Ôn thi tốt nghiệp THPT: 15 mẫu mở bài "Người lái đò sông Đà" chọn lọc

"Người lái đò sông Đà" là tác phẩm nằm trong chương trình ôn thi và thi tốt nghiệp THPT. Vì thế, nắm được các mẫu mở bài sẽ giúp bạn có nhiều tư liệu ôn tập hơn.

Đỗ Thu Nga
13:00 24/04/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mở bài chung Người lái đò sông Đà

1. Nguyễn Tuân đã từng viết: "Muốn viết được những trang văn như hoa thì phải lao động miệt mài nhưong làm mật, phải xót lòng đèo bồng như trai làm ngọc”. Có lẽ với tâm niệm như vậy nên ông đã phải lênh đênh trên Tây Bắc suốt 6 tháng trời, ông đã vượt qua 73 con thác lớn nhỏ, đi từ thượng nguồn đến hạ nguồn để tạo ra một tác phẩm hoàn hảo từ nội dung cho đến hình thức mang tên tùy bút Sông đà. Và nổi bật nhất trong tập tùy bút này có lẽ là tác phẩm Người lái đò sông Đà.

2. Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn lãng mạn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam, một cây bút tiên phong của nền văn học mới. Đối với ông, viết văn là một cách để thể hiện cái tôi tài hoa, uyên bác và cũng rất đỗi bình dị, rất người. Các tác phẩm của ông luôn đa dạng về thể loại và sâu sắc. Tuy nhiên đến với thể loại tùy bút ta mới thấy rõ được tài năng thiên bẩm và đỉnh cao của ông ở dạng đề tài này. Đặc biệt thông qua qua tập Tùy bút sông đà, Nguyễn Tuân đã thực sự chinh phục người đọc với những áng văn miêu tả hình ảnh con sông Đà hùng vĩ vừa hung bạo vừa nên thơ trong tùy bút Người lái đò sông Đà.

3. Hòa chung với không khí sôi nổi của Miền Bắc đi lên xã hội chủ nghĩa, người người nhà nhà tham gia sản xuất, khai phá những vùng đất mới để kiến thiết phát triển đất nước. Rất nhiều nhà văn đã không nằm ngoài dòng chảy này, họ hòa mình vào với đời sống và không khí tươi vui của đất nước để viết lên những áng văn chương bất hủ. Nếu như Mùa lạc của Nguyễn Khải là sự hồi sinh của con người cũng như sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh thì Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân lại là vẻ đẹp của người lao động, sự tinh hoa đối với nghề nghiệp của mình.

4. Nhắc đến các tác giả văn học tiêu biểu của nước nhà thì ai là người để lại trong bạn nhiều ấn tượng nhất. Nếu như Nguyễn Đình Thi là sự đa tài phong phú ở rất nhiều thể loại và là nhân tài hiếm thấy thì Kim Lân lại lựa chọn cho mình sở trường riêng là những người nông dân nghèo. Còn Nam Cao lại là tiếng thở dài và bức tranh đầy hiện thực về những tồn tại méo mó của cuộc sống, từ người nghèo cho đến giai cấp tiểu tư sản. Nhưng đến với Nguyễn Tuân thì có lẽ ta phải ngả mũ thán phục với sức sáng tạo mãnh liệt luôn mang đến cho người đọc những cảm xúc rất riêng. Đặc biệt là tập bút kí Người lái đò Sông Đà.

Mở bài "Người lái đò sông Đà" dành cho học sinh giỏi

5. Nhắc về các tác giả lớn của văn học Việt Nam, đọng lại trong bạn là những ai? Phải chăng bạn ấn tượng, say mê trước những dòng thơ tình đắm say của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu, hay xúc cảm trước ngòi bút có cái gai góc, lạnh lùng của Nam Cao khi viết về người nông dân. Có rất nhiều tác giả chọn cho mình một đề tài để sáng tác mà ta gọi đó là sở trường và trở thành dấu ấn của riêng tác giả. Trên thi đàn văn học, hiếm cây bút “tham lam” như Nguyễn Tuân. Dẫu có đọc bao nhiêu thì vẫn khiến người ta phải ồ lên trước sức sáng tạo dồi dào của ông. Bút kí “Người lái đò Sông Đà” cũng là tiếng ồ ngân vang của bạn đọc.

6. Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của văn học hiện đại Việt Nam thế kỉ XX. Trước cách mạng tháng 8 tên tuổi của ông được biết đến thông qua tác phẩm “Vang bóng một thời”, “Một chuyến đi”,…Sau cách mạng tháng 8, ông chuyển sang thể loại tùy bút và thành công nhất ở thể loại này chính là tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc không chỉ ở hình tượng con sông Đà “hung bạo, trữ tình” mà còn bởi hình tượng người lái đò hiên ngang trên thác dữ.

15-mau-mo-bai-nguoi-lai-do-song-da-chon-loc

Người lái đò sông Đà là một thiên tùy bút xuất sắc được in trong tập Sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân. Đó là kết quả của nhiều dịp đi và viết về Tây Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp của ông. Tác phẩm là một thiên tùy bút mang đậm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Người nghệ sĩ tài hoa đã dùng cây bút của mình để khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và con người lao động Việt Nam.

7. “Người lái đò sông Đà” là thiên tùy bút rút trong tập “Sông Đà” (1960) của Nguyễn Tuân. Đây là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi thực tế đến Tây Bắc năm 1958. Trong chuyến đi này, tác giả đã có cơ hội sống với những khoảnh khắc thân thuộc nhất, hào hứng nhất của người nghệ sĩ trong ông. Ông cảm nhận được “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của những người lao động bình dị trên miền sông nước hùng vĩ và thơ mộng. Thật đúng khi cho rằng “thiên tùy bút là bài ca về vẻ đẹp của người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”, mà điển hình, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, là hình tượng người lái đò vừa là người anh hùng, vừa là người nghệ sĩ tài ba trong nghề của mình.

8. Nói đến Nguyễn Tuân là người ta nghĩ ngay đến một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Cái đẹp trong các tác phẩm của ông phải là cái đẹp đạt đến độ hoàn thiện, hoàn mỹ. Sự nghiệp cầm bút của Nguyễn Tuân đạt được rất nhiều thành tựu kể cả trước và sau cách mạng. “Người lái đò sông Đà” trích từ tập tùy bút “Sông Đà” là một trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám.

9. Tác phẩm Người lái đò sông Đà là bút ký đầy sáng tạo, tiêu biểu cho phong cách độc đáo của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng tám: Uyên bác, tài hoa, không quản gian lao vất vả để có được những dòng bút ký, đậm cảm giác chân thực, sức liên tưởng phong phú đem đến cho người đọc người nghe cảm nhận về một tâm hồn khao khát hòa nhập với nhịp động phát triển của đất nước của cuộc đời.

10. Nguyễn Tuân sinh năm 1910, mất năm 1987 là một nhà nghệ sĩ lớn của dân tộc Việt Nam. Vốn là một người tri thức giàu lòng yêu nước lại am hiểu sâu rộng nền văn hoá dân tộc, ông viết nên những tác phẩm rất mực uyên bác và giàu giá trị. Nếu như trước cách mạng, văn học của Nguyễn Tuân chạm đến lòng người bởi vẻ đẹp tài hoa của những con người "một thời vang bóng" như Huấn Cao thì sau cách mạng, Nguyễn Tuân khiến người đọc rung cảm bởi sự tinh tế và tài năng trong việc vẽ nên những nét đẹp gân guốc nhưng gần gũi, bình dị với thiên nhiên và đời sống con người. Tuỳ bút "Người lái đò sông Đà" là một thành công tiêu biểu cho phong cách văn học ấy.

9. “Người lái đò sông Đà” là thiên tùy bút rút trong tập “Sông Đà” (1960) của Nguyễn Tuân. Đây là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi thực tế đến Tây Bắc năm 1958. Trong chuyến đi này, tác giả đã có cơ hội sống với những khoảnh khắc thân thuộc nhất, hào hứng nhất của người nghệ sĩ trong ông. Ông cảm nhận được “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của những người lao động bình dị trên miền sông nước hùng vĩ và thơ mộng. Thật đúng khi cho rằng “thiên tùy bút là bài ca về vẻ đẹp của người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”, mà điển hình, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, là hình tượng người lái đò vừa là người anh hùng, vừa là người nghệ sĩ tài ba trong nghề của mình.

10. Nguyễn Tuân là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Mỗi tác phẩm của ông là một bài ca về cái đẹp của con người, của cuộc sống với tư tưởng, tình cảm gắn bó quê hương. Nguyễn Tuân được người đọc đặc biệt chú ý về phong cách nghệ thuật rất riêng và rất độc đáo của ông. "Người lái đò Sông Đà", đó là một bài tùy bút, cũng là một bài thơ bằng văn xuôi thể hiện rõ nhất những nét tiêu biểu về phong cách đó.

11. Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một cây bút có vai trò to lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại, một nghệ sĩ có khái niệm thẩm mỹ khác biệt và suốt đời đi tìm cái đẹp. Một trong những tác phẩm tùy bút xuất sắc của ông chính là Người lái đò sông Đà được in trong tập Sông Đà (1960) trong chuyến đi thực tế tới miền Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc. Tác phẩm cho ta thấy một Nguyễn Tuân với diện mạo mới mẻ, khát khao hòa nhập vào đất trời thiên nhiên, thể hiện tình yêu đất nước và cuộc đời. Nguyễn Tuân muốn qua hình ảnh con sông Đà dữ dằn, hung bạo mà trữ tình, thơ mộng, người lái đò bình dị, giản đơn mà trí dũng tài hoa để ca ngợi vẻ đẹp của thiên và con người Tây Bắc của Tổ quốc. Bài thơ cũng chất chứa trọn vẹn phong cách thơ tài hoa, uyên bác rất độc đáo của Nguyễn Tuân.

Mở bài phân tích hình tượng người lái đò

12. Tây Bắc đã trở thành vùng đất hứa của thi ca nghệ thuật những năm 58-60 khi miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nhà văn nhà thơ đến nơi đây để tìm cho mình những nguồn cảm hứng mới. Như ta từng biết đến Tô Hoài với tập “truyện Tây Bắc” mà nổi bật là truyện ngắn “Vợ Chồng A Phủ” còn Nguyễn Tuân lại thăng hoa trên mảnh đất này với tập “Tùy bút Sông Đà” với linh hồn là bài kí “Người lái đò Sông Đà”. Tùy bút cho người đọc thấy được sự hùng vĩ của thiên nhiên, khung cảnh tuyệt vời của tổ quốc vùng Tây Bắc. Và giữa thiên nhiên bao la rộng lớn của núi rừng ấy, nối bật lên là hình ảnh người lái đò sông Đà can trường, dũng cảm, độc hành đưa con đò mưu sinh chiến đấu với con sông Đà.

13. Một tác phẩm văn học lớn, có giá trị sống mãi trong lòng người đọc thì tác phẩm đó phải xây dựng được những nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình hội tụ đầy đủ tài năng và tâm huyết của người nghệ sĩ. Nhân vật ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân là một nhân vật như thế.

14. Nguyễn Tuân là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi hiện đại. Mỗi tác phẩm của ông là một bài ca về cái đẹp của cuộc sống, của con người, với tư tưởng, tình cảm gắn bó với đất nước quê hương. Nguyễn Tuân được người đọc đặc biệt chú ý về phong cách nghệ thuật rất riêng và rất độc đáo của ông. Người lái đò Sông Đà, đó là một bài tùy bút, cũng là một bài thơ bằng văn xuôi đã thể hiện được những nét tiêu biểu về phong cách đó.

15. Bằng ngòi bút độc đáo, uyên bác, tài hoa, cùng lòng yêu thiên nhiên sâu sắc và những khám phá mới mẻ trong chuyến đi trải nghiệm thực tế ngược dòng Tây Bắc, Nguyễn Tuân đã viết nên những trang bút ký đặc sắc, tái hiện một cách độc đáo vẻ đẹp kỳ vĩ, thơ mộng được ví như bản trường ca bất tận rừng già của sông Đà. Song song với hình tượng con sông Đà vừa dữ dội, vừa dịu dàng ấy, là hình ảnh người lái đò sông Đà can trường, dũng cảm, độc hành đưa con đò mưu sinh chiến đấu với con sông Đà vừa hung hiểm vừa xinh đẹp.

16. Nguyễn Tuân là một cây bút xuất sắc của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. "Người lái đò Sông Đà" trích trong "Tùy bút Sông Đà" (1960). Đây là kết quả chuyến đi thực tế đến với Tây Bắc năm 1958 để kiếm tìm "chất vàng" của thiên nhiên và chất vàng mười trong tâm hồn con người. Đọc tác phẩm, ta bắt gặp hình ảnh Sông Đà với hai nét tính cách hung bạo và trữ tình. Và nổi bật bên hình tượng ấy là người lái đò dũng cảm tài hoa trên sông nước.

17. Mỗi khi nhắc đến những nhà văn viết tùy bút xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam chúng ta không thể không nhắc tới nhà văn Nguyễn Tuân. Vùng đất Tây Bắc với những núi cao, thác ghềnh hiểm trở đã lôi cuốn ngòi bút của Nguyễn Tuân, để rồi năm 1960 ông xuất bản tập tùy bút Sông Đà trong đó có tùy bút Người lái đò sông Đà . Hình tượng nghệ thuật xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh ông lái đò Lai Châu được nhà văn tiếp cận tài hoa – nghệ sĩ.

18. Nguyễn Tuân là bậc thầy về ngôn ngữ trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Những tác phẩm của ông viết bằng cái “ngông” và bằng tình yêu tha thiết. “Người lái đò sông Đà” là bài tùy bút lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế. Hình ảnh con sông Đà được nhìn qua lăng kính tâm hồn nghệ sỹ với nhiều vẻ đẹp khác nhau mang lại ấn tượng độc đáo đối với người đọc. Nguyễn Tuân đã rất thành công khi xây dựng hình tượng sông Đà bằng chất liệu ngôn ngữ và tình cảm phong phú.

19. Nguyễn Tuân (1910-1987) là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Với phong cách viết tài hoa uyên bác, Nguyễn Tuân đã có đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà, góp phần đưa thể loại truyện ngắn và tùy bút lên một tầm cao mới. Tiêu biểu cho sang tác của NT là tác phẩm Người lái đò Sông Đà. Thành công nhất ở tác phẩm này là bởi Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công hình tượng con sông Đà với hai tính cách hùng vĩ hung bạo và thơ mộng trữ tình.

20. Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là cây bút tài hoa, uyên bác, cả đời say mê tìm kiếm vẻ đẹp của cuộc sống. Ông đặc biệt có sở trường về thể loại tuỳ bút. Một trong những sáng tác tiêu biểu của ông là tùy bút Người lái đò sông Đà. Bên cạnh hình ảnh ông lái đò giản dị mà tài hoa, tác phẩm còn khắc hoạ được vẻ đẹp của con sông Đà trong những góc nhìn khác nhau: có khi hùng tráng, hung bạo, lúc lại trữ tình, duyên dáng nên thơ.

Xem thêm: 5 kết bài hay nhất của tác phẩm "Người lái đò sông Đà" dành riêng cho 2k5

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận