Xót xa sự ra đi của giáo sư Võ Tòng Xuân, nhà khoa học luôn lo nghĩ cho nông dân Việt Nam

Giáo sư Võ Tòng Xuân đã ra đi sau một thời gian lâm trọng bệnh, nhưng những việc làm tử tế của ông vẫn còn đó, khiến người đời tiếc thương.

Chi Nguyễn
08:00 21/08/2024 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Giáo sư Võ Tòng Xuân qua đời vào sáng ngày 19/08, hưởng thọ 84 tuổi sau một thời gian lâm trọng bệnh. Hai năm qua, sức khỏe ông suy yếu dần, nhất alf sau cơn nhồi máu cơ tim, xuất huyết tiêu hóa vào cuối năm 2022. Tang lễ Giáo sư được tổ chức tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, sau đó đưa về an táng ở quê nhà.

Giáo sư Võ Tòng Xuân là nhà khoa học Việt Nam đầu tiên nhận giải VinFuture. Ông đã thành công với việc phát minh và phổ biến giống lúa kháng rầy. Trong suốt cuộc đời, ông Xuân là nhà khoa học tâm huyết, luôn trăn trở với nền nông nghiệp Việt Nam và thế giới, một người luôn đau đáu với dạy và học.

Ông sinh năm 1940 tại An Giang trong một gia đình đông con, ông là anh cả. Sau khi học xong tủng học đệ nhất, ông thi đỗ Trung học Mỹ thuật Cao Thắng (nay là Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, TP.HCM). Ông từng chia sẻ: "Khi học ở Trường Cao Thắng, tôi cực nhất, phải đi bán báo kiếm tiền lo cho việc học và phụ ba mẹ nuôi các em".

vinh-biet-giao-su-vo-tong-xuan-nha-khoa-hoc-luon-het-minh-vi-nong-dan

Làm việc vất vả, ông lại mắc bệnh lao nặng, sức khỏe suy yếu. Liên tục thiếu abfi vở, kết quả học tập ở trường không tốt, thi tú tài 2 năm đều trượt. Khi đó, ông phải vừa học vừa đi làm để kiếm tiền đóng học phí và ôn thi để năm sau thi lại và đậu. 

Sau khi học xong, ông nung nấu ý định du học. Nhưng do gia cảnh khó khăn, ông không chọn sang Âu Mỹ nữa, mà xin học bổng du học ở ĐH Nông nghiệp Philippines. Năm 1966, ông tốt nghiệp đại học với bằng cử nhân hóa nông và được nhận làm nghiên cứu sinh tại Viện Lúa quốc tế (IRRI) tại Philippines. Xong xuôi, ông lại lấy bằng tiến sĩ tại Nhật Bản. Lúc này, tuy đã thành tài, nhưng ông Xuân vẫn đau đáu được về quê cống hiến, trả nợ ân tình.

Thế là, năm 1971, giáo sư Võ Tòng Xuân về Việt Nam, công tác ở ĐH Cần Thơ. Ông đã hết lòng dạy dỗ, truyền đạt kiến thức mình biết để đào tạo nhiều cán bộ, giảng viên nông nghiệp tài giỏi, yêu nghề, gắn bó mật thiết với nông dân. Ông cũng là nhà khoa học có những chính sách tiên phong. Còn nhớ, vào lúc đang công tác tại Trường Đại học Cần Thơ ông , đã xin cho sinh viên nghỉ học 2 tháng để giúp nông dân diệt sâu rầy. 

Năm 1976, một cựu học trò của ông báo tin tại Tân Châu, An Giang có dịch rầy nâu trầm trọng. Ông đã đề nghị Viện Lúa quốc tế gửi những mẫu lúa có thể kháng rầy để nghiên cứu. Vị giáo sư nhớ lại: "Hai tuần sau, họ gửi cho tôi 4 bao thư qua đường bưu điện. Mỗi bao thư đựng 5g hạt giống lúa mới gồm: IR34, IR36, IR38 và tôi kết hợp thêm nhiều giống khác lại tạo ra giống kháng rầy IR36. 

Sau khi thử nghiệm, tôi thấy giống IR36 rầy không đụng đến. Tôi tức tốc nghiên cứu kỹ thuật tách mạ, từ 2-3 tép mạ thành 2-3 cây lúa, rồi kỹ thuật cấy 1 tép 1 bụi, sau 2 vụ tôi thu hoạch được 2.000kg lúa. Khi có lúa giống, tôi báo Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ đề nghị cho đóng cửa trường 2 tháng để sinh viên đi giúp dân.

vinh-biet-giao-su-vo-tong-xuan-nha-khoa-hoc-luon-het-minh-vi-nong-dan-1

Tôi huấn luyện sinh viên qua 3 bài giảng: Cách sản xuất cây mạ tốt; Cách soạn đất tốt; Cách cấy 1 tép 1 bụi. Sau khi huấn luyện xong, tôi giao cho sinh viên mỗi nhóm 1kg giống đi khắp các tỉnh có rầy nâu để giúp nhân dân. Sau 2 vụ như thế thì cả đồng bằng sạch bóng rầy nâu...”, Giáo sư Võ Tòng Xuân từng chia sẻ với báo chí. 

Nhắc đến ông là nhắc đến tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, giáo trình, sách, tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp không chỉ trong nước mà còn thế giới. 

Đặc biệt những năm đất nước còn nhiều khó khăn, ông đưa ra giống lúa Thần Nông, IR36, IR33, IR64, MTL30 phổ biến khắp các tỉnh miền Tây. Giáo sư Võ Tòng Xuân cũng alf người đóng góp trong việc xây dựng và phát triển Viện lúa ĐBSCL (nay là Trung tâm Nghiên cứu canh tác ĐBSCL) - tạo ra ngân hàng giống lúa uy tín và chất lượng cho thế giới.

Không chỉ gắn bó với cây lúa, ông Võ Tòng Xuân còn có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu khoa học được ứng dụng để quy hoạch vùng, ứng phó với biến đổi khí hậu, với nước mặn xâm nhập. Trong số hàng nghìn sinh viên được ông truyền kiến thức có kỹ sư Hồ Quang Cua - cha đẻ giống ST25, người đã đưa giống gạo ngon vươn tầm thế giới. Các công trình nghiên cứu của Giáo sư Võ Tòng Xuân còn đưa nhiều giống lúa hay nhà khoa học Việt Nam sang giúp đỡ nông dân các nước nghèo ở châu Phi.

Theo báo Vietnamnet

Xem thêm: Nữ sinh nghèo là mẹ đơn thân, 4 lần đau đớn đeo tang nay nếm quả ngọt khi đỗ 3 trường đại học

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận