Bi kịch của thủ khoa ĐH năm 16 tuổi: Chỉ vì u mê 1 thứ khó hiểu mà bị cha mẹ ruồng bỏ, sống lay lắt nhờ trợ cấp

Lưu Hán Thanh khi còn trẻ được xem là niềm tự hào của gia đình. Song cuộc đời anh đã rẽ sang hướng khác chỉ vì chấp niệm không thể dứt với Toán học.

Đỗ Thu Nga
11:31 11/03/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Gaokao là kỳ thi Đại học quan trọng và khốc liệt nhất đối với học sinh Trung Quốc. Mỗi năm có đến 10 triệu sĩ tử cả nước bước vào cuộc đua vượt vũ môn này. Do đó, những người đỗ thủ khoa ở các trường Đại học sẽ được coi là "thiên tài", là niềm tự hào của gia đình, dòng họ và thậm chí là cả huyện, cả tỉnh đó.

Sau khi tốt nghiệp những "nhân tài" này sẽ được các công ty hàng đầu săn đón nhiệt tình. Và đương nhiên, đường công danh của họ sẽ sáng lạn như Mặt trời. 

Thế nhưng, cũng phải nhìn nhận một cách thực tế, không phải thủ khoa trường nào cũng dễ dàng có mức lương mong muốn và cuộc sống giàu sang như ý. Và đây là câu chuyện từ cuộc đời của "thiên tài" 1 thời Lưu Hán Thanh.

Bi-kich-cua-thu-khoa-Dai-hoc-nam-16-tuoi-Luu-Han-Thanh-4
Đại học ở Trung Quốc là kỳ thi vô cùng khốc liệt

Theo truyền thông Trung Quốc, năm 16 tuổi, Lưu Hán Thanh được mọi người gọi là "thiên tài" khi đỗ trường Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân với vị trí thủ khoa. Đây cũng là 1 trong những trường Đại học trọng điểm của Trung Quốc lúc bấy giờ.

Và đương nhiên, cha mẹ của Lưu Hán Thanh vô cùng tự hào về thành tích học tập vượt trội của con trai mình. Nhưng không ai biết rằng, chính thời điểm bước chân vào trường Đại học đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời của một "thiên tài".

Khi nhập học tại Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, Hán Thanh đăng ký chuyên ngành Nhiệt luyện Vật liệu và Xây dựng. Song đến năm cuối, anh chợt phát hiện lĩnh vực mà mình muốn theo đuổi hơn cả, đó là Toán học.

Ban đầu, nam sinh này chỉ dành một chút thời gian trong ngày để học Toán. Nhưng sau đó, anh đã dần bỏ bê việc học chuyên ngành chính trên trường và dấn sâu vào con đường nghiên cứu toán học một cách nghiêm túc.

Bi-kich-cua-thu-khoa-Dai-hoc-nam-16-tuoi-Luu-Han-Thanh-9
Hán Thanh đam mê Toán học không lối thoát

Khi đó, nhiều giảng viên trong trường đánh giá anh là một nam sinh tài năng, nếu chăm chỉ học thì việc tốt nghiệp chỉ là chuyện rất đơn giản. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, Hán Thanh đã bị đuổi khỏi trường vì thi trượt quá nhiều môn.

Lúc này, chàng trai trẻ vẫn chưa thoát khỏi u mê mộng mị của mình. Anh trở về quê và đắm chìm trong Toán học, suốt ngày nhốt mình trong phòng để nghiên cứu và không chịu lao động. Nhiều người hàng xóm bắt đầu gọi anh là "kẻ mất trí". Còn cha mẹ anh thì chịu áp lực kinh tế cùng những lời bàn tán của họ hàng.

Mấy chục năm trôi qua, cha mẹ Hán Thanh ngày càng già đi, trong khi con trai của họ vẫn ôm "chấp niệm" sâu nặng đối với việc nghiên cứu Toán học. Và kể cả khi chính quyền địa phương đã hết lời khuyên giải, cha mẹ vẫn không chấp nhận việc chu cấp hàng tháng cho cậu con trai u mê này.

Bi-kich-cua-thu-khoa-Dai-hoc-nam-16-tuoi-Luu-Han-Thanh-6
Giờ đây ông sống bằng trợ cấp xã hội

Và giờ đây, Hán Thanh chỉ sống bằng tiền trợ cấp của nhà nước, mỗi tháng 400 tệ (khoảng 1,5 triệu đồng). Mặc dù đã ngoài 40 tuổi nhưng anh vẫn chưa có ý định ra ngoài kiếm tiền hay kết hôn. Tất cả là vì anh muốn dồn toàn bộ tâm sức cho việc nghiên cứu Toán học

Mặc dù được đánh giá là thiên tài nhưng sau 20 năm miệt mài nghiên cứu, các công trình Toán học của anh vẫn không được giới chuyên môn đánh giá cao. Nhiều giảng viên năm xưa không khỏi tiếc nuối cho trường hợp của Hán Thanh. Bởi với trí tuệ và tài năng của anh chắc chắn sẽ có một tương lai sáng lạn.

Hán Thanh chính là minh chứng cho thực tế, có nhiều người thông minh dùng cả đời cống hiến cho khoa học vì chưa đạt được kết quả như mong muốn. Song cũng phải nhìn nhận thực tế rằng, tài năng và trí tuệ nên đặt đúng chỗ, đúng nghề thì mới phát huy được hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: "Thần đồng Vũ Hán" chỉ học cấp 2 vài ngày, sau đó đỗ đại học nhưng không thể ra nổi trường vì... ham chơi

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận