Phật dạy: Biết đủ thường vui, người không biết đủ, dù thiên đường cũng thấy khổ
Kinh nghiệm từ cuộc sống nhiều thăng trầm, nhiều ngã rẽ cho chúng ta biết: Đôi khi, để có được thứ gì đó, chúng ta có thể phải từ bỏ nhiều thứ hơn. Ham muốn càng nhiều, khổ đau càng càng lớn.
Trong Kinh Hoa Nghiêm có chép: Người nào ham muốn nhiều hơn, tìm kiếm lợi ích nhiều hơn, kẻ đó đau khổ cũng nhiều hơn.
Theo giáo lý nhà Phật, lòng ham muốn (bao gồm tham lam, tham ái, tham dục, dục vọng) là phiền não căn bản tồn tại trong tất cả mọi người. Tham ái và vô minh chính là cội nguồn của mọi tranh chấp, đau khổ.
Vì lòng tham vốn vô hạn, dục vọng không có điểm dừng nên Đức Phật mới khuyên răn con người phải phát huy tỉnh thức để chuyển hóa, giảm thiểu và buông xả bớt ham muốn nhằm thiết lập bình an, lợi mình và ích người.
Xả ly toàn bộ ham muốn vị kỷ chính là bậc Thánh A-la-hán, hoàn toàn giải thoát sinh tử, khổ đau. Vì bản chất của con người là tham - ái - dục nên xả bỏ ham muốn hoàn toàn (ly tham, đoạn tham) là ước vọng, là cứu cánh, còn sống trong đời thường giảm thiểu ham muốn đã là quý hóa lắm rồi.
Mục tiêu của người Phật tử là buông xả bớt ham muốn, không bo bo vị kỷ, sống san sẻ vị tha để mình và người đều lợi ích, an vui. Nên phải xác định ly tham là mục tiêu sau cùng, bớt tham là mục tiêu quan trọng hiện tại.
Lòng ham muốn của con người thì vô cùng, phân loại thì có tham ngũ dục (tiền bạc, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống, ngủ nghỉ), đắm lục trần (đối tượng của sáu giác quan: sắc- cảnh đẹp, thanh- tiếng hay, hương- mùi thơm, vị- ngon ngọt, xúc- êm ái, pháp- những đối tượng của tâm ý).
Dĩ nhiên, khó có thể đạt được những ham muốn này, thường thì được cái này sẽ mất cái kia, dù sao thỏa mãn các tham muốn vẫn là hạnh phúc của thế thường. Thực tiễn đời sống phải có ngũ dục (không có là nguy), phải có đời sống dễ chịu (lục trần, ngoại cảnh không chướng nghịch) nhưng quá tham đắm lại là điều không tốt, nhiều mong cầu sẽ phiền não khổ đau. Vì vậy, cách tốt nhất để bớt phiền muộn là phải biết đủ.
Khi chúng ta tự biết đủ thì tự khắc sẽ tạm đủ, còn nếu ai chưa biết đủ thì cứ mải miết đi tìm. Đối với nhu cầu và khát vọng của con người thì cuộc sống này dường như chẳng bao giờ có sự bão hòa, đầy đủ.
Thiếu, chưa đủ, cần kiếm thêm là đặc điểm cố hữu của con người. Để rồi cứ chạy theo dục vọng tham lam, chẳng khi nào có thể hài lòng lòng được. Và cũng từ đây, mầm mống của sự phiền não nảy sinh.
Ở một mức độ nào đó, danh quả thực sự khiến cho con người ta hạnh phúc. Song nếu cứ mải mê chạy theo những thứ vật chất phù phiếm sẽ chỉ khiến cho chúng ta cảm thấy khổ sở mà thôi. Khi biết đủ chính là lúc chúng ta biết cách nắm giữ hạnh phúc trong lòng bàn tay.
Cổ nhân thường nói: "Thấy đủ thường vui". Một người biết đủ ở phương diện công danh lợi lộc có thể không thành công như người khác nhưng chắc chắn bản thân họ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.
Phật dạy: "Biết đủ thường vui, người không biết đủ, dù ở thiên đường cũng thấy khổ". Cuộc đời con người khi giàu sang, lúc nghèo hèn cũng giống như đất có đồi núi trập trùng, hay rộng bằng phẳng, chẳng bao giờ giống nhau.
Chúng ta luôn cảm thấy không thỏa mãn bởi vì có một sự xung đột giữa một bên là sự ham muốn ích kỷ và một bên là quy luật vô thường. Chỉ cần chúng ta biết đủ, bằng lòng với thực tại tại thì chúng ta sẽ có trạng thái an lạc.
Hạnh phúc chỉ có mặt trên thế giới này khi và chỉ khi con người vứt bỏ được những nhu cầu thái quá thuộc ham muốn cá nhân. Ham muốn nhiều thì vất vả, khổ sở nhiều. Đó là quy luật.
Thực ra, nâng cao phẩm chất cuộc sống không đơn giản chỉ là đầy đủ về vật chất mà quan trọng hơn là sự sung mãn, thoải mái về tinh thần. Nội tâm an lạc, thảnh thơi thì dẫu có không dư dả vẫn lạc quan. Ngược lại, nhà cao cửa rộng, vật chất đủ đầy mà bị than ái, giận hờn, sân si thì cuộc sống cũng không vui vẻ gì.
Bởi vậy mới nói, bên cạnh việc làm giàu cũng cần dành thời gian tu dưỡng, trau dồi đạo đức, chuyển hóa nội tâm, thăng hoa tuệ giác. Tuệ giác hay nói cách khác là nhận thức đúng đắn về con người và cuộc đời sẽ giúp cho chúng ta buông xả, nhẹ nhàng sống và thảnh thơi hơn.
Xem thêm: Làm đúng theo 8 điều Phật răn, chắc chắn cả đời không lo thiếu vinh hoa phú quý
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận