Cách viết kết bài siêu nhanh, siêu hay và đạt điểm tối đa
Kết bài là phần thâu tóm, kết luận để tạo nên một bài văn hoàn chỉnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có một kết bài hoàn hảo, lấy về điểm tối đa.
Tầm quan trọng của kết bài
Kết bài là một phần quan trọng bởi đây là phần sẽ tạo nên dư âm cho bài viết. Nếu kết bài có sức nặng sẽ tạo nên những cảm xúc tốt cho người đọc. Kết bài là phần kết thúc bài viết, vì vậy, nó tổng kết, thâu tóm lại vấn đề đã được đặt ra ở mở bài và phát triển ở phần thân bài, đồng thời phần này cũng mở ra hướng suy nghĩ mới và tình cảm mới cho người đọc. Phần kết bài thực hiện nhiệm vụ tổng kết, đánh giá vấn đề đã đặt ra ở mở bài và giải quyết ở thân bài. Phần này góp phần tạo nên tính hoàn chỉnh và trọn vẹn cho bài văn.
Các yêu cầu viết kết bài hay
Giống như phần mở bài, phần này chỉ nêu lên những ý khái quát, không trình bày lan man, dài dòng hoặc lặp lại những minh họa, nhận xét một cách chi tiết như ở phần thân bài. Một kết bài thành công không chỉ có nhiệm vụ “gói lại” mà còn là “mở ra” - khơi gợi những suy nghĩ, tình cảm của người đọc. Thâu tóm lại nội dung bài viết không có nghĩa là chúng ta phải nhắc lại, lặp lại mà chúng dùng hình thức khác để khái quát ngắn gọn lại vấn đề; khơi gợi lên suy nghĩ hay tạo dư âm trong lòng người đọc; là câu văn khi đã kết thúc vẫn khiến cho người đọc day dứt, trăn trở, hướng về nó.
Cách viết kết bài hay
- Kết bài bằng cách bình luận mở rộng và nâng cao: Là kiểu kết bài trên cơ sở quan điểm chính của bài viết, bằng những liên tưởng và vận dụng, người viết phát triển, mở rộng nâng cao vấn đề.
- Kết bài bằng cách đưa ra nhận định của các nhà văn, nhà thơ khác về tác phẩm đó.
VD:
Trích đoạn “Đất Nước” trong trường ca “Mặt đường khát vọng" là sự lý giải hoàn hảo cho những thắc mắc của đọc giả về câu hỏi: “Đất nước có từ bao giờ và đất nước là của ai?” Một cách cắt nghĩa, giải thích đầy mới mẻ. Chẳng phải nơi chúng ta đang sống, mọi thứ quanh mình, đều là những gì thuộc về đất nước hay sao. Và những câu hỏi thắc mắc về quê hương, đất nước mình vẫn còn là những điều bỏ ngỏ, để bạn đọc không ngừng tìm kiếm những điều mới lạ ấy, sự thú vị ấy trong thơ văn.
“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều"
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã trở thành 1 viên ngọc quý của văn học Việt Nam trong những năm 80 - giai đoạn chứng kiến những đổi mới trong xã hội và cả trong lĩnh vực văn học. Nguyễn Minh Châu đi sâu vào khai thác những vấn đề tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại đem tới bài học thấm thía, giúp người đọc nhận ra được những góc khuất khác nhau về con người. Nhìn mọi vấn đề, sự việc, chúng ta cần trang bị cho mình một cái nhìn đa chiều. Không dừng lại ở đa chiều, hãy nhìn nhận dưới góc độ cảm thông để cảm thấy cuộc đời này vẫn còn thấm đẫm tình người đến vậy!
Hình ảnh bà Cụ Tứ là một trong những hình tượng để lại nhiều cảm xúc trong lòng đọc giả. Đi qua biết bao nhiêu khổ sở, bất hạnh trong cuộc đời. Người mẹ nghèo ấy cuối cùng vẫn là người nói những câu chuyện vui, tin tưởng vào tương lai của các con và chu đáo cho những tháng ngày còn vất vả. Trong đôi mắt của người mẹ nghèo, biết bao nhiêu những tình cảm yêu thương con còn ở lại và bóng tối tan đi. Xin được mượn một lời thơ của nhà thơ Chế Lan Viên thay lời kết cho bài viết này, cũng là những tâm tư đọc giả như tôi còn bâng khuâng mãi:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con"
Xem thêm: 7 dạng kết bài nâng cao "Hồn Trương Ba da hàng thịt" nên biết
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận