Lời Phật dạy về ân đức cha mẹ qua chữ "Hiếu" - dù bạn là ai cũng phải khắc cốt ghi tâm

Phật dạy, trăm nghìn muôn đời, nghiền thân ta ra thành vị đề hồ, dâng cúng cha mẹ, cũng không đáp đền hết ân đức. Cha mẹ chính là Bồ Tát sống ở trong nhà.

Đỗ Thu Nga
12:00 18/02/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chuyện nhân quả của kẻ làm quan và người giàu có

Có người từ tấm bé không chống đối, cãi lời cha mẹ; cha mẹ có đánh mắng cũng không hề phản kháng lại. Bởi lời hiếu thuận như vậy nên người đó được làm quan lớn.

Nhưng người đó lại chỉ vì cha mẹ có tiền lương hưu nên không muốn phụng dưỡng. Kết quả, ông ta dù làm quan lớn nhưng cả đời không có bao nhiêu tài sản, còn chẳng bằng một người giàu có mở cửa tiệm buôn bán bình thường.

Phật Thích Ca nói: Phụng dưỡng cha mẹ dù chỉ một chốc một lát cũng có thể nhận được phúc báo vô lượng. Ngược lại, dù chỉ phạm phải một vài chuyện không hiếu thuận cũng sẽ là tội không thể tha thứ được.

An-duc-cua-cha-me-qua-chuc-Hieu-trong-Phat-giao
Hiếu thảo với cha mẹ là cách cải thiện số mệnh tốt nhất

Một người hiếu thảo với cha mẹ, phúc báo ắt sẽ làm quan. Một người biết phụng dưỡng cha mẹ bằng tài sản của mình, khí tài ngày càng sung túc. 

Thời xưa, mỗi vị quan khi xuất hành đều được che dù, cha mẹ tựa như tán ô đó, che chở cho viên quan ấy.  Còn kẻ gian thần, nham hiểm, nhiều thói xấu lại không có lòng hiếu thuận, đường quan lộ sớm muộn gì cũng bị chặt đứt.

Các triều đại đế vương thời xưa vô cùng hiếu thảo, cho nên thường xuyên hướng về đạo lý "chữ Hiếu đứng đầu". Vậy nên, họ mới làm vua, làm quan lớn, giàu có.

Ân đức của cha mẹ qua chữ "Hiếu" trong Phật giáo

Trong kinh Phật nói, trăm nghìn muôn đời, nghiền thân ta ra thành vị đề hồ, dâng cúng cha mẹ, cũng không đáp hết ân đức cha mẹ; nếu lại có người, dâng các thức ăn, trăm mùi ngon ngọt, dâng các áo mặc thuốc thang đầy đủ, suốt ngày lễ lạy, cúng dàng cha mẹ, cũng không báo được, công ơn dưỡng dục.

Lại kinh Hiếu Tử, cũng nói rõ rằng, con nuôi cha mẹ, dâng thức ăn quý, ngon miệng cha mẹ; hòa nhạc du dương, vui tai cha mẹ; sắm áo lụa là, mát thân cha mẹ; vai cõng cha mẹ, đi khắp thiên hạ; Đức Phật bảo rằng, tuy làm như thế, chưa phải là hiếu. Cha mẹ ương ngạnh, si mê tà kiến, không tin Tam Bảo, hung hiểm bạo ngược, tàn ác bất nhân, gây các nghiệp dữ, người con thấy thế, phải cố hết sức, khuyên can cha mẹ, khiến sinh tín tâm, quay về chính đạo, gần gũi bạn lành, mở lòng Bồ Đề, tu thiền niệm Phật, khiến cho cha mẹ, khi còn ở đời, thường được yên vui, sau khi lâm chung, sinh sang Tịnh Độ, được gặp chư Phật, vĩnh viễn xa lìa, mọi nỗi đau khổ, như thế mới là người con chí hiếu.

Hiện tiền đại chúng, nên phát tâm lớn, cầu đạo Bồ Đề, rộng độ chúng sinh, đều thành Chính Giác, cha mẹ nhiều đời, cùng về cõi Phật. Hãy dốc một lòng, chí thành khẩn thiết, quy mệnh đính lễ Đức Đại Từ Phụ của cả thế gian.

Còn trong cuốn Kinh Đại thừa Bản sinh Tâm địa quán, Đức Phật đã dạy về ấn đức của cha mẹ rằng, phúc báo của những người làm con biết phụng dưỡng cha mẹ là rất lớn. 

An-duc-cua-cha-me-qua-chuc-Hieu-trong-Phat-giao-4

Đức Phật hỏi rằng, tại sao ta phải chịu công ơn to lớn của cha mẹ? Đó là bởi vì cha là người đã cho ta giọt máu thành người, mẹ đã mang nặng đẻ đau ta 9 tháng 10 ngày, cho đến khi cất tiếng khóc chào đời. Sau đó, lại hết lòng chăm bẵm, nuôi nấng, yêu thương. Những ân tình đó đối với chúng ta tựa biển sâu, tựa núi cao.

Nếu như bởi vì con cái không hiếu thuận, người làm cha mẹ dần sinh lòng trách móc, oán giận, thì đó chính là "nhân" khiến chúng ta bị đày xuống địa ngục hoặc chuyển kiếp thành ma quỷ súc sinh.

Quả báo thường đến rất nhanh, cho dù có là Đức Phật, Kim Cang, Thiên Tiên đều không thể vãn hồi. Hiếu thảo với cha mẹ là cách cải thiện số mệnh tốt nhất.

Nếu có thể nghe theo lời cha mẹ, để cha mẹ vui lòng như vậy sẽ nhận được sự che chở của chư vị thánh thần, phúc lộc vô biên. Người như vậy được coi là người trời, hoặc là Bồ Tát chuyển thế, tới để trả ơn cho cha mẹ. 

Đức Phật đã đưa ra tiêu chuẩn đối với một người con được coi là hiếu đạo thì phải hội tụ đủ cả 2 mặt là “sự” và “lý”.

- Sự là hình thức báo đáp bên ngoài, là sự lo lắng, chăm nom, phụng dưỡng để cha mẹ không bị thiếu thốn về vật chất. Luôn kính trọng, kính lễ cha mẹ, không được khiến cha mẹ phiền lòng.

- Lý là chăm lo đời sống tâm linh cho cha mẹ. Hướng cha mẹ phát khởi lòng thiện tâm, gieo tạo phước lành, tu theo chính đạo để cha mẹ hiểu rõ về thiện lành, thoát khỏi tạp niệm, mê tín, ra khỏi luân hồi nghiệp báo.

Nhờ vậy cha mẹ được sống an lạc trong hiện tại và giải thoát trong tương lai. Nói cách khác, một đời sống hành thiện tích sức là hiếu hạnh, phát tâm báo ân. Còn là những điều tà ác, không có đạo đức là bất hiếu.

Xem thêm: Phật dạy: Sỉ nhục người khác bao nhiêu, nghiệp nhận lại bấy nhiêu

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận