Nhìn lại vụ đánh bom đẫm máu của mật vụ Triều Tiên trên chuyến bay KAL-858 Korean Air tháng 11/1987

Khi ấy, người dân Hàn Quốc kinh hoàng chứng kiến một vụ đánh bom đẫm máu trên chuyến bay KAL-858 Korean Air do mật vụ Triều Tiên gây ra.

Chi Nguyễn
14:59 14/06/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chuyến bay KAL-858 của Korean Air có lịch trình thường lệ là vận chuyển khách quốc tế giữa thủ đô Bagdad (Iraq) và Seoul (Hàn Quốc). Ngày 29/11/1987, chuyến bay bất ngờ phát nổ giữa không trung, khiến 115 người tử nạn. Người tiến hành phi vụ đánh bom đẫm máu là cựu mật vụ Kim Hyon-hui thực hiện, theo lệnh của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il.

Cựu mật vụ được huấn luyện đặc biệt gần 10 năm

Kim Hyon-hui (60 tuổi, người Triều Tiên) được chiêu mộ từ khi còn rất trẻ, là một học sinh giỏi có năng khiếu ngoại ngữ và rất xinh đẹp. Bà được đào tạo trong hơn 7 năm để trở thành điệp viên, có kiến thức sâu rộng về hoạt động an ninh của Triều Tiên.

vu-danh-bom-dam-mau-tren-chuyen-bay-kal-858-korean-air-thang-11-1987
Bức ảnh được cho là về Kim Hyun-hui khi còn là một thiếu nữ. Ảnh: https://www.hani.co.kr/

Trong bài phỏng vấn, cựu mật vụ chia sẻ: "Ngày nọ, một chiếc xe màu đen vào trường. Những lãnh đạo cấp cao đã chọn tôi vào trường nghiệp vụ điệp viên tại một vùng núi hẻo lánh. Tôi không đủ thời gian để chia tay bạn bè, chỉ được ngủ cùng gia đình một đêm trước khi lên đường". Năm 18 tuổi, bà được huấn luyện về hoạt động tình báo một năm trong một trại bí mật trên núi, gồm học võ, bắn súng, truyền thanh và sinh tồn trong môi trường hoang dã.

Sau đó, bà được thông tin rằng cần phải tạo vỏ bọc để giữ bí mật danh tính. Vì thế, Kim được đưa tới gặp Yaeko Taguchi, một phụ nữ Nhật Bản mà bà cho rằng bị Triều Tiên bắt cóc. Sau đó, bà sống với người này trong 2 năm, rồi lại gửi đến TP Quảng Châu - Trung Quốc để học tiếng Quan Thoại.

vu-danh-bom-dam-mau-tren-chuyen-bay-kal-858-korean-air-thang-11-1987
Kim có vỏ bọc là trẻ mồ côi Trung Quốc được nuôi lớn tại Nhật Bản

Tháng 11/9187, Kim Hyon-hui bất ngờ được gọi về Bình Nhưỡng (Triều Tiên) và giao nhiệm vụ đánh bom. Cựu điệp viên cho biết: "Sứ mệnh khi đó nhằm ngăn chặn Thế vận hội mùa hè Seoul năm 1988 diễn ra". Theo Kim, Bình Nhưỡng đã chuẩn bị kỹ lưỡng để phá hoại Thế vận hội Mùa Hè năm 1988, vốn được xem là một minh chứng cho sự phát triển của Hàn Quốc khi đó.

Giả làm khách du lịch, đánh bom máy bay

Nhận nhiệm vụ, Kim cùng đồng nghiệp là điệp viên Kim Seung-il giả làm hai cha con người Nhật đi du lịch. Từ Bình Nhưỡng, bay đi nhiều nơi rồi tới thủ đô Vienna - Áo để nhận bom. Quả bom là một máy nghe đài radio Panasonic nhỏ có pin phía sau. Nó được thiết kế với một phần có thể hoạt động như bom, phần còn lại giống như chiếc máy nghe đài thông thường.

vu-danh-bom-dam-mau-tren-chuyen-bay-kal-858-korean-air-thang-11-1987
Chiếc Boeing 707-3B5C xấu số, số đăng ký HL7406 tại sân bay Orly (Paris) năm 1975, 2 năm trước khi bị nổ

Nhận quả bom xong, cặp điệp viên đến thủ đô Baghdad – Iraq và lọt qua cổng an ninh nghiêm ngặt đển lên chuyến bay định mệnh khởi hành đến Seoul. Đến đây, họ lên chuyến bay KAL-858 bay quá cảnh tại Adu Dahbi, gài bom trong khoang hành lý (có nơi ghi là gài bom ở ghế ngồi 7B và 7C) rồi nhanh chóng rời khỏi máy bay. Khoảng 2h chiều ngày 29/11/1987, máy bay Boeing 707-3B5C (số đăng ký HL7406) chạy chuyến KAL-858 của hãng hàng không Korean Air phát nổ, khiến 115 người thiệt mạng.

vu-danh-bom-dam-mau-tren-chuyen-bay-kal-858-korean-air-thang-11-1987
Hộ chiếu giả của bà Kim

Theo chia sẻ của Kim, cả hai đã tính toán sai kế hoạch trở về nên đã bị bắt ở Qatar 2 ngày sau vụ đánh bom. Họ bắt một chuyến bay rời Bahrain ghé Qatar, lúc này đã có lệnh thẩm vấn tất cả những hành khách đến từ Bahrain. Kim và đồng nghiệp còn vé dự phòng để đổi tên, nhưng khi họ đổi vé thì chính quyền Qatar phát hiện. Họ nhận thấy thông tin sai lệch trên vé và hộ chiếu của "hai cha con", lập tức bắt cả 2 vì tội làm passport giả.

Khi bị bắt, cả hai quyết định uống chất độ xyanua để tự sát, được giấu trong điếu thuốc lá. Theo Kim Hyon-hui khi một điệp viên không thể hoàn thành sứ mệnh, họ phải tự kết liễu để bảo vệ bí mật, nếu không gia đình họ ở Triều Tiên sẽ bị tổn hại. Đồng phạm của bà Kim thiệt mạng trong khi bà bị mất nhận thức do nữ cảnh sát đi cùng đã kịp thời lấy thuốc ra.

Nhận án tử hình nhưng được ân xá, định cư ở Hàn Quốc

Sau đó, bà Kim được dẫn độ tới Hàn Quốc để điều tra. Ban đầu, nữ điệp viên nhất quyết khai mình là trẻ mồ côi Trung Quốc lớn lên ở Nhật Bản, chỉ nói chuyện bằng tiếng Nhật. Tuy nhiên, giới chức Hàn Quốc đã chỉ ra bằng chứng chống lại Kim là thuốc lá mà cô mang là loại được dùng bởi các điệp viên Triều Tiên bị bắt giữ ở Hàn Quốc.

vu-danh-bom-dam-mau-tren-chuyen-bay-kal-858-korean-air-thang-11-1987
Kim được dẫn độ tới Hàn Quốc để điều tra. Ảnh: AAP

Theo một số nguồn tin, tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đại diện Hàn Quốc Choi Young Jin cho biết Kim đã khai sự thật sau 8 ngày. Cụ thể là vào 23/12/1987, cuối cùng Kim đã gục mặt vào ngực người nữ nhân viên điều tra để khóc và khai báo bằng tiếng Triều Tiên.

Theo đó, Kim Hyon-hui được xem một bộ phim về cuộc sống ở Hàn Quốc và nhận ra rằng đường phố Seoul "hoàn toàn khác với điều cô đã được dạy". Nữ điệp viên thừa nhận vụ đánh bom, nói rằng đó là "điều đúng đắn dành cho nạn nhân và người nhà". Sau đó, Kim bị kết án tử hình. 

vu-danh-bom-dam-mau-tren-chuyen-bay-kal-858-korean-air-thang-11-1987
Kim Hyon-hui đang bị thẩm vấn phục vụ quá trình điều tra. Ảnh: AAP

Tuy nhiên, đến năm 1990, cố Tổng thống Roh Tae-woo ra lệnh ân xá cho bà Kim bất chấp những lời chỉ trích từ đảng đối lập chính lúc bấy giờ. Sau khi được ân xá, bà làm việc cho Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc, sau đó kết hôn với một trong những vệ sĩ của mình và có 2 con. Kim không rõ tình hình cũng như tin tức về gia đình ở Triều Tiên.

Năm 1993, nhà xuất bản William Morrow and Company xuất bản cuốn Những giọt lệ trong tâm hồn tôi (The Tears of My Soul), là tự thuật của Kim. Cuốn sách kể về cách mà bà được đào tạo như một đặc vụ gián điệp Triều Tiên, chi tiết vụ đánh bom chuyến bay KAL 858. Được biết, để bày tỏ sự ăn năn và tiếc thương tới nạn nhân, Kim dành tặng tất cả số tiền thu được từ việc bán cuốn sách này cho gia đình người tử nạn trên chiếc máy bay KAL 858.

vu-danh-bom-dam-mau-tren-chuyen-bay-kal-858-korean-air-thang-11-1987
Nữ điệp viên ngày nào đã 60 tuổi, có chồng và 2 con, hiện sống ở một nơi bí mật Hàn Quốc

Hiện tại, nữ điệp viên ngày nào đã 60 tuổi, hiện sống ở một nơi bí mật Hàn Quốc. Luôn có vệ sĩ theo sát Kim do bà sợ sát thủ Triều Tiên sẽ ra tay bất kỳ lúc nào để ngăn bà cung cấp thông tin về một đất nước mà bà từng phục vụ một cách trung thành.

Tổng hợp theo Người lao động, VnExpress

Xem thêm: Rich kid Triều Tiên và cuộc sống bên trong khu Pyonghattan - nơi chỉ dành cho khoảng 1% dân số

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận