Bật mí cách học văn để duy trì điểm 8+
Học văn thực ra không khó, quan trọng là bạn đã tìm đúng phương pháp chưa. Và dưới đây là bí quyết hay nên tham khảo nhé.
PHẦN ĐỌC HIỂU
Đây là phần dễ kiếm điểm nhất trong bài thi nên mọi người cần học chắc chắn các kiến thức tiếng Việt như: Phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thể thơ...
- Thời gian làm đọc hiểu: 15 đến 20 phút.
- Khi làm bài phải đọc kỹ văn bản, câu hỏi. Trả lời ngắn gọn, đúng ý, đúng trọng tâm.
- Nếu có câu nào chưa chắc chắn thì nên để cách vài dòng, không nên bỏ để làm lại ở phần sau vì người chấm có thể cộng thiếu điểm của bạn.
- Dạng câu hỏi phép tu từ: Phải chỉ ra và gọi tên biện pháp tu từ đó. Nêu tác dụng và hình thức (diễn đạt sinh động, gởi hình gợi cảm...) lẫn nội dung (nhấn mạnh, diễn tả, bộ lộc cảm xúc..) để từ đó gợi ra điều gì..
- Nếu để hỏi chủ đề của văn bản thì ghi ngắn gọn, không dài dòng. Cìn nếu hỏi về Nội dung văn bản thì nên diễn đạt dài hơn một chút nhưng không quá lan man.
- Để có thể diễn đạt tốt được những câu hỏi về nôi dung thông điệp chủ đề bài học biện pháp tu từ thì mọi người cần đọc nhiều, viết nhiều...
PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Bạn cần đọc hiểu yêu cầu của đề:
- Dung lượng (10 - 12 câu/200 chữ)
- Hình thức của đoạn văn: Diễn dịch quy nạp, tổng phân hợp.
- Kiến thức tiếng Việt: Ví dụ viết đoạn văn 200 chữ có sử dụng thành phần biệt lập tình thái. Gạch chân.
-Không lạc đề cần gạch các ý ra nháp.
Nếu để câu hỏi chủ đề thì sử dụng luôn câu hỏi chủ đề làm mở đoạn tuyệt đối không thêm bớt hay tự ý viết thêm về câu chủ đề.
Bố cục đầy đủ các ý chính: Giải thích - Biểu hiện - Vai trò ý nghĩa dẫn chứng - Phản đề - Bài học nhận thức hành động - Liên hệ bản thân.
Lưu ý: Tránh lối viết "là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường" mà hãy dùng cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo hơn.
PHẦN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Mở bài phải giới thiệu tên tác giả, tác phẩm và nội dung tác phẩm (đoạn trích) mà đề yêu cầu.
Kết bài phải đánh giá khái quát nội dung nghệ thuật, đánh giá của bản thân và liên hệ (khẳng định sức mạnh của tác phẩm).
Nên chuẩn bị mở bài mẫu, kết bài mẫu có thể dùng cho nhiều tác phẩm (để không tốn thời gian làm bài thi).
Nên đọc tác phẩm từ 2 đến 4 lần để nhớ cốt lõi. Đánh dấu các chi tiết quan trọng: Phong cách tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung nghệ thuật của tác phẩm.
Đọc và tham khải các bài viết, bài bình luận, ghi lại những ý mình thấy đặc sắc, có thể dùng làm dẫn chứng.
Nên học theo sơ đồ tư duy: Luận điểm, các ý chính, từ khóa...
Người chấm sẽ lướt bài của mỗi người nên khi viết thân bài, các luận điểm của từng đoạn thì nên để ở đầu tiên để họ thấy được ý.
Nên sưu tầm các câu, nhận định, đoạn thơ cùng đề tài với tác phẩm. Cần phân tích để liên hệ trong bài viết.
Cần lập dàn ý trước khi viết bài. Bước này quan trọng vì giúp bạn không bỏ sót ý.
Xem thêm: Cùng nhau mở mang vốn hiểu biết về tiếng Việt: Phân biệt "các" và "những"; "dù" và "tuy"
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận