Hạnh nhẫn nhục là một đời an ổn, nhưng làm sao để thực hành tốt nhẫn nhục?

Nhẫn nhục là chịu đựng được những cảnh ngang trái, khổ đau do hoàn cảnh hay kẻ khác mang đến mà thân, khẩu, ý của mình không khởi hành động ác, lời nói ác, ý nghĩ ác đối lại điều đó.

Đỗ Thu Nga
06:00 30/01/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hạnh của nhẫn nhục là gì?

Phật dạy, nhẫn nhục là rất mạnh, vì không ôm lòng ác, lại thêm an kiện. Kẻ nhẫn nhục không làm ác tất được người tôn quý. Tâm cấu diệt hết, sạch không còn vết nhơ, ấy là rất sáng.

Nhẫn nhục là một trong sáu pháp tu tập trong Lục độ Ba-la-mật, mà chính nhờ đó trải qua nhiều kiếp, Đức Phật đã thành tựu được ngôi vị Chánh Đẳng Chánh Giác. Ở đây, ngoài việc gặp nghịch cảnh, thân không phát khởi hành động ác, miệng không nói lời thô ác, mà còn có nghĩa là luôn luôn thể theo tâm từ mẫn, mà có hành động, lời nói lành để chuyển hóa nghịch cảnh và tiêu mất ác nghiệp.

Cac-thuc-hanh-nhan-nhuc-theo-giao-ly-nha-Phat-9

Hạnh nhẫn nhục có 3 cấp độ:

- Thứ nhất, thân nhẫn mà miệng và ý không nhẫn. Nghãi là khi gặp chuyện khó chịu, trái ý, người đo có thể kiềm chế không để thân có những hành động ác như đánh người, hãm hại đối phương. Nhưng miệng thì không nhẫn được, buông lời mắng mỏ, ý nghĩ ác vẫn khởi lên. Từ ý nghĩ ác dẫn đến miệng nói ác, chửi mắng, nguyền rủa...

- Thứ hai, thân nhẫn, miệng nhẫn, tâm ý không nhẫn. Có người nhờ sự tu tập mà có thể nhẫn được hành động ác, lời nói ác nhưng tâm vẫn ôm thù hận hay thầm trù ếm, nguyền rủa cho người ta khổ mới vừa ý.

- Thứ ba, cấp độ cao nhất của nhẫn, chính là thân, khẩu, ý đều nhẫn. Thông qua sự tu tập mà con người chuyển hóa nghịch cảnh ngay trong ý nghĩ đầu tiên, biến suy nghĩ đau khổ, khó chịu thành động lực đi lên.

Như vậy, hạnh của nhẫn nhục là chịu đựng được những cảnh ngang trái, khổ đau do hoàn cảnh hay kẻ khác mang đến mà thân, khẩu, ý của mình không khởi lên hành động ác, lời nói ác và ý nghĩ ác đối lại với điều đó.

Làm sao thực hành được nhẫn nhục?

Người nào chưa có thể chịu đựng sự nhục mạ một cách hoan hỷ như uống nước cam lộ, thì chưa thể xứng danh là người vào đạo có trí. Sự sân hận sẽ thiêu hủy tất cả pháp lành, nó nguy hiểm hơn lửa dữ. Các vị phải canh phòng cẩn mật, đừng cho sân hận xâm nhập. Trong các loại giặc cướp công đức thì sân hận là nguy hiểm bậc nhất. Người thế gian sống thọ hưởng dục lạc, thiếu phương pháp chế ngự, nếu có sân hận còn có thể tha thứ được. Người xuất gia hành đạo loại bỏ mọi thú vui của đời mà không loại bỏ được sân hận thì thật đáng trách, cũng giống như bầu trời quang đãng mà có sấm sét nổi lên là điều không thích hợp - (Trích, Kinh Lời dạy cuối cùng của Đức Phật).

Còn trong Trung A-hàm quyển 4, Đức Phật dạy nhẫn nhục như sau: “Khi nghe, có năm cách nói: ‘Nói đúng lúc hay không đúng lúc, nói chân thật hay giả dối, nói dịu dàng hay hung ác, nói hòa hợp hay đâm thọc, nói có nghĩa hay vô nghĩa’, với năm cách nói này nếu người tu hành khi nghe mà tâm bị biến đổi, có thể miệng phát ra lời ác, người tu hành bị suy thoái.

Khi ấy, người tu hành phải khởi tâm từ mẫn đối với người kia, tâm tương ứng với từ trải khắp một phương, thành tựu an trú; cũng vậy, hai, ba, bốn phương, phương trên phương dưới, bao trùm tất cả, không tranh cãi, không sân không oán. Đối với tâm bi, hỷ, xả cũng vậy, không tranh, không sân oán, biến mãn tất cả thế gian rộng lớn trùm khắp, thành tựu an trú.

Nếu người tu bị người khác dùng tay đấm, đá ném, gậy đánh, da chém mà tâm biến đổi, hay miệng phát lời ác, hay đánh trả, người tu tất bị suy thoái. Hãy học sao cho tâm không biến đổi, miệng không phát ra lời ác, không đánh trả, mà hướng đến người ấy, duyên nơi người ấy khởi tâm từ mẫn, không tranh, không kết, không oán, rất rộng lớn vô lượng vô biên, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ, khéo Trong bảy phương pháp đoạn trừ lậu hoặc thì Kham nhẫn Đoạn trừ (Adhivāsanā pahātabbāsava) là hoan hỷ chịu đựng những cảm giác khó chịu về thân tâm. Ví dụ như những thứ bất như ý, tranh chấp, bạo hành… mà người tu phải giáp mặt, các hiểu lầm, vu khống, mạ lỵ, các rắn rít, ruồi muỗi… Với các đối tượng này, người tu cần kham nhẫn để tránh các phiền não gây trở ngại công phu giải thoát.

Cac-thuc-hanh-nhan-nhuc-theo-giao-ly-nha-Phat-0

Kham nhẫn là một pháp môn tu, tức kham nhẫn một cách ý thức và có chủ tâm những khó khăn và khổ đau do hoàn cảnh bên ngoài gây ra, kham nhẫn cách đối xử thô ác của kẻ khác và nói chung là kham nhẫn mọi nghịch cảnh. Với các đối tượng này, người tu cần kham nhẫn để tránh các phiền não gây trở ngại công phu giải thoát. Do vậy, kham nhẫn chịu đựng đã được Ðức Phật tán dương như một trong những đức hạnh cao quý nhất, ngoài ra nó còn là một pháp Ba-la-mật (pàrami) nhất thiết phải được hoàn thành nếu hành giả muốn đạt đến Niết-bàn, cứu cánh tối hậu của đạo Phật.

Pháp môn kham nhẫn có thể được mô tả như một kỹ thuật tuyệt vời nhất, nhằm đương đầu với mọi hoàn cảnh gồm cả ba phạm trù trên. Có rất nhiều tình huống trong cuộc đời này không thể giải quyết bằng một cách nào khác ngoại trừ kham nhẫn và tha thứ, bằng sự nhẫn nại chịu đựng.

Những ai thường thiếu kiên nhẫn, không chịu đựng nổi những lời nói thô lỗ ác độc, những mất mát đau thương... những người ấy cũng khó kìm giữ được mình trước những thành công, sung túc và danh dự trong cuộc đời.

Vậy nên, ai cũng cần học cách kham nhẫn. Nhờ thế ta mới có cuộc sống quân bình, có tiết độ và điềm đạm. Kham nhẫn như một hình thức biểu lộ của sự tác ý chơn chánh, thực sự là một vũ khí mạnh mẽ có thể được vận dụng một cách sắc bén để đương đầu với mọi thách thức.

Xem thêm: Đừng buồn vì người khác đối xử tệ với mình, hãy cám ơn vì họ đang gánh nghiệp giúp bạn

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận