Tinh tuyển 10 bài văn NLXH đạt giải nhất quốc gia: Đề số 3 - Cúi xuống để nâng đồng loại của mình lên cao hơn

Với lập luận chặt chẽ, câu văn gãy gọn và đầy tính nhân văn - bài văn NLXH về lòng vị tha và bao dung này đã đạt được giải nhất quốc gia.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

ĐỀ BÀI:

Henry Van Dyke đã có câu nói: "Có một khát vọng còn cao quý hơn cả việc được đứng đầu trong thiên hạ, đó là việc cúi xuống để nâng đồng loại của mình lên cao hơn. Hãy cho biết suy nghĩ của bạn về câu nói này?

BÀI LÀM:

Khi tôi đang rất bực mình vì chuyện người bạn đã cư xử không tốt với mình, vô tình tôi thấy hai người bạn cười đùa vui vẻ, trêu chọc nhau trong khi học vừa cãi nhau một trận kịch liệt ngày hôm qua, tôi bỗng dưng nghẹn lại. Đúng vậy, khi tôi tưởng chừng như mọi thứ đang sụp đổ ngay trước mắt, lại thấy người ta dễ dàng mà quên đi. Khi tôi cứ ích kỷ giữa mãi mối thù hằn vào bên trong trái tim mình thì người ta đã có thể thanh thản mà đón nhận nó. Tất cả chỉ bởi một lý do đơn giản, đó là họ có tấm lòng vị tha và cao thượng. Chính bởi lẽ đó mà Henry Van Dyke đã có câu nói: Có một khát vọng còn cao quý hơn cả việc đứng đầu trong thiên hạ, đó là việc cúi xuống để nâng đồng loại của mình lên cao hơn".

"Hãy tha thứ và quên đi", lòng vị tha và sự cao thượng là hai thứ cần thiết và quan trọng để tạo ra tình người. Với khát vọng cao quý và tuyệt đẹp, con người ta luôn muốn hướng đến sự hoàn thiện về cả tâm hồn lẫn thể xác, thành công trong công danh sự nghiệp và hướng thiện. Chính vì lẽ đó, lòng vị tha và sự bao dung là điều quan trọng hơn bao giờ hết. Đó là sự giao hòa cảm xúc, lòng trắc ẩn thiêng liêng của một con người đến với một trái tim, là tấm lòng cùng tinh thần chăm lo một cách vô điều kiện đến người khác, có thể vì người mà hi sinh bản thân.

Tại sao lại cần có lòng vị tha? Vì đó là đức hi sinh, là tinh thần trượng nghĩa, là biểu hiện tốt đẹp nhất của đạo lý làm người. Lòng vị tha và bao dung đem đến cho lòng người sự thanh thản trong tâm hồn, sự bình yên trong giấc ngủ, hạnh phúc và hơn cả là tình yêu thương giữa con người đến với con người. So với việc giẫm đạp lên nhau, vụ lợi, bon chen lẫn nhau để được là người đứng đầu trong thiên hạ. đứng một mình trên đỉnh cao mà không có sự yêu thương, lạc lõng, cô đơn, thầm ghen tị, khao khát được yêu thương, tại sao chúng ta không chọn cách cúi xuống để nâng đồng loại mình lên cao hơn, để ta và bạn cùng cố gắng phấn đấu, để ta và bạn vừa có thể là đối thủ cạnh tranh công bằng, vừa có thể là bạn tốt của nhau?

Tinh-tuyen-10-bai-van-NLXH-dat-giai-nhat-quoc-gia-De-so-3-h

"Lòng vị tha", cụm từ ấy dường như đã quá quen thuộc bên mỗi trang sách, cuốn truyện, trong những câu chuyện làm người của một ai đó, là chủ đề quen thuộc trong thế giới văn học. Lòng vị tha và bao dung luôn đan xen trong cuộc sống của mỗi chúng ta từ những hành động vụn vặt. Khi ta quyết định tha thứ lỗi lầm cho một ai đó, khi đó ta đã đem lòng vị tha của mình ra trao đi. Khi một người mẹ sẵn lòng cầm roi quất mạnh vào tấm da thịt của người con. rồi một lúc sau lại sẵn lòng lấy tay lau đi những giọt nước mắt mặn nồng trên gò má, khi một đứa em nghịch ngợm làm rách chiếc váy đẹp nhất của chị, nó rối rít xin lỗi và những giọt nước mắt hối hận chảy ra, chị không quan tâm và giận tím mặt quay đi, nhưng khi quay lại, thật kỳ diệu thay, một cây kẹo mút được cầm trên tay cùng nụ cười tươi dễ dàng tha thứ. Đúng vậy, đó là công việc hàng ngày diễn ra một cách thoải mái và vô tư như vậy. Bởi vì một lẽ, ta đang "cúi xuống để nâng đồng loại của mình lên cao hơn".

Có một câu chuyện kể rất hay thế này, hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Khi tranh luận xảy ra, một trong hai người bạn không thể kiềm chế được đã dùng những lời miệt thị xúc phạm người kia. Anh cảm thấy bị xúc phạm và không nói gì cả, chỉ viết lên cát: "Hôm nay người bạn của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ". Họ đi tiếp và cho đến khi người bạn bị xúc phạm gặp nạn và được người kia cứu, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: "Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi". Lòng vị tha và bao dung còn giúp chúng ta có thêm những người bạn tốt. "Nếu như bạn muốn thấy sự dũng cảm, hãy nhìn những người biết cách tha thứ". Khi sẵn lòng quên đi những vết thương lòng và mạnh mẽ mở lòng đón nhận những lỗi lầm của người khác,quên đi bao niềm đau và vết thương đã tạo nên khoảng cách giữa hai người, thì khi ấy, bạn là người dũng cảm cùng vệt sáng lấp lánh trong đôi mắt người.

Một người mẹ, người vợ tần tảo trong gia đình, dùng cả trái tim lẫn tình yêu thương hòa quyện vun đắp vào từng món ăn, cham lo cho mọi thành viên trong gia đình mà nào có kêu than. Một người lính tay giơ cao cây súng sẵn sàng tuyên thệ hi sinh cả thanh xuân cùng tình yêu đôi lứa của mình để tham gia kháng chiến chống ngoại xâm nơi biên thùy, anh đã dùng lòng vị tha và để đổi lấy sự bình yên cho đất nước. Người mẹ già ngày đêm mòn mỏi trông con trở về, người mẹ ấy đã làm một công việc vĩ đại là động viên con đi lính bảo vệ đất nước, để bây giờ bà ngóng đứa con từng phút từng giây mà trong lòng vẫn trào dâng niềm hạnh phúc, bà mẹ ấy xứng đáng là người phụ nữ anh hùng. 

Tất cả họ đang chỉ làm theo sự dẫn dắt của trái tim và sự đồng cảm giữa tâm hồn, họ không ngại ngần mà trao đi lòng vị tha và bao dung, không ngần ngại mà "cúi xuống để nâng đồng loại của mình lên cao hơn". Họ làm được, chẳng lẽ chúng ta lại không thể" Không phải cứ việc làm vĩ đại mới xây dựng lên lòng tốt, không phải cứ việc làm vĩ đại mới được đón nhận, mà khi ta trao đi lòng vị tha và bao dung, ta sẽ được sống chan hòa trong tình yêu thương và niềm hạnh phúc, xã hội sẽ không còn những bất công, vụ lợi và lắm bon chen, những cay đắng cùng niềm đau sẽ qua đi nếu ta có lòng vị tha.

Đồng tiền luôn có hai mặt phải trái, bàn tay cũng có mặt úp mặt ngửa, bát cơm có khi đầy khi vơi và lòng vị tha thì luôn song hành cùng lòng vị kỷ. Lòng vị kỷ xuất phát từ chính sự ích kỷ của bản thân, chỉ biết chăm lo cho lợi ích riêng của mình, có thể vì lợi ích của mình mà sẵn sàng chà đạp, hủy diệt người khác để vụ lợi cho bản thân. Lòng vị kỷ có thể giết chết nhân cách của một con người, có thể gây nên sự thờ ơ, vô cảm, lạnh lùng, toan tính và tham lam, để rồi từ đó con người sống tách biệt với thế giới bên ngoài, trái tim luôn đè nặng những tảng đá vô hình với nhiều trăn trở, suy ngẫm và dày vò rất nhiều, để rồi từ đó không tìm lại được sự bình yên và thanh thản trong tâm hồn. 

Ngày nay, một bộ phận giới trẻ việt Nam cũng đang tồn tại tình trạng của lòng vị kỷ. Họ không biết đến yêu thương con người, học cách tha thứ và bao dung cho nhau mà ngày càng thờ ơ, vô cảm với thế giới xung quanh. Thật dễ dàng nhận thấy một nhóm nữ sinh đang túm tóc đánh nhau, làm những hành động thiếu văn minh nơi lứa tuổi học trò và những người đứng xung quanh thì túm năm tụm ba chen nhau hò hét, quay video, cổ vũ, hay chỉ một nói sáo rỗng vu vơ thôi cũng đủ để gây nên một cơn đại hồng thủy đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Tất cả thật đúng với câu nói của Erich Fromm: "Những người ích kỷ không có khả năng yêu người khác, và họ cũng không có khả năng yêu chính bản thân mình".

Lòng vị tha và bao dung là một yếu tố rất cần thiết trong cuộc sống. Hãy sống và biết yêu thương, hãy coi việc "cúi xuống để nâng đồng loại của mình lên cao hơn" là một điều vinh hạnh và là niềm vui trong cuộc sống. Không ai trong chúng ta sinh ra đã hoàn hảo cả và chẳng ai sống mà không có tình yêu thương và lòng vị tha. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy tự ý thức và trách nhiệm với bản thân mình. Hãy sống một cuộc sống thanh thản, đừng bon chen và vụ lợi để đứng đầu thiên hạ, mà hãy làm việc mà con tim mình cho là đúng đắn.

"Một đốm lửa chia sẻ là một đốm lửa lan tỏa". Ngày hôm nay, nếu như bạn chưa sẵn lòng tha thứ cho một ai đó, chưa đủ dũng cảm để đến gặp và làm lành với một ai, vậy thì hãy cố gắng lên, hãy là một đốm lửa nhỏ và tôi sẽ là ngọn gió truyền lửa cho bạn, hãy thổi bùng và lan tỏa đến mọi ngõ ngách trong trái tim và tâm hồn người đó nhé, vì "yêu thương sẽ ngọt ngào hơn nếu ta cho đi lòng vị tha".

Xem thêm: Tinh tuyển 10 bài văn NLXH đạt giải nhất quốc gia: Đề số 3 - Cúi xuống để nâng đồng loại của mình lên cao hơn

Đọc thêm

"Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc" - là một trong những bài văn nghị luận xã hội (NLXH) xuất sắc đạt giải nhất quốc gia.

Tinh tuyển 10 bài văn NLXH đạt giải nhất quốc gia: Đề số 2 - Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc
0 Bình luận

"Thí sinh đã mạnh dạn phá vỡ định hướng tư duy làm văn trong trường thi, đưa nàng Hoa Mộc Lan - 1 nhân vật lịch sử Trung Quốc đi vào trong bài văn với góc độ mới mẻ...", đó là 1 ý trong lời phê dành cho bài văn "Tay nắm một giọt nước".

Tay nắm một giọt nước - bài văn đạt điểm tối đa của thi sinh tỉnh Chiết Giang 2012
0 Bình luận

"Là một người từng đau đớn gục ngã vì điểm Văn mãi quanh quẩn 8 hay 8,5. Mình tự hỏi bản thân, vì sao những bài viết của mình không thể lên 9+? Và sau rất nhiều lần đúc kết, đây là toàn bộ những điều mình nhận ra về sự khác biệt giữa bài văn 8+ và 9+"...

Sự khác biệt giữa bài văn 8+ và 9+: Muốn trình văn lên 'level', đừng bỏ qua bài viết này
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất