Bàn về tư tưởng nhân đạo của Nam Cao và Thạch Lam qua 2 truyện ngắn "Đời thừa" và "Hai đứa trẻ"

Xin gửi đến các bạn học sinh dàn ý về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nam Cao và nhà văn Thạch Lam qua hai truyện ngắn "Đời thừa" và Hai đứa trẻ".

Bàn về tư tưởng nhân đạo của Nam Cao và Thạch Lam qua 2 truyện ngắn "Đời thừa" và "Hai đứa trẻ"

Xin gửi đến các bạn học sinh dàn ý về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nam Cao và nhà văn Thạch Lam qua hai truyện ngắn "Đời thừa" và Hai đứa trẻ".

1. MỞ BÀI

* Giải thích nhận định:

- Nhân đạo là đạo lí hướng tới con người, vì con người, là tình yêu thương giữa người với người. Nhà văn chân chính là những nhà nhân đạo chủ nghĩa, phất cao ngọn cờ đấu tranh giải phóng con người và bênh vực quyền sống cho con người.

- Trong tác phẩm văn học, tư tưởng nhân đạo thể hiện cụ thể ở lòng xót thương những con người bất hạnh; phê phán những thế lực hung ác áp bức, chà đạp con người; trân trọng những phẩm chất và khát vọng tốt đẹp của con người, đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người... Đồng thời, tư tưởng nhân đạo được thể hiện qua các hình tượng nghệ thuật, qua cảm hứng, cảm xúc, giọng điệu...

- Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Đời thừa của Nam Cao là những tác phẩm điển hình thể hiện cảm hứng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.

2. THÂN BÀI

* Phân tích để làm rõ vấn đề nghị luận: Tư tưởng nhân đạo của nhà văn Thạch Lam và Nam Cao qua Hai đứa trẻ và Đời thừa.

- Sự gặp gỡ:

+ Thạch Lam và Nam Cao đều thể hiện thái độ đồng cảm, xót thương với những số phận bất hạnh trong xã hội cũ trước năm 1945.

+ Gián tiếp tố cáo, lên án xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy con người vào cuộc sống khốn cùng.

+ Cả hai nhà văn đều trân trọng tình người, đồng cảm với những ¬ước mơ, nguyện vọng chính đáng, ý thức cuộc sống hạnh phúc cá nhân của con người.

+ Cùng yêu thương con người, trân trọng con người nhưng cả Thạch Lam và Nam Cao đều chưa chỉ ra con đường để nhân vật của mình đi từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui của cuộc đời mới. Họ nhìn đời, nhìn người bằng con mắt tình thương nhưng chưa gắn với tinh thần đấu tranh cách mạng.

- Lí giải:

+ Do hoàn cảnh lịch sử xã hội: Nam cao và Thạch Lam sống và sáng tác trong môi trường xã hội thực dân nửa phong kiến ngột ngạt và tăm tối về tinh thần.

+ Do ảnh hưởng của ý thức hệ tư tưởng phương Tây, đề cao cái tôi cá nhân của con người.

+ Thạch Lam và Nam Cao đều là các nhà văn chân chính, đều là những nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ (Sê-khốp).

- Những khám phá riêng:

+ Thể hiện thái độ đồng cảm, xót thương với những số phận bất hạnh trong những hoàn cảnh khác nhau.

+ Khám phá những sắc thái, cung bậc khác nhau trong nỗi đau tinh thần của con người.

+ Thái độ thấu hiểu, tin yêu vào con người khác nhau.

+  Nghệ thuật thể hiện khác nhau.

- Lí giải:

+ Bản chất của văn chương là sáng tạo.

+ Mỗi nhà văn cá tính riêng, phong cách riêng. Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc còn Thạch Lam là cây bút tiêu biểu cho Tự lực văn đoàn.

3. KẾT BÀI

Đánh giá chung:

- Vừa kế thừa tư tưởng nhân đạo truyền thống, mặt khác lại có thêm những nét sâu sắc, mới mẻ. Thạch Lam và Nam Cao xứng đáng là những nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Họ đã làm phong phú thêm chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam.

- Bài học cho sáng tạo nghệ thuật: Có được một giọng điệu riêng, phong cách độc đáo là hết sức khó, nhưng đó là điều kiện và yêu cầu của sáng tạo nghệ thuật. Muốn có được điều đó cần tạo ra được cách cảm và đặc biệt cách thể hiện khác nhau.

Xem thêm: Chuyện nhà văn: Nơi Nam Cao nằm xuống cũng có tên Vũ Đại