4 nguyên tắc giúp bạn chuyển nghiệp nghèo theo lời Phật dạy

Có không ít người, dành cả tuổi trẻ để than rằng "tại sao mình nghèo thế"? Thế nhưng theo Đức Phật, giàu hay nghèo đều do quả báo thiện - ác kiếp trước của cá nhân mỗi người chiêu cảm, tạo ra.

Đỗ Thu Nga
06:00 24/12/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đức Phật cho rằng, nghèo và giàu vốn không có khoảng cách gì đối với danh dự của một nhân cách. Ví dụ dùng nước gột rửa những vật ô uế, bẩn thỉu, sau khi tẩy rửa xong, với trước khi tẩy rửa, thực không có sự khác biệt, điều này nói với chúng ta rằng, đời người mấy mươi năm, như mộng huyễn bào ảnh, nghèo - giàu, khổ - vui chỉ ở chỗ thể nhận từ trong nội tâm của chính mình mà thôi.

Cuộc sống của Đức Phật có thể được coi là một minh chứng sống động và chuẩn xác nhất. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, Ngài đều mặc một bộ áo phấn tảo, vẫn cảm thấy thong dong tự tại, khoác lên mình chiếc áo vàng bạc quý báu, cũng chẳng thấy sự kiêu hãnh nào. 

4-nguyen-tac-giup-ban-chuyen-nghiep-ngheo-theo-loi-Phat-day
Thiện - ác nằm ngay trong một ý niệm

Đã có thể cơm rau dưa muối, thì cũng có thể món ngon vật lạ; có thể ăn gió nằm sương, thì cũng có thể an trú nơi lầu hồng gác tía; có thể một mình ở sơn lâm, thì cũng có thể sống chung cùng đệ tử tứ chúng.

Vậy nên, giàu hay nghèo đều do tâm chúng ta mà ra. Dưới đây, là những lý do và nguyên tắc giúp bạn chuyển nghiệp nghèo theo Phật dạy:

Nguyên tắc thứ nhất: Không bao giờ mong giàu

Mong mỏi giàu có là nguyên nhân của những dày vặt, đau khổ mà người nghèo phải trải qua. Họ luôn khát khao được giàu có. Tuy nhiên thì phải làm phước, phải có phước mới có tiền.

Phước ở đây là những việc làm lợi ích mà chúng ta giúp đời. Còn nếu chỉ biết ngồi một chỗ nghĩ về tiền thì chắc chắn sẽ không bao giờ có. Càng mong muốn có nhiều tiền lại càng không thể có.

Nguyên tắc thứ hai: Nghèo là do mình phạm sai lầm gì đó

Phải hiểu nghèo là do mình phạm sai lầm gì đó trong quá khứ, luôn ghi nhớ điều này. Đồng thời sám hối nghiệp xưa. Chúng ta nhất định phải phân biệt rõ ranh giới giữa việc không có tiền và ra vẻ không cần tiền.

4-nguyen-tac-giup-ban-chuyen-nghiep-ngheo-theo-loi-Phat-day-0

Đừng để việc không cần tiền tiến thành thái độ tự thấy mình chẳng cần giàu, không thèm giàu rồi vênh mặt coi thường tất cả. 

Ra vẻ ta đây không cần tiền chỉ càng khiến bạn nghèo mãi mà thôi. Thái độ đúng ở đây là biết chắc chắn mình đã phạm sai lầm gì đó trong quá khứ mà bây giờ không tự nhìn ra được.

Nguyên tắc thứ ba: Nhờ nghèo mà biết yêu thương mọi cảnh khổ ở đời

Các bạn nên biết rằng, nhờ cảnh nghèo khó mà mình biết yêu thương được mọi cảnh khổ ở trên đời mà nếu giàu có thể chưa chắc đã có. Người sinh ra trong cảnh giàu thì thường không thể thấu hiểu cũng như cảm thông được nỗi khổ của người nghèo.

Bởi vì họ chưa từng trải qua, cho nên bạn hãy vui mừng vì nhờ nghèo mà mình thương yêu được nhiều người bị người khác bỏ quên.

Nguyên tắc cuối: Dù nghèo vẫn cố gắng chia sẻ

Dù có nghèo khó thế nào đi chăng nữa thì hãy cố gắng chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Người giàu làm phước dễ dàng, họ có thể bỏ hàng chục triệu để bố thí, nhưng vẫn không thể quý bằng người nghèo giúp được một người qua được cơn đói với cơm canh đạm bạc.

Sự cố gắng chia sẻ thiếu thốn với người khó khăn hơn mình là phước đức rất lớn, là quà tặng của đất trời ban tặng cho người nghèo.

(Thep Phật giáo; Khoevadep)

Xem thêm: Phật dạy: Khát nước 3 ngày, chỉ lấy 1 hồ lô, sống ở đời biết dừng và biết đủ mới chạm đến hạnh phúc tối thượng

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận