Cây Sala là cây gì và có ý nghĩa gì đối với Phật giáo?

Cây Sala được biết đến là loại cây linh thiêng nơi cửa Phật. Cây Sla là nơi Đức Phật Thích Ca được sinh ra. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cây Sala là cây gì?

Cây Sala còn có tên gọi khác là cây đầu lân, cây ngọc kỳ lân, cây Tha la, cây hàm rồng. Cây Sala có tên khoa học là  Couroupita guianensisthuộc họ Lecythidaceae. Có nhiều sự nhầm lẫn giữa Couroupita guianensisvới Shorea robusta (cây sala) và Saraca asoca (vô ưu). Loài cây này được nhà thực vật học người Pháp J.F. Aublet phát hiện và đặt danh pháp khoa học Couroupita guianensis vào năm 1755.

Cây Sala có nguồn gốc xuất xứ từ miền Trung và Nam Mỹ. Chúng được trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới như Ấn Độ, miền Nam dãy núi Hy Mã Lạp. Về sau chúng được trồng nhiều ở Nam Á và Đông Nam Á.

cay-sala-va-phat-giao-6
Cây Sala là cây thân gỗ, có hoa rất đẹp và là 1 vị thuốc chữa bệnh

Cây Sala thuộc loài thân gỗ, cứng, cây cao khoảng 15 mét, tán cây Sala rậm rạp xanh tốt, thích hợp để làm bóng mát. Hoa Sala rất đẹp, chỉ mọc từ thân chính. Hoa Sala có nhiều màu từ cam đến đỏ, hồng... Hoa mọc thành chùm trên một đoạn cuống hoa dài đến 3 mét.

Cây Sala ra hoa quanh năm và hoa Sala rất lâu tàn. Hoa có mùi thơm dịu. Hoa thường có mùi thơm nồng vào buổi chiều tối. Theo ghi chép nhà Phật, hoa Sala gắn liền với Đức Phật Thích Ca. Hoa Sala dễ bị nhầm lẫn với hoa ưu đàm 3000 năm mới nở một lần.

Cây Sala có trái, trái tròn, có màu xám, hoa Sala thơm nhưng trái lại có mùi hôi. Trái Sala là dạng quả hạch bên trong hình cầu, thường có từ 4 - 8 hạt. Khi lõi bên trong trái chín thì mới có thể chẻ ra để lấy hạt làm giống.

Theo nghiên cứu, trái Sala là vị thuốc kháng sinh, kháng nấm, sát khuẩn tự nhiên có tác dụng giảm đau. Cây Sala thường được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày và cảm lạnh.

cay-sala-va-phat-giao
Hoa Sala

Phần lá cây Sala có thể nấu uống, có tác dụng chữa bệnh về da. Lá non có thể chữa đau răng. Phần bên trong của trái Sala có thể làm thuốc khử trùng vết thương.

Cây Sala là loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc. Cây chỉ cần được tưới nước thường xuyên, không để bị quá khô héo, bón phân 2 lần 1 năm là cây có thể phát triển tốt.

Khi cây cao khoảng 3 - 4 mét thì nên cắt tỉa cành phía bên dưới. Như vậy sẽ đạt được chiều cao như mong muốn. 

Cây Sala có ý nghĩa gì đối với Phật giáo?

Cây Sala mà khá nhiều người Việt hiện nay hiểu nhầm không phải là cây Sāla (Sal tree), một loài cây ghi dấu nơi Đức Phật Thích Ca nhập diệt trong rừng Sāla tại Câu Thi Na (Kusinārā), kinh đô của tiểu quốc Mallas, Ấn Độ cổ đại.

Như đã chia sẻ, cây Sala bị gọi sai chính là cây ngọc kỳ lân, đầu lân, hay hàm rồng. Người Ấn Độ xem cây Sala là loài cây thiêng. Họ thường trồng chúng ở đền thờ Hindu giáo nhưng họ gọi là Nagakeshar, hay Nagalingam. Người Trung Quốc và người Nhật đều gọi Sāla là Sa la song thụ (沙羅双樹 - サラノキ), song ít nhiều vẫn có nhầm lẫn, còn tiếng Thái Lan gọi là “ดอกพะยอม”.

Với Phật giáo, cây Sala có nhiều ý nghĩa linh thiêng, gắn liền với cuộc đời của Đức Phật Thích Ca. Theo Kinh điển Phật giáo, Đức Phật được sinh ra dưới bóng cây Sala trong vườn Lumbini (Lâm-tì-ni) và chết giữa hai cây sa la ở Kushinagara (Câu-thi-na).

Tương truyền, theo tục lệ, khi chuẩn bị đến thời kỳ mãn nguyệt khai hoa người con gái phải trờ về quê cha mẹ để sinh nở. Hoàng hậu Maya cũng không ngoại lệ. Gần tới ngày sinh, bà cùng đoàn tùy tùng rời khỏi  Kapilavatthu về nhà cha mẹ để sinh.

Dọc đường đi, bà cho đoàn tùy tùng dừng nghỉ dưới gốc một cây Sala ở khu vườn Lumbini, ngoại thành Kapilavatthu, thuộc nước Nepal ngày nay. Bống nhiên lúc này cơn đau đẻ ập đến, bà tìm nơi bấu víu và cây liền nghiêng nhánh xuống cho bà vịn. Hoàng hậu vừa vịn cây thì cậu bé Siddharta ra đời và sau này tu luyện trở thành Đức Phật Thích Ca.

cay-sala-va-phat-giao-0
Cây Sala gắn liền với thuyết về cuộc đời Đức Phật Thích Ca

Chính vì thế sau này hình ảnh cây Sala vươn nhánh xuống cho Hoàng hậu vịn trong lúc hạ sinh Đức Phật mang nhiều ý nghĩa đặc biệt với các ra đình hiếm muộn. 

Ngoài ra, có câu chuyện cho rằng, chùm hoa Sala giống như thần rắn Naga. Mỗi bông hoa có 6 cánh xòe rộng che phần nhụy giống như con rắn nhỏ mang 9 đầu đang phùng ra để bảo vệ Đức Phật Thích Ca lúc ngài nhập định liên tục bảy bảy bốn chín ngày dưới gốc bồ đề.

Còn trong Kinh đại bát Niết bàn miêu tả lúc Đức Phật Thích Ca nhập diệt như sau: "Lúc đó, đúng giữa đêm, Đức Như Lai nằm trên giường thất bảo trong rừng Sa la nhập tứ thiền yên lặng mà Niết bàn. Liền đó, bốn cặp cây Sa la: cặp hướng đông, cặp hướng tây, bốn ngọn cây hợp lại thành một tàng, cặp hướng nam, cặp hướng bắc, bốn ngọn cây hợp lại thành một tàng, che giường thất bảo trùm lên thân Như Lai. Những cây Sa la đó, tất cả lá biến thành sắc trắng như bạch hạc, nhánh lá, hoa trái và thân cây thảy đều rụng rớt nứt nẻ, lần lần khô héo gãy rớt. Đồng thời, vô lượng thế giới ở mười phương đều chấn động, vang ra tiếng rằng: “Khổ thay! Khổ thay! Thế giới trống rỗng”. Lại vang ra tiếng buồn than diễn nói nghĩa vô thường, khổ, không”.

Sala đã phủ hoa xuống trắng rừng để cúng dường kim thân Đức Phật lần cuối cùng, kính tiếc giã biệt một bậc Thầy của trời và người. Những cánh hoa trắng bay khắp rừng như cùng diễn nói nghĩa của các pháp vô thường, khổ, không.

Không còn thấy: "Vào mỗi buổi sáng sớm, Người mặc trang phục, khoác áo cà sa, cầm bình bát đi vào thành khất thực. Khi trở về, thọ trai xong, Người tự tay xếp dọn y bát, rửa chân và ngồi lên chiếc bồ đoàn, hai chân xếp chéo, thân ngay thẳng, mắt chăm chú nhìn về phía trước…”.

Với ý nghĩa linh thiêng gắn liền với Đạo Phật nên cây Sala được trồng nhiều trong các đền thờ, chùa lớn ở các nước Phật giáo như Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam... Đến ngắm hoa Sala Phật tử sẽ cảm thấy an lạc, hạnh phúc khó tả...

Đọc thêm

Theo Kinh Phật, hoa ưu đàm 3000 năm mới nở một lần, khi nó xuất hiện cũng là lúc Chuyển Luân Thánh Vương xuống thế gian Chính Pháp.

Hoa ưu đàm liên quan gì đến Phật giáo?
0 Bình luận

Cầu siêu là nghi thức giúp các vong linh lang thang được siêu sinh. Nghi thức cầu siêu được chuẩn bị cẩn thận.

Vì sao phải cầu siêu và nghi thức tụng kinh cầu siêu đúng nhất?
0 Bình luận

Đạo Phật không phải là một hệ thống tín ngưỡng tôn giáo được đặt ra bởi một thế lực siêu nhiên nào. Nó cũng không đòi hỏi người theo đạo Phật phải tin tưởng một cách mù quáng. Phật Tử đặt niềm tin nơi Đức Phật là bởi Ngài đã khám phá ra con đường giải thoát, cứu khổ cứu nạn ở đời. 

Đạo Phật là gì? Phật Giáo có phải là một tín ngưỡng không?
0 Bình luận

Tin liên quan

Vô thường là một thuật ngữ quen thuộc trong đạo Phật, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ ý nghĩa luật vô thường trong cuộc sống thường ngày.

Vô thường là gì? Hiểu đúng về ý nghĩa của vô thường trong cuộc sống
0 Bình luận

Chùa Ngọc Hoàng (hay chùa Phước Hải Tự) là ngôi chùa mang kiến trúc Trung Hoa vô cùng linh thiêng cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp. Rất nhiều người đến đây cầu tự, cầu duyên đã linh ứng.

Vì sao chùa Ngọc Hoàng là nơi cầu con, cầu duyên linh thiêng nhất Sài Gòn?
0 Bình luận

Đây là những nỗi khổ lớn nhất của đời người mà ai cũng nên biết để có thể vượt qua, sống một đời an nhiên, tự tại.

Lắng nghe lời Phật dạy về 4 nỗi khổ lớn nhất đời người ai cũng nên biết để vượt qua
0 Bình luận


Bài mới

TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3 nguyên tắc nhẩm niệm khi đứng trước Bồ Tát Quan Thế Âm để được phù hộ độ trì một đời bình an

Bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.

3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Tổ thiện nguyện Hoa Sen: Cúng dường chư Tăng Ni mùa An cư kiết hạ

Ngày 23/6/2024, Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tổ chức thành công chương trình cúng dường chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, một nét đẹp văn hoá trong Phật giáo. Đây là dịp các Tăng Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ), tinh tấn tu đạo trong suốt 3 tháng.

GHPGVN kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang: Cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có biện pháp kỷ luật với Thượng tọa Thích Chân Quang, trong đó có nội dung không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.

Cửa thiền sáng chữ tâm của nhà sư Thích Minh Đạo

Thiền thất của nhà sư Thích Minh Đạo là mái nhà chung của trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...

13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà?

13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.

Đề xuất