Lùi để mà biết - Bài văn đạt điểm 10 của thí sinh Thiên Tân trong kỳ thi Đại học 2013

Nếu bạn đang thiếu các tài liệu, các bài văn xuất sắc cho hành trình học Ngữ văn của mình thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Đỗ Thu Nga
09:09 19/09/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

ĐỀ BÀI:

Đọc tài liệu cho sẵn sau đây mà làm bài:

Từ xưa Trung Quốc đã có câu “Học để mà biết”, “học” ở đây, thông thường được hiểu là học tập theo nhà giáo. Nhà văn, nhà triết học đời Đường Trung Quốc Hàn Dũ từng nói: “Con người sinh ra không phải điều gì cũng biết, ai mà không có những điều nghi vấn? Có vấn đề mà không đi học hỏi người khác, thì sẽ không bao giờ có được đáp án”.

Theo đà phát triển của thời đại, các kênh để chúng ta lượm lặt kiến thức, nắm bắt kỹ năng hoặc biết được nghĩa lý ngày càng nhiều. Kết hợp với cảm nhận và trải nghiệm của mình, mời anh/chị điền một chữ lên gạch ngang trong câu “—-để mà biết” thành một tiêu đề rồi làm bài.

Yêu cầu: Không được rập khuôn đề bài bằng câu “Học để mà biết”, ngoài thơ ca ra không giới hạn về thể loại, bài làm phải trên 800 chữ, không được sao chép, không được rập khuôn.

BÀI LÀM:

Lùi để mà biết

Nắng xuân rạng rỡ chiếu xuống mảnh đất bao la, mặt nước trên những vuông ruộng lúa trong suốt như những tấm gương.

Những cây mạ trong ruộng được cấy ngay ngắn trước mặt người nông dân, trông chúng như đang thưởng thức quy hoạch của nông dân sắp đặt cho mình vậy, từng hàng một, từng luống một, không nghiêng không chéo, mạ được cấy đều như dệt vải vậy. Vài người nông dân đang cấy mạ, cúi khom mình xuống, rải rác thưa thớt di động trên những thửa ruộng, mỗi bước chân một khom lưng, mỗi bước chân một lùi lại, tay trái cầm bó mạ, tay phải cấy từng cây, động tác của họ quen tay và rất có nhịp điệu; bóng hình họ, như những áng mây trắng trên nền trời cùng in xuống mặt ruộng, trong những gợn nước lăn tăn, tạo nên một bức tranh thuỷ mặc thiên nhiên. Quang cảnh này khiến tôi chợt nhớ tới một bài thơ:

Cấy đầy cây mạ trên thửa ruộng

Cúi đầu thấy trời trên mặt nước

Mắt tai mũi lưỡi thân và ý (Trong Phật giáo)

Lùi bước chính là để tiến lên

Mấy dòng ngắn ngủi, nhưng đã ngấm sâu mấy lớp của ý Thiền. Trên đời này, ai mà chẳng đưa tầm mắt của mình ra phía trước? Bất cứ việc gì mà chẳng sải bước hướng tới tương lai? Có lẽ, chỉ có nhà nông khi cấy mạ mới từng bước từng bước lùi về phía sau, lùi một bước, thì đến gần mùa thu hoạch của vụ thu hơn một bước.

Thử nghĩ mà xem: Giả như người nông dân cấy mạ mà cứ tiến lên phía trước, thì những hàng mạ được cấy rồi sẽ như thế nào nhỉ? Có lẽ, cây mạ vừa được cấy xuống xong, vì người nông dân tiến vội lên phía trên, mà mạ bị giẫm vào nước bùn. Thì ra, cũng như cấy mạ vậy, trông động tác có vẻ đơn giản, nhưng đằng sau lại tiềm ẩn triết lý nhân sinh sâu sắc làm sao.

co-phai-khong-moi-chung-ta-deu-khong-ngung-di-tim-cau-tra-loi-cho-cau-hoi-kiep-nguoi-song-vi-dieu-gi-77

Các Thiện nam Tín nữ Phật giáo đều nên hiểu rằng, trong các chùa chiền đều có một phép tắc, khi các hương khách rời khỏi chùa, đều không được phép sải bước đi về phía trước, mà phải lùi từng bước ra khỏi cửa chùa, hai bàn tay chắp lại mà lùi xuống các bậc thang đá, khấn tụng thành tâm, tịnh thân trở lại với đời thường. Phép tắc này, thật như cảnh nhà nông lùi bước khi cấy mạ vậy. Những người cầu nguyện lùi dần từng bước ra khỏi viện chùa, nhưng càng lùi thì lại càng đến gần với Phật, cách Đạo ngày càng gần hơn, cách nội tâm của mình càng gần hơn, nhìn lại cảnh các nhà nông cấy mạ, nói nhà nông là những hương khách thành kính, chi bằng nói những cây mạ được cấy dưới ruộng chính là hóa thân của Phật, người nông dân mỗi lần cúi mình xuống, thì lại mỗi lần lùi bước. Họ cấy lên thửa ruộng xanh biếc một màu, cấy thành niềm hy vọng tràn trề trong lòng. Có thể thiết nghĩ rằng, khi mà các nhà nông ngắm nhìn từng thửa ruộng xanh biếc trước mặt, cõi lòng họ sẽ cảm thấy thoải mái biết nhường nào.

Trước mắt là thời đại ồn ào náo nhiệt, mọi người bôn ba mệt mỏi cho công thành danh toại, bận rộn xoay sở cho lợi ích này nọ, ai nấy đều bồi hồi trong cảnh lên xuống chìm nổi, xem ra, mọi người hầu như sải bước lớn đi nhanh về phía trước, thế nhưng đến khi quay đầu nhìn lại, họ không khỏi âm thầm phát hiện rằng, tuy mình đã bỏ ra rất nhiều công sức rồi, nhưng lại vẫn đứng ở nguyên vị trí cũ. Những thứ muốn có được, hoặc như đã có được rồi, nhưng bỗng dưng phát hiện, tất thảy đều như bèo dạt mây trôi, mảnh vườn trong cõi lòng mình, lúc này sao mà như bị cầy cấy một cách bừa bãi chẳng ra gì cả.

Ánh nắng rọi chiếu cánh đồng, cõi lòng cũng đồng thời được soi sáng. Ngắm nhìn các nhà nông đang cấy mạ trên ruộng, tôi hiểu ra rồi, tất thảy những tham vọng theo đuổi đều là ma tâm, những việc từng được coi là rất quan trọng quá đáng, thì đều tan biến như mây khói theo dòng thời gian trôi đi, chỉ có một mảng yên tĩnh duy nhất trong nội tâm mới là thứ không bao giờ thay đổi. “Hỏi người sao lại được như vậy, rời xa ồn ào lòng phẳng lặng”. Khi chúng ta bị hồng trần quấy đảo, thì phải chăng hãy trở lại ngắm cảnh các nhà nông cấy mạ trên ruộng, nhìn những bước chân lùi lại dần của họ, mà thưởng thức không gian trời cao biển rộng trong cõi lòng.

Trong những phút trầm ngâm suy nghĩ, thì lại có thêm mấy hàng mạ non vươn dài theo những bước chân lùi lại của người nông dân…

Xem thêm: Bài văn điểm 9 viết về trường học 20 năm sau của nữ sinh lớp 5 khiến giáo viên trầm trồ

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận