn Long có rất ít con trai. Cũng vì thế mà khi lập Thái tử ông có rất ít lựa chọn.
Tin nhầm một người
Trên phim ảnh và trong lịch sử Trung Quốc, Hòa Thân là tên quan tham lam không đáy. Đây chính là người mà Càn Long tin nhầm.
Ban đầu Càn Long sai người đến tư gia của Hòa Thân để trưng thu vật phẩm đã không thu được gì vì tên quan này đã giấu hết bảo vật vào bên trong tường nhà.
Mãi sau này khi phá vỡ tường nhà mới tìm thấy nhiều vàng bạc châu báu. Số tài sản tìm được đủ để chu cấp cho rất nhiều người dân Đại Thanh.
Lòng tham vô đáy của Hòa Thân suy cho cùng cũng là do Càn Long dung túng mà ra. Hòa Thân giỏi nịnh hót khiến Càn Long mê muội. Vì thế nên ông ta thích gì Càn Long sẽ ban cho thứ đó. Cũng từ đó mà bản chất quan tham của Hòa Thân càng ngày càng bộc lộ rõ ràng.
Chọn sai 1 người
Càn Long chọn sai Thái tử. Như đã chia sẻ, Càn Long rất ít con trai nên việc chọn Thái tử với ông là rất khó khăn. Sau nhiều ngày suy đi tính lại, ông quyết định chọn con trai của Lệnh Phi làm Thái Tử.
Đáng nói, người này mưu trí và học vấn đều rất bình thường. Vị thái tử Sống Đẹp nhắc đến ở đây là Gia Khánh đế.
Trong thời gian cai trị Đại Thanh, Gia Khánh đế thực hiện chính sách "bế quan tỏa cảng" đi lệch với sự phát triển của thời đại. Không ít người nhận xét, Gia Khánh đế là vị vua có tư chất tầm thường, không có gì xuất sắc so với những đời vua khác của nhà Thanh.
Thầy tướng số dân gian đã tiên đoán gì khiến Càn Long vội vàng thoái vị, nhường ngôi cho con trai?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận