Cách viết l/n, ch/tr, x/s, c/q/k, i/y đúng chính tả

Nếu không nắm chắc được quy tắc viết l/n, ch/tr, x/s, c/q/k, i/y bạn sẽ rơi vào tình trạng sai chính tả triền miên. 

Đỗ Thu Nga
10:31 24/04/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cách viết l/n

- Trong chính tả: L - đứng trước các âm đệm như oa, oe, uâ, uy; N - không đứng trước các tiếng có âm đệm trừ 2 âm tiết Hán Việt như noa, noãn; N thường được sử dụng trong những từ dùng chỉ vị trí hoặc ẩn nấp như này, nấp, né, nép...

- Trong cấu tạo từ láy: L/n không láy âm với nhau;  L có thể láy vần hoặc nhiều phụ âm khác như lù đù, lồi lõm, lơ mơ, la cà; N chỉ láy âm với chính nó, ví dụ như nôn nao, no nê, nảy nở... 

Cách viết ch/tr

- Ch được dùng trong trường hợp: đứng đầu các tiếng có vần âm đệm như oa, oăn, oe, uê, ví dụ như áo choàng, chí chóe, choáng váng; Ch là danh từ (đại từ) chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình, ví dụ như cha, chú, chị, chồng, chàng...; Ch là danh từ chỉ đồ vật trong nhà như chăn, chiếu, chảo, chổi, chai; Ch có ý nghĩa phủ định như chưa, chẳng, chả...; Ch còn đứng trong tên cây cối, đồ ăn như chuối, chanh, cháo, chè...; Ch còn đứng trong các từ chỉ cử động, động tác lao động, thao tác cơ thể như chạy, chặt, chẻ...

cach-viet-l-n-ch-tr-x-s-c-q-k-i-y-dung-chinh-ta-4

- Tr được dùng trong các trường hợp: Những từ Hán Việt có thanh nặng hoặc huyền như trị giá, trưng bày, trọng lực...

- Trong cấu tạo từ láy: Tr tạo kiểu láy âm là chính ví dụ như trắng trẻo, trăn trở, trùng trục...; Ch tạo kiểu vừa láy âm vừa láy vần như chơi vơi, chông chênh...

Quy tắc viết gi/r/d

- Các trường hợp dùng d: Đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm như oa, oe, uy, ví dụ như duyệt binh, kinh doanh, dọa nạt...; d thường dùng trong từ Hán Việt có thanh ngã hoặc thanh nặng, ví dụ như diễn viên, dị nhân, dã man, dạ hội...; d thường viết với các tiếng có thanh huyền hoặc thanh ngang khi vần có âm đầu khác a, ví dụ như du dương, ung dung...

- Gi thường dùng trong trường hợp: Các tiếng có thanh sắc hoặc hỏi, ví dụ như tam giác, giá cảm, giải thích, giới thiệu; các tiếng có thanh huyền hoặc thanh ngang khi vần có âm đầu a, ví dụ như gia tăng, giao chiến, gia nhân...

- Trong cấu tạo từ láy: Cả gi/r/d đều có từ láy âm. Ví dụ: giãy giụa, giục giã, giấm giúi… dằng dặc, dãi dầu, dập dìu… rưng rức, rón rén, réo rắt , rạng rỡ...

+ Láy vần: Tiếng có d thường láy với tiếng có l, ví dụ như lai dai, lim dim, lò dò; Tiếng có ra thường láy với b hoặc c như: cập rập, co ro, bủn rủn...; Tiếng có gi thường láy với n, ví dụ như gieo neo, giãy nảy...; Từ láy mô phỏng tiếng động như rì rào, róc rách...; Một số từ láy có biến thể khác: Rào rạt - dào dạt; rập rờn - giập giờn; dở dói - giở giói; gióng giả - dóng dả; dấm dứt - rấm rứt.

- Trong cấu tạo từ ghép: Chỉ có từ ghép có tiếng âm đầu là gi và d với nhau, không có từ ghép có tiếng âm đầu r và d hay r và gi. Ví dụ như giao dịch, giản dị, giận dữ, giả dối, giận dỗi...

Cách viết x/s

X/s không có quy luật riêng, để không viết sai chính tả thì cần phải xem nghĩa của từ. Cách tốt nhất là đọc nhiều, viết nhiều. Song cũng có một số lưu ý để tránh viết sai chính tả như:

- X: Xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (oa, oe, uâ, uy). Ví dụ: xoành xoạch, xoay xở, xuề xoà, xuềnh xoàng, xù xì, xấu xa…

cach-viet-l-n-ch-tr-x-s-c-q-k-i-y-dung-chinh-ta21

- S: Chỉ xuất hiện trong một số ít các âm tiết có âm đệm như: soát, soạt, soạn, soạng, suất.

- X và s không bao giờ cùng xuất hiện trong một từ láy.

Một số từ ghép có phụ âm đầu s đi với x nhiều người hay sai lỗi chính tả: xác suất, xổ số, xứ sở, sản xuất, soi xét, xuất sắc...

Cách viết g/gh/ng

- Gh, ngh: Viết trước các nguyên âm e, ê, i, iê (ia). Ví dụ: nghỉ ngơi, lắng nghe, suy nghĩ...

- G, ng: Viết trước các nguyên âm khác còn lại. Ví dụ: ngày tháng, nghi ngờ, ngọt ngào…

Cách viết c/k/q

- Q: Viết trước các vần có âm đệm ghi bằng chữ cái u.

- K: Viết trước các nguyên âm e, ê, i (iê, ia).

- C: Viết trước các nguyên âm khác còn lại gồm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.

Cách viết i/y

- Trường hợp viết y: Đứng một mình như y tế, ý nghĩa...; đứng sau âm đệm u như quy định, suy nghĩ; Nguyên âm đôi khi iê đứng đầu tiếng, ví dụ như kỷ yếu, yên bình...

- Trường hợp viết i: Vị trí đầu tiếng (không có âm đệm), ví dụ như in ấn, im lặng; Vị trí cuối tiếng (trừ uy, ây, ây), ví dụ như hoa nhài...

Xem thêm: Chỉnh chu hay chỉn chu? 

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận