Âm đức là gì và những việc làm như thế nào giúp tích âm đức?

Đức là ngọn nguồn của tất thảy mọi phúc báo trên đời. Tích càng nhiều đức thì vận mệnh càng nhẹ nhàng, phúc báo đầy ăm ắp.

Đỗ Thu Nga
06:00 19/07/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Âm Đức là gì?

Từ nhỏ chúng ta thường được dạy rằng "phải tích âm đức, không cho mình thì cho con cháu", vậy âm đức là gì?

Theo giáo lý nhà Phật, phàm là hành thiện mà được người biết đến tức là "dương thiện". Hành thiện mà người khác không biết đến gọi là "âm đức".

Đặc biệt là những người tu đạo Phật, tất cả giáo lý sâu xa của Đức Phật đều chỉ nằm trong 2 từ "tích đức - hành thiện". Điều này đã dung nhập vào trong máu thịt, trở thành nội dung cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình tu hành. 

Vậy tại sao con người phải tích âm đức? Tục ngữ có câu "con người hành thiện thì trời đất đều biết, ắt có phúc báo". Hành thiện chính là chỉ âm đức. Con người tích đức càng nhiều thì phúc báo càng lớn. 

Am-duc-la-gi-va-nhung-viec-lam-nhu-the-nao-giup-tich-am-duc-0

Có câu khác " dương thiện hưởng tiếng thơm trên đời, âm đức được hưởng phúc báo từ trời". Làm việc thiện không khó, cái khó là ở việc hành thiện nhưng không cầu phúc báo, không cầu lưu danh, làm việc tốt nhưng không đòi hỏi công lao. Đó chính là nguyên lý âm đức mà nhà Phật đề cao.

Làm dương đức, bạn được người người ngợi khen, được tán thưởng. Những thứ đó đều là quả báo thiện mà bạn đáng nhận được, nhưng xong rồi thì cũng hết.

Nhưng âm đức thì khác. Nó sẽ tích lũy dần dần, từng chút một, ngày qua ngày. Khi đạt tới một giới hạn nhất định, âm đức sẽ trở thành phúc báo to lớn đến với bạn, thậm chí che chở cho cả con cháu đời sau của bạn được bình an, hạnh phúc.

Nói cách khác âm đức giống như hạt giống, chỉ cần hạt nảy mầm thì không lo tương lai không có cơ hội gặt hái.

Con người cần làm gì để tích âm đức?

Dưới đây là 5 việc tích âm đức mà bất cứ ai cũng nên ghi nhớ để thực hiện. Dù chỉ làm được 1 điều cũng chứng minh bạn là người có phúc:

NĂNG KẾT THIỆN DUYÊN

Duyên chính là quan hệ giữa người với người. Thiện duyên là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Điều này có lợi cho mình và cũng có lợi cho người. Bên cạnh đó chúng ta nên tránh duyên ác.

Vậy vì sao kết thiện duyên lại là việc làm tích âm đức quan trọng? Phật gia cho rằng, thiện duyên giống như một chuyến đò ngang của sinh mệnh, chỉ có những người năng kết thiện duyên rộng rãi thì mới có thể ngồi trên chuyến đò hướng đến tương lai tốt đẹp đó. 

Am-duc-la-gi-va-nhung-viec-lam-nhu-the-nao-giup-tich-am-duc-6

Một người bình thường sẽ rất vất vả và cũng phải trải qua trăm ngàn khó khăn mới có thể đạt được mục tiêu của đời mình, nhưng người năng kết thiện duyên thì có thể đạt được dễ dàng hơn. Một người bình thường khó tránh được tai họa, nhưng người năng kết thiện duyên lại có thể gặp họa mà hóa lành

TIN VÀO NHÂN QUẢ

Chư Phật Bồ Tát xuất hiện ở thế gian thuần thiện vô ác nhưng vẫn không thể rời khỏi chân lý của luật nhân - quả. Cho nên Phật pháp mới có câu: "Vạn pháp giai không, nhân quả bất không".

Trước hết cần phải nói rằng, hiện tại có rất nhiều người học Phật hiểu lầm chữ “không”. Chữ “không” trong đạo Phật khác hẳn so với chữ “không” ở ngoài đời. 

Chữ “không” ở ngoài đời có nghĩa là không có. Còn chữ “không” trong đạo Phật không có nghĩa như vậy, mà là nói ở ngay nơi sự vật đang hiện hữu vốn không có bản chất thật sự, chỉ do nhiều thứ kết hợp lại với nhau mà tạo thành.

Vạn vật vốn không có thật, nhưng chúng ta chấp là thật có, cho nên đức Phật đã nói “không” để phá cái tâm chấp có, chấp thật đó.

Am-duc-la-gi-va-nhung-viec-lam-nhu-the-nao-giup-tich-am-duc-7

"Nhân quả bất không" - Nhân quả vì sao bất không? Trong quá trình chuyển biến, nhân biến thành quả, quả lại biến thành nhân; nhân quả vĩnh viễn tuần hoàn, vĩnh viễn luân chuyển. Đó chính là nhân quả bất không. Những nghiệp nhân quả báo, kiết hung, họa phước trên đời cũng luôn tuần hoàn, tiếp nối không dừng. 

Mỗi một người tạo nghiệp là "nhân", chịu báo ứng là "quả". Khi chịu báo ứng, người đó lại tiếp tục tạo nghiệp, vĩnh viễn luân chuyển, vĩnh viễn tuần hoàn.

Phật gia dạy rằng: Chúng ta đều phải tu thiện tích đức, cố gắng kiểm soát bản thân để không sinh ra ác niệm, càng không nên làm tổn thương người khác, không vi phạm luân thường đạo lý.

HIẾU KÍNH CHA MẸ

Cổ ngữ nói "Bách thiện hiếu vi tiên', có nghĩa là trong trăm cái thiện thì hiếu kính cha mẹ đứng đầu. Hành Thiện tích đức, trước hết là phải biết hiếu kính cha mẹ. Cha mẹ được ví là phúc điền lớn nhất trên thế gian. Hiếu kính cha mẹ là đạo lý hiển nhiên của con người. Đó không chỉ là bổn phận mà còn là cách bồi đắp phúc báo của chính bản thân mình.

Phật gia có dạy: Nếu có thể hiếu kính cha mẹ, làm cha mẹ vui lòng, phúc đức là vô tận.

NĂNG BỐ THÍ

Phật gia dạy rằng: bạn bố thí đi cái gì thì sẽ nhận lại thứ đó. Bố thí cũng giống như gieo trồng hạt giống, bố thí càng nhiều thì thu hoạch càng bội thu.

Am-duc-la-gi-va-nhung-viec-lam-nhu-the-nao-giup-tich-am-duc-5

Bạn cần hiểu rằng, bố thí ở đây không chỉ là hành động quyên tặng, dâng cúng cho các thầy sư trong chùa miếu, mà bao gồm rất nhiều phương diện. Bố thí tài thì nhận về phúc báo, bố thí pháp thì thu về trí tuệ. 

Mỗi ngày, thêm một nụ cười, thêm một câu tán thưởng, thêm một lần nhường nhịn, thêm một hành động giúp đỡ... đó đều là hành động bố thí. Bố thí thực ra chính là đang tu phúc và tu trí tuệ.

TU THÂN DƯỠNG TÍNH

Phật gia có ngũ giới (5 điều ngăn cấm) bao gồm: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Đây là những điều cơ bản làm người, cũng là những việc làm tích âm đức rất hiệu quả.

Sở dĩ đức Phật đặt ra năm giới, vì Ngài mong muốn cho người Phật tử tại gia hưởng được quả báo tốt đẹp. 

Không sát sinh để nhận phúc báo trường thọ; không trộm cáp để nhận phúc báo đại phú đại quý; không tà dâm để bảo vệ sự công bình, bảo vệ hạnh phúc cho gia đình mình và gia đình người; không nói dối để nhận lại sự tôn kính của mọi người; không uống rượu để luôn giữ được sự minh mẫn và thông tuệ.

Cho nên tu ngũ thiện (5 điều thiện) thì mới có thể được phúc báo, trường thọ, an khang, giàu có, gia đình và sự nghiệp viên mãn.

Xem thêm: Rằm tháng 7 có nên đốt vàng mã không?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận