10 hiện tượng thiên văn kỳ thú sẽ xuất hiện trong năm 2022

Từ tháng 3/2022 cho đến tháng 12/2022, người yêu thiên văn thế giới sẽ được chứng kiến rất nhiều hiện tượng kỳ thú. Ví dụ như sự sắp xếp thẳng hàng hiếm có của các sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Đỗ Thu Nga
16:50 30/12/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Năm 2021, giới thiên văn đã có cơ hội chứng kiến rất nhiều hiện tượng thiên nhiên kỳ thú như siêu trăng, trăng hồng, hiện tượng nhật thực hay hiện tượng mưa sao băng...

Và sang đến năm 2022, người yêu thiên văn sẽ tiếp tục được xem nhiều hiện tượng kỳ thú như: 

1. Bộ ba hành tinh chụm lại

Sự kiện thiên văn này sẽ xuất hiện vào cuối tháng 3/2022. Đây là sự kiện thiên văn khởi đầu cho năm 2022.

Theo dự báo, sao Hỏa, sao Thổ và sao Kim sẽ xuất hiện cực gần nhau, đến mức chúng sẽ ở trong cùng một trường quan sát của một số kính thiên văn và ống nhòm.

Chương trình sẽ tiếp tục sau khi lịch chuyển sang tháng 4 với sao Hỏa và sao Thổ xuất hiện cực gần vào các buổi sáng sớm ngày 4/4 và ngày 5/4, chúng gần như trùng nhau trong khi sao Kim chiếu sáng gần đó.

10-hien-tuong-thien-van-ky-thu-se-xuat-hien-trong-nam-2022-m

2. Mưa sao băng Lyrid

Sự kiện thiên văn này sẽ diễn ra vào ngày 21/2/2022 và 22/4/2022. Tháng 4 là tháng thiên văn toàn cầu và dành cho những người muốn ăn mừng bầu trời đêm vào ngày 21/4 đến ngày 22/4, là thời gian cực điểm của mưa sao băng Lyrid.

Đây sẽ là trận mưa sao băng đầu tiên đạt cực đại, chấm dứt đợt hạn hán mưa sao băng kéo dài và tạo ra khoảng 15 ngôi sao băng mỗi giờ.

3. Trăng đen

Trong ngành thiên văn học thì thời kỳ trăng đen không được biết đến nhiều và cũng ít người nói tới. Và sự kiện thiên văn kỳ thú này sẽ diễn ra vào ngày 30/4/2022.

10-hien-tuong-thien-van-ky-thu-se-xuat-hien-trong-nam-2022-e

Trăng xanh là thuật ngữ mô tả trăng tròn thứ 2 trong một tháng dương lịch thì Trăng đen của tháng 4 là bản sao của trăng xanh. Đây là trăng non thứ hai trong tháng. Không thể quan sát được các mặt trăng mới, vì đó là thời điểm mặt được chiếu sáng của Mặt trăng hướng ra xa Trái đất.

4. Nguyệt thực toàn phần

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi ánh sáng mặt trời trực tiếp bị bóng của Trái Đất che khuất hoàn toàn. Ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của Trái Đất. Ánh sáng này có màu đỏ vì cùng lý do hoàng hôn có màu đỏ, do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn. Bởi vì màu đỏ của nó, nguyệt thực toàn phần đôi khi được gọi là mặt trăng máu.

Sự kiện thiên năm này sẽ diễn ra ngày 15 và 16/5/2022. Mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ trong đêm từ ngày 15/5 đến ngày 16/5. 

Nguyệt thực tháng 5 sẽ là nguyệt thực đầu tiên trong số 2 nguyệt thực sẽ xuất hiện trong năm 2022.

5. Siêu trăng tháng 6/2022

Siêu Mặt Trăng hay siêu trăng là khi Mặt Trăng vào thời kì trăng tròn hoặc trăng non trùng vào điểm cận địa, tức là điểm trên quỹ đạo của nó mà có khoảng cách gần nhất so với Trái Đất, làm cho kích thước biểu kiến của nó to hơn bình thường khi quan sát từ Trái Đất. Nói một cách chính xác hơn, đó là vị trí sóc vọng của Hệ Mặt trời - Trái Đất - Mặt Trăng tại cận địa.

10-hien-tuong-thien-van-ky-thu-se-xuat-hien-trong-nam-2022-d

Sự kiện thiên văn này sẽ diễn ra vào ngày 14/6/2022. Một bộ ba siêu trăng sẽ xuất hiện trong năm 2022 và siêu trăng đầu tiên sẽ phát sáng vào giữa tháng 6. 

Hiện tượng này xảy ra khi Mặt trăng tròn ở gần chu kỳ, hoặc điểm trên quỹ đạo của Mặt trăng khi nó ở gần Trái đất nhất. Siêu trăng tháng 6 sẽ có thêm 2 lần xuất hiện sau đó, lần 2 vào ngày 13/7 và lần 3 vào ngày 12/8.

6. Các hành tinh sắp xếp theo thứ tự trước khi mặt trời mọc

Sự kiện thiên văn này được dự báo sẽ diễn ra vào ngày 24/6/2022. Sao Kim, sao Mộc, sao Thủy, sao Hỏa và sao Thổ đều đủ sáng để có thể nhìn thấy bằng mắt thường và chúng sẽ sắp xếp theo thứ tự trước khi Mặt trời mọc.

Sự thẳng hàng hiếm có khó tìm này sẽ xuất hiện ngay trước khi mặt trời mọc vào ngày 24/6/2022 trên bầu trời. Mặt trăng lưỡi liềm cũng sẽ nằm thẳng hàng với các hành tinh, chiếu giữa sao Kim và sao Hỏa.

7. Mưa sao băng Perseid

Hiện tượng thiên văn này diễn ra vào ngày 12 và 13/8. Trong điều kiện lý tưởng, Perseids có thể xuất hiện rực rỡ với 50-100 ngôi sao băng/giờ. Tuy nhiên, tỉ lệ theo giờ có thể giảm xuống một nửa trong năm 2022 khi sự kiện lên đến đỉnh điểm vào đêm sau siêu trăng sáng.

Trước đó NASA cho biết,  vào năm 1865, nhà thiên văn học người Italia Giovanni Schiaparelli đã phát hiện ra rằng, mưa sao băng Perseid hàng năm xảy ra do bầu khí quyển của Trái đất tương tác với các mảnh vỡ do sao chổi Swift-Tuttle để lại.

10-hien-tuong-thien-van-ky-thu-se-xuat-hien-trong-nam-2022-a

Perseids là những thiên thạch nhanh và sáng, thường để lại những vệt ánh sáng nhiều màu sắc kéo dài khi chúng chạy ngang qua bầu trời đêm. Đôi khi, những người theo dõi bầu trời thậm chí có thể nhìn thấy những quả cầu lửa, hoặc những vệt sáng và màu sắc lớn hơn và sáng hơn, tồn tại lâu hơn một ngôi sao băng trung bình. Quả cầu lửa chỉ xảy ra khi các viên đá không gian lớn hơn tương tác với Trái đất.

Mưa sao băng này được đặt tên theo chòm sao Perseus, nơi các vệt sáng của nó dường như lao ra từ chòm sao này và có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

8. Nguyệt thực toàn phần

Sự kiện thiên văn này sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2022. Nguyệt thực toàn phần lần thứ hai và cũng là lần cuối cùng của năm 2022 sẽ diễn ra trước khi mặt trời mọc vào ngày 8/11.

10-hien-tuong-thien-van-ky-thu-se-xuat-hien-trong-nam-2022-y

9. Sự đối lập sao Hỏa

Sự kiện thiên văn này diễn ra vào ngày 8/12/2022. Sao Hỏa - một trong những láng giềng gần nhất của Trái đất sẽ đạt độn sáng cực đại vào đầu tháng 12 khi nó chạm tới ngưỡng đối nghịch.

Sự đối lập của sao Hỏa là khi hành tinh Đỏ nằm đối lập với Mặt trời theo hướng nhìn của Trái đất. Kết quả nó có thể xuất hiện suốt đêm, sáng hơn hầu hết các ngôi sao trên bầu trời.

10. Mưa sao băng Geminid

Mưa sao băng Geminid sẽ diễn ra vào ngày 13 và 14/12. Một trong những trận mưa sao băng hằng năm được mong đợi nhất cũng sẽ là một trong những sự kiện thiên văn học cuối cùng trong năm. Trong điều kiện lý tưởng, Geminids có thể cung cấp hơn 100 sao băng/giờ.

Xem thêm: Điểm danh 5 hiện tượng thiên văn kỳ thú ở Việt Nam xuất hiện vào tháng 12/2021

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận