2K6 lưu ý: Tác giả Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Trung Thành vẫn còn khỏe

Khi câu hỏi hoặc khi viết văn liên quan đến tác giả Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Trung Thành thì các bạn 2k6 cần chú ý: Đây là hai tác giả vẫn khỏe mạnh!

Đỗ Thu Nga
13:00 20/06/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một vài thông tin cơ bản về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Trung Thành để các bạn thí sinh 2k6 nắm bắt:

TÁC GIẢ NGUYỄN KHOA ĐIỀM

Tiểu sử

- Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế;

- Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

- Năm 1955: Nguyễn Khoa Điềm ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam.

- Năm 1964: ông tốt nghiệp khoa Văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Sau đó, ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế; xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ… cho đến năm 1975.

- Năm 1975: ông trở thành hội viên hội nhà văn 1975.

- Năm 1994 Nguyễn Khoa Điềm ra Hà Nội, làm Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin.

- Năm 1995: Ông được bầu làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V.

- Năm 1996: Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin.

- Năm 2001: Nguyễn Khoa Điềm trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương.

- Sau Đại hội Đảng lần thứ X, ông về Huế và tiếp tục làm thơ.

2k6-luu-y-tac-gia-nguyen-khoa-diem-va-nguyen-trung-thanh-van-con-khoe
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Sự nghiệp văn học

Phong cách văn học

- Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người, và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước...

- Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam.

- Trong kháng chiến chống Mỹ, thơ của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rõ được con người Việt Nam và bản chất anh hùng bất khuất của chiến sĩ Việt Nam.

→ Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận.

Tác phẩm chính

- Đất ngoại ô (thơ, 1973);

- Cửa thép (ký, 1972);

- Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974);

- Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986);

- Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990);

TÁC GIẢ NGUYỄN TRUNG THÀNH

Tiểu sử

- Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1932 tại Quảng Nam. Ông có bút danh là Nguyên Ngọc.

- Ông là nhà văn trưởng thành trong cả kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

- Ông gia nhập quân đội năm 1950, hoạt động chủ yếu và gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên.

- Sau Hiệp định Genever ông làm phóng viên và tập kết ra Bắc

- Năm 1962 ông trở về Nam vừa tham gia chiến đấu vừa hoạt động văn nghệ

- Sau chiến tranh ông làm Phó Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam và Tổng Biên tập báo văn nghệ.

- Hiện nay ông vẫn tham gia hoạt động trong lĩnh vực văn hóa – giáo dục và đã dịch một số tác phẩm lý luận văn học.

2k6-luu-y-tac-gia-nguyen-khoa-diem-va-nguyen-trung-thanh-van-con-khoe
Nhà văn Nguyễn Trung Thành

Sự nghiệp sáng tác 

Phong cách nghệ thuật

Các tác phẩm của ông mang đậm âm hưởng sử thi và cảm hứng lãng mạn:

- Ở đó, chất thơ hoà quyện với độ hoành tráng của núi rừng Tây Nguyên, của những người anh hùng cách mạng bất khuất, kiên trung với quê hương, đất nước.

- Sức sống bất diệt và khả năng trỗi dậy phi thường của con người, sự sống luôn được đề cao trong tác phẩm của ông.

Tác phẩm chính  

Đất nước đứng lên (1954-1955); Mạch nước ngầm (1960); Rẻo cao (1961); Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1961); Đất Quảng; Rừng xà nu (1965); Cát cháy...

Xem thêm: Nghị luận: Thà làm một bông hoa sen nở khi thấy mặt trời rồi mất hết tinh nhụy

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận