Chắc rằng có đến 90% mọi người chưa hiểu hết BỐ THÍ LÀ GÌ?

Bố thí chắc là đem cho người khác một đồ vật gì đó? Không, bố thí không chỉ đơn giản là sự cho đi, bố thí là hành động mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp.

Đỗ Thu Nga
06:00 26/02/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bố thí là gì?

Theo Wiki, bố thí là hành động hiến tặng vật chất, năng lực cho người khác. Hoặc đem trí tuệ như giảng giải, tuyên truyền những điều hay lẽ phải trong đời sống, đem các chân lý do Phật dạy giải thích lại cho người.

Nhưng bố thí không dừng lại ở việc cho nhận về vật chất, nó còn được xem như cách hữu hiệu để đối trị tính tham lam, ích kỷ và thể hiện lòng bác ái từ bi.

Tất cả các hành động bố thí cúng dường đều xem là để nuôi dưỡng phúc đức. Đây cũng chính là một trong những biện pháp hành thiện tích đức tốt lành mà ai cũng nên làm.

Trong Phật giáo Nguyên thủy, bố thí được xem là phương tiện để đối trị tính tham ái, vị kỉ và được thực hành để tránh khổ đau của đời sau. Theo Đại thừa, bố thí là biểu hiện của lòng Từ bi và là phương tiện để dẫn dắt chúng sinh đến giác ngộ. Hành động bố thí thức ăn cho các vị Khất sĩ hiện nay vẫn còn phổ biến tại các nước theo Phật pháp Nam truyền. Phật tử tại các nước này cúng tặng tiền bạc và phẩm vật cho chùa chiền và tăng sĩ, ngược lại các vị tỉ-khâu "bố thí" Phật pháp, hướng dẫn tu học. Hành động này cũng được xem là để nuôi dưỡng phúc đức.

can-hieu-dung-ve-bo-thi-7

Trong Phật giáo, các nam tu và nữ tu theo truyền thống sống bằng cách khất thực (xin ăn), giống như chính Đức Phật Gautama đã từng làm trong lịch sử. Đây là một trong những lý do khác, để giáo dân có thể có được công đức tôn giáo bằng cách tặng thực phẩm, thuốc men và các vật dụng thiết yếu khác cho các nhà sư. Các nhà sư hiếm khi cần nài xin thức ăn; tại các ngôi làng và thị trấn trên khắp Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào và các quốc gia Phật giáo khác, vào lúc bình minh mỗi sáng các hộ gia đình thường đi xuống đường đến ngôi đền địa phương để cung cấp thức ăn cho các nhà sư. Ở các nước Đông Á, các tu sĩ nam và nữ thường sẽ làm ruộng hoặc làm việc để nuôi sống bản thân.

Riêng tại Việt Nam hiện nay, nội quy Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam có quy định: "Cương quyết ngăn chặn hành vi khất thực phi pháp, lợi dụng hình thức tu sĩ Phật giáo để làm trái với truyền thống của đạo Phật…". Các hệ phái Phật giáo Nguyên thủy và Khất sĩ từ lâu cũng đã tạm đình chỉ việc khất thực của quý sư nhằm ngăn chặn tệ nạn sư giả lợi dụng khất thực để trục lợi.

Bố thí có mấy loại?

Ngoài việc tìm hiểu định nghĩa của bố thí, Phật tử chúng sanh cùng nên biết bố thí được chia thành mấy loại để dễ phân biệt và thực hành. Phật pháp tâm linh chia ra bố thí làm 3 loại chính: Tài thí, Pháp thí, và Vô úy thí.

1. Tài thí

Tài thí gồm tiền bạc của cải vật dụng cho đến cái quý nhất là thân mạng. Tài thí lại chia ra làm 2 loại là Nội tài và Ngoại tài. 

Nội tài

Bao gồm các vật chí thân quý báu như thân mạng, các bộ phận của mình đem bố thí cho người khác như xông vào lửa cứu người sắp chết cháy, nhảy xuống nước cứu người sắp chết đuối, lấy thân mình che đỡ cho người sắp bị bắn hay bị đâm.

Nội tài cũng chỉ việc hiến tặng người khác một bộ phận của mình mà họ đang cần đến như giác mạc, thận, tim… Nghĩa là người bố thí sẵn sàng chịu chết, chịu tật nguyền, chịu khổ để cứu người.

Vậy mới nói, bố thí Nội tài là một cử chỉ cao đẹp nhất mà chỉ người có từ tâm, thiện tâm mới làm được. Còn với những ai còn xem thân mạng mình là quý, không thể thực hiện được loại bố thí này.

can-hieu-dung-ve-bo-thi-8

Ngoại tài

Ý chỉ những vật thường dùng của mình như tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, đất đai, điền sản, đồ đạc, quần áo, đồ ăn, thức uống…, Mang một trong những thứ này tặng cho người khác, gọi là bố thí Ngoại tài.

Phật dạy về ngoại tài, có một vấn đề được nêu ra, đó là cách tạo dựng nên sản nghiệp. Có những người tạo sản nghiệp bằng những nghề chân chính, nhưng cũng có người tạo nên bởi nghề không chân chính như lừa đảo cờ bạc, lợi dụng sức khổ cực của người khác, hay tranh giành cướp đoạt dối trá… để làm giàu một cách phi pháp bất chính.

Nếu đã làm ăn không quang minh chính đại, mà chỉ là của bất nhân bất chính do sự làm bất hợp pháp mang lại, sự bố thí ấy không được coi trọng, mà bị đánh giá là thấp hèn, vô ích.

Tiền của mang ra bố thí phải là tiền của do công khó nhọc của chính mình, làm việc một cách hợp pháp, hợp lý, mới được kể là trọng. Dù ít hay nhiều, thứ do mình làm ra bằng mồ hôi công sức vẫn là đáng trân quý nhất.

2. Pháp thí

Pháp là vạn vật, pháp cũng là các lời dạy của Phật, các Kinh Luật Luận của Phật. Mang những lời hay lẽ phải, những chân lý quý báu ra chỉ cho người, những lời dạy của Phật ra chỉ lại cho nhiều người được hiểu. Hoặc thực hành các lời dạy của Phật để làm gương cho người khác noi theo và cải tà quy chính, đều là Pháp thí cả.

Pháp thí có một giá trị lớn hơn Tài thí. Bởi Tài thí chỉ giúp cho người một thời gian hay một đời là cùng. Còn Pháp thí ảnh hưởng nhiều đời nhiều kiếp sau đó. 

Ngoài ra, Pháp thí còn giúp cho cả kẻ sang người hèn, kẻ nghèo lẫn người giàu, nên bố thí Pháp lợi ích rộng lớn hơn bố thí Tài.

3. Vô úy thí

“Vô úy” là không sợ. Bố thí Vô úy là cho người khác sự không sợ hãi, hết sợ hãi. Câu hỏi đặt ra là “Tại sao phải bố thí vô úy?”

Nguyên nhân chính bởi trong đời sống của con người có đủ thứ sợ hãi.

Khi còn bé nhỏ sợ theo bé nhỏ như sợ thua bạn bè, sợ không làm vừa lòng cha mẹ… 

Khi lớn lên sợ không thành danh, sợ không chọn được người bạn đời như ý…

Khi về già sợ bệnh này bệnh kia, sợ chết, sợ phải xa người thân yêu…. 

Mỗi người từ nhỏ tới lớn đều có trăm nghìn lo sợ, do đó, nếu có sự bố thí Vô úy, người được thí vui mừng biết mấy, như trút được gánh nặng ngàn cân vậy. 

can-hieu-dung-ve-bo-thi-4

Muốn thực hiện được vô ý thúy, trước tiên người bố phải không còn sợ một điều gì. Muốn được vậy, muốn không còn sợ bất cứ điều gì trong lòng, người ấy phải tìm đọc để hiểu lý sống của Phật giáo một cách tường tận và áp dụng thực hành đầy đủ rồi, đâu còn gì để sợ nữa.

Khi hiểu ra lẽ phải, chân lý, con người sẽ bớt tham sân si. Không tham tức không còn ham muốn nữa, khi không còn ham muốn sẽ không tìm cách giữ gìn hay chiếm đoạt, như vậy có gì phải lo sợ đúng không nào.

Tiền bạc của cải không ham nên không sợ mất, danh lợi địa vị không màng nên không sợ thiếu, sinh mệnh thân mình xem như giả tạm trên trần thế nên không sợ chết. Vì thế mà ta sẽ sống rất bình tĩnh tự tại trước mọi đổi thay thăng trầm của cuộc đời.

Do vậy, người Vô úy sẵn sàng can thiệp vào các việc cứu người khác gặp nguy hiểm mà người thường không thể làm được.

Bố thí đúng cách - hưởng thụ khi học Phật. Hiểu được bố thí là gì một cách tường tận như vậy, mỗi người trong chúng ta sẽ biết cách hành xử hướng thiện, hướng tới những điều tốt đẹp, cuộc sống viên mãn, an nhiên hơn. 

Xem thêm: 10 dấu hiệu cho thấy bạn là người dày phước đức, cả đời nhất định an nhàn

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận