Bát Chánh Đạo theo giáo lý nhà Phật là gì?

Bát Chánh Đạo là giáo lý tu tập cơ bản của Đạo đế. Bát Chánh Đạo hướng chúng sanh đến một cuộc sống hạnh phúc, an yên, cao thượng.

Đỗ Thu Nga
14:08 05/01/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bát Chánh Đạo là gì?

Wiki giải nghĩa, Bát Chánh Đạo hay Bát Thánh Đạo, Bát chi Thánh Đạo, Bát Thánh đạo phần, Bát trực hành, Bát Đạo hành, Bát chánh, Bát đạo, Bát chi, Bát pháp, Bát lộ... là con đường 8 nhánh để giải thoát khỏi Khổ ải. Bát Chánh Đạo chính là hành pháp thứ 7 trong 37 phẩm trợ đạo (giáo lý căn bản của Ðạo đế). Đây là con đường độc nhất đi vào giải thoát hết thảy các lậu hoặc đạt được quả vị Alahán.

Hành pháp Bát Chánh Đạo là pháp môn thật tiễn đại biểu đặc trưng tối quan trọng cho những lời dạy của đức Đạo sư trong 37 phẩm đạo trợ. Pháp môn này là phương pháp chính xác để hành giả hướng đến Niết bàn, giải thoát, là một con đường ngắn nhất đưa hành giả đến chỗ an vui tịch tĩnh, là con đường được đạo sư nói ra lần đầu sau khi Ngài thành Đạo tại vườn Nai cho 5 anh em Kiều Trần Như bạn tu của Ngài trước đó để tránh xa hai thái độ sống cực đoan giữa đau khổ (khổ hạnh) và, khoái lạc (hạnh phúc) đưa hành giả đến con đường Trung đạo không vướng mắc hai bên.

bat-chanh-dao-la-gi
Hình ảnh tượng trưng của Bát Chánh Đạo là bánh xe có 8 nan hoa

Bát Chánh Đạo (tiếng Phạn là: āryāstāngika – mārga) có nghĩa là con đường chân chính chia làm tám chi, là giáo lý căn bản được đề cập trong Đạo đế. Con dường 8 chi đó là: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định. Trong Phật pháp, con đường 8 chi được biểu hiện bằng hình ảnh một chiếc bánh xe có 8 nan hoa. Cụ thể:

- Chánh kiến (skrt: samyag-dṛṣṭi, pāli:sammàditthi): thấy đúng. 

- Chánh tư duy (skrt: Samyak-saṁkalpa, pāli: sammàsankappa): suy nghĩ đúng. 

- Chánh ngữ (skrt: Samyag-vāc, pāli: sammàvàca): nói đúng. 

- Chánh nghiệp (skrt: Samyak-karmānta, pāli: samm kammata): làm việc đúng. 

- Chánh mạng (skrt: Smnyag-ājīva, pāli: sammààjiva): sống đúng. 

- Chánh tinh tấn (skrt: Samyag-vyāyāma, pāli: sammààyàma): siêng năng đúng. 

- Chánh niệm (skrt: Samyak-smṛti, pāli: sammà satti): nhớ đúng. 

- Chánh định (Samyak-samadhi, pāli: sammà samàdhi): tập trung đúng. 

Phát hành của người xuất gia trong đời sống hằng ngày là pháp Bát Chánh Đạo. Cho nên các hành giả Khất sĩ, các nam nữ cư sĩ thiền sinh thực hành và ứng dụng Bát Chánh Đạo, tức là đang ứng dụng con đường 8 nhánh để thoát khỏi khổ ải, thành  tựu chánh trí, đạt Niết bàn. 

Theo Giáo lý nhà Phật, Bát Chánh Đạo là phương pháp giản dị, thịch hợp với đời sống hàng ngày của chúng sanh, nhằm mục đích cải thiện tâm lý, ngôn từ và hành động, giúp đỡ con người bỏ tà đạo theo chánh đạo.

Bát Chánh Đạo còn giúp chúng sanh hướng về, tiến đến một cuộc sống chí diệu cao siêu, hay ít ra cũng xây dựng được đời sống an lạc và hạnh phúc. Vậy nên, Bát Chánh Đạo còn được gọi là Bát Thánh Đạo. 

Con đường 8 nhánh của Bát Chánh đạo

Phật giáo không bao giờ đòi hỏi đức tin mù quáng, Phật giáo chỉ tìm cách thúc đẩy học hỏi và quá trình tự khám phá bản thân của người tù hanh. Bát Chánh đạo được xem là kim chỉ nam chỉ đường dẫn lối với con đường 8 nhánh cụ thể như sau:

Chánh kiến

Chánh kiến hay còn gọi là chánh đế, tức là thấy khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo, có nghiệp thiện ác, có nghiệp báo thiện ác, có đời này đời kia, có cha mẹ, có người chơn đến nơi thiện, bỏ thiện hướng thiện, nơi đời này, đời kia, tự giác tự chứng thành tựu. 

Theo đức Phật, việc đầu tiên trên con đường Bát Chánh Đạo là phải hiểu đúng vì nó ảnh hưởng đến nhận thức bây giờ và sau này của người tu hành về thế giới quan, nhân sinh quan. Chánh kiến không đơn thuần dừng lại ở việc biết trên lý thuyết mà nó phải triển thành hiểu đến tường tận và trải nghiệm. 

Chánh kiến là điểm cốt lõi, trọng tâm của Bát Chánh Đạo. Chánh kiến là sự tuệ tri như thật bản chất của thế gian. Hành giả thực hành và tu tập cần phải có một sự hiểu biết rõ ràng về Tứ Thánh đế. Đó là: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế. Chánh kiến là kết quả của việc hành thiền đều đặn và liên tục, một hành giả và thiền sinh tu tập thiền định hết sức nhiệt tâm và thận trọng của nội tâm; nghệ thuật của sự đạt trí tuệ là cái nhìn có chánh kiến, một người có chánh kiến thì sẽ không có cái nhìn mê mờ, mê tín về mọi hiện tượng của các pháp.

Chánh tư duy

Chánh tư duy là suy nghĩ, xét nghiệm tư tưởng một cách chân chính và đúng lẽ phải. Chánh tư duy trong Bát Chánh Đạo có nghĩa là hành giả phải tư duy suy nghĩ về đạo lý chân thật để xa lìa tham dục, sân nhuế, hại niệm thuộc những cách tư duy tà vạy thiếu chính xác đưa hành giả đến con đường nuôi lớn tham, sân, si tạo nghiệp 3 đường dữ trói buộc trong sinh tử luân hồi. Những ngược lại, hành giả cũng phải luôn luôn tư duy suy nghĩ về con đường giải thoát vô tham, vô sân, vô hại bằng cách không tư duy suy nghĩ đến cùng.

Chánh kiến tư duy có 2 cách là Chánh tư duy hữu lậu và Chánh tư duy vô lậu.

bat-chanh-dao-la-gi-7
Tu tập Bát Chánh Đạo sẽ giúp giải thoát chúng sanh khỏi khổ ải, sớm giác ngộ

Chánh ngữ

Chánh ngữ có nghĩa là chánh ngôn, đế ngữ, là chi thứ 3 trong Bát Chánh Đạo. Chánh ngữ có nghĩa là xa lìa lời nói hư dối, hai lưỡi, ác khẩu, thêu dệt. 

Trên con dường đi đến niềm an lạc, ta phải hiểu sức mạnh của lời nói tác động đến bản thân và ngược lịa. Tại sao một lời chỉ trích dù đúng hay sai đều có thể gây thất vọng, giận dữ, tự ti nhưng lời khích lệ lại có thể "cứu sống" cuộc đời một con người?

Chánh ngữ chính là nói lời ngay thẳng, hòa nhã, không thiên vị, mang tính tuyên dương, nói sao cho có thể mở  ra cánh cửa giác ngộ từ tâm của mỗi con người.

Chánh nghiệp

Chánh nghiệp nghĩa gốc dịch từ chữ Phạn được người Trung Quốc dịch có nghĩa là hành động có tác ý. Chính nghiệp nghĩa là hành động tạo tác trong đời sống cần phải sáng suốt chân chính. 

Theo kinh Bát chánh đạo thì, không thấy như thật, không tư duy như thật, không nói như thật, đời sống không như thật, tinh cần không như thật, hành động không như thật, ý nhớ không như thật, tập trung không như thật gọi là bát đạo tà hành, ngược lại tám điều tà hành này thì gọi là chánh hành, hay chánh nghiệp. Hành giả tạo nhân nghiệp thiện hữu lậu cho phước báo sinh y trong tương lai thì, đó gọi là chánh nghiệp hữu lậu. 

Về mặt ứng dụng và thực hành của Chánh nghiệp đối với nam nữ cư sĩ, thiền sinh, tức là: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh (ngoại tình, dan díu).  Khi thực tập Chánh nghiệp là khi đó hành giả đồng thời cũng phải trau dồi lòng bi mẫn, sự rộng lượng và đời sống đơn giản trong sạch. Nghệ thuật của sự hài hóa giữa nội dung và hình thức là sự nuôi dưỡng và phát triển lòng tư bi trong mỗi con người.

Chánh mạng

Chánh mạng (hay đế thọ, chánh mạng đạo chi) là chi thứ 5 trong Bát Chánh đạo. Chánh mạng chỉ cách sống của hành giả, phương pháp sinh nhai hằng ngày mang lại cơm no áo ấm, thuốc thang và các nhu cầu trong cuộc sống.

Hành giả tu tập theo chính pháp của nhà Phật thì trước hết phải thanh tịnh hóa ý nghĩa trong từng ý nghĩ bằng cách không nghĩ đến những điều ác hại mình hại người mà phải luon suy nghĩ tích cực, vui vẻ. 

Đối với khất sĩ, nam nữ cư sĩ thiền sinh ứng dụng Chánh mạng có nghĩa là: Từ bỏ buôn bán vũ khí, súc vật, người (buôn bán nô lệ ở thời xưa, buôn người ở thời nay), các loại thức uống có men gây nghiện, các loại độc dược.

Chánh tinh tấn 

Chánh tinh tấn (hay chánh phương tiện, chánh trị, đế pháp, đế trị) là chi thứ 6 trong Bát Chánh Đạo. Chánh tinh tấn là người luôn nhiệt tâm, chuyên cần an trú ở nơi chánh niệm, nuôi dưỡng định niệm để người đó sống trong từng khoảnh khắc mới mẻ của hiện tiền, không lầm lẫn, không bao giờ bị mê mờ giữa vọng niệm và chánh niệm. Luôn nhận biết chúng một cách rõ ràng có tuệ tri chân chánh, chính vì vậy mà thuật ngữ trong tiếng Pali mà thiền sinh có thể nhận thấy là sammā-vāyāma, tức là đức Phật đề cập đến trạng thái thức tỉnh tinh tấn, tinh tấn tức là thức tỉnh – thức tỉnh chính là tinh tấn.

Chánh niệm

Chánh niệm (đế ý) là chi thứ 7 trong Bát Chánh Đạo. Chánh niệm dùng cộng tướng của 4 pháp thân, thọ, tâm và, pháp mà quán. Đây là một hình thức khác của Tứ niệm xứ. Thông thường, chánh niệm được phân thành 2 loại:

- Nhớ nghĩ đúng về pháp hữu lậu thế gian, tức là hành giả chúng ta luôn nhớ nghĩ về những thiện niệm, tác ý tương ưng với pháp hữu lậu.

- Nhớ nghĩ đúng về pháp vô lậu xuất thế gian, tức là hành giả chúng ta nương vào chánh kiến vô lậu mà thường tư duy suy nghĩ như thật về mọi đối tượng, với sự tác ý tương ưng với pháp vô lậu với những ý niệm ghi nhớ rõ ràng không bao giờ quên.

Đó là hai cách nhớ nghĩ chân chính đúng chính pháp về thiện và thiện giải thoát dành cho hành giả khi tu tập chánh niệm.

Chánh định

Chánh định (đế định) là chi cuối cùng trong Bát Chánh Đạo. Mục đích của chi này là giúp người tu hành xa lìa dục ác bất thiện thành tựu bốn pháp thiền: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tư thiền. 

Trên hành trình đến giác ngộ chân lý và niềm an lạc, chúng ta phải thực sự thực hành, thực hành liên tục chứ không thể chỉ dựa vào lý thuyết suông. Khi ta đạt được trạng thái định tâm – tập trung hoàn toàn vào mục đích, đối tượng thì tâm trí ta sẽ thấy được điều ta muốn.

Tóm lại, Bát Chánh Đạo là 8 chi cần và đủ để cho hành giả để giải thoát khổ đau sang bên bờ giác ngộ. Bát Chánh Đạo từng được nhắc đến trong kinh Trung bộ như sau: "Do có chánh kiến, chánh tư duy khởi lên; Do có chánh tư duy, chánh ngữ khởi lên; Do có chánh ngữ, chánh nghiệp khởi lên; Do có chánh nghiệp, chánh mạng khởi lên; Do có chánh mạng, chánh tinh tấn khởi lên; do có chánh tinh tấn, chánh niệm khởi lên; do có chánh niệm, chánh định khởi lên; do có chánh định, chánh trí khởi lên; Do có chánh trí, chánh giải thoát khởi lên. Như vậy, này các Tỳ-kheo, đạo lộ của vị hữu học gồm có tám chi phần, và đạo lộ của vị A-la-hán gồm có mười chi phần”.

8 chi nhánh của Bát Chánh Đạo có mối liên quan mật thiết đến nhau. Trên con đường tu hành, hành giả phải thẩm thấu, hiểu hết ý nghĩa nông sâu của 8 nhánh này.

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận