Tu tâm là gì? Tu tướng là gì?

Trong đạo Phật thường hay xuất hiện khái niệm "tu tâm" và "tu tướng", là những việc mà các đệ tử tu tập nên làm để có cuộc sống thảnh thơi, an lạc, không làm khổ mình, khổ người.  

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 12/01
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chữ 'tu' và chữ 'tướng'

tu-tam-la-gi-tu-tuong-la-gi
Chữ "tu" trong Phật giáo bắt nguồn từ từ "bhàvanà" mang ý nghĩa "gieo trồng"

Chữ 'tu' thường bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau, được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau. Chữ "tu" trong Phật giáo bắt nguồn từ từ "bhàvanà" mang ý nghĩa "gieo trồng". Hiểu rộng hơn, "tu" còn mang nghĩa là thực tập, thực hành,... một điều gì đó hoặc pháp môn nào đó để biến những gì con người học được từ lý thuyết trở thành kinh nghiệm thực tế.

"Tu" trong nhà Phật được quan niệm là một tiến trình thực tập nhằm chuyển đổi lời ăn tiếng nói, lối suy nghĩ, hành vi của chúng ta trong những sinh hoạt hàng ngày, thay đổi những thói quen xấu thành thói quen tốt. "Tu" là cách tiếp thu việc học và hành phù hợp với căn cơ, trình độ của mỗi người, để đạt được một kết qả tích cực trên thân và tâm, thường đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức.

Người xưa quan niệm, tư tưởng có thể làm thay đổi tướng mạo của con người. Nói đến "tướng", người ta thường hiểu là hình dáng tổng thể bên ngoài, là bề mặt của một hiện tượng, sự vật nào đó, bao gồm cả con người. Đối với một người, khi mới lọt lòng có thể trông rất kháu khỉnh, tươi cười nhưng khi lớn lên một chút thì mặt mũi, nét mặt không còn tươi tỉnh nữa. Sự thay đổi tướng mạo này có thể do bản thân người đó thay đổi tâm tính, tâm địa, hoặc do ảnh hưởng của hoàn cảnh sống khiến cho đường nét, phong thái,... của họ đổi khác khi so với thời thơ ấu.

Về mặt khoa học, một người hay cáu gắt, tâm lý thù hằn, oán giận thì các tuyết nội tiết dễ tiết ra các chất hóa học như Norepinephrine - một chất gây căng thẳng, làm tăng nhịp tim và huyết áp hay Epinephrine - còn gọi là Adrenaline - một chất được giải phóng khi cơ thể cảm thấy sợ hãi, căng thẳng,... Nếu cơ thể thừa epinephrine và norepinephrine có thể gây ra một số vấn đề như lo lắng kéo dài, đau đầu, tim đập nhanh, đổ mồ hôi trộm,... Trong khi đó, những người có suy nghĩ đơn giản, tâm tình thoải mái, thư giãn, cơ thể dễ tiết ra nhiều hormones có lợi như Dopamine, Serotonin,... hơn và cũng dễ hấp thụ hơn. Các chất hóa học này có thể giúp hạ huyết áp, giúp cơ thể hưng phấn, linh hoạt, tâm trí vui vẻ, yêu đời hơn. 

Có thể thấy, tâm và tướng có một mối tương quan, liên hệ mật thiết với nhau, và thông thường, tâm địa một người như thế nào thì cái "tướng" sẽ được biểu lộ ra như thế.

Tu tâm là gì?

Tu tâm hay còn được gọi là tu huệ là việc làm cho tâm ý trong sạch, không còn bị ô nhiễm hay ảnh hưởng bởi 3 điều: tham - sân -si, người ta hay nói là "Tu tâm Dưỡng tánh". Đức Phật có nói, người nào còn sống trong đau khổ triền miên thì người đó vô minh, cho dù họ có giàu sang hay nghèo hèn, học thức cao hay thấp. Bởi vì vô minh nên mới thấy Khổ, vì vô minh nên luôn chấp đủ thứ. 

tu-tam-la-gi-tu-tuong-la-gi
Tu tâm hay còn được gọi là tu huệ là việc làm cho tâm ý trong sạch, không còn bị ô nhiễm.

Nếu không hiểu được quy luật của cuộc đời là sự vô thường, thì một người lúc nào cũng cảm thấy khổ. Vì thấy được cái Ta, cái Ngã thì lúc nào ngã kiến cũng đúng, bởi vậy nên mới dễ xung đột với ngã kiến của người khác, vô tình khiến khổ mình, khổ người. Cũng vì chấp Ngã mà sinh cái tham - sân - si, muốn mình có đủ cả tài, sắc, danh, vọng,..., thấy mình không có lại nổi giân, nóng nảy, ôm hận muốn trả thù,... bởi vậy nên mới cảm thấy khổ mãi, khổ hoài. 

Tu tâm hay tu huệ là làm tâm trong sạch bằng cách rèn luyên tâm có quán tính mới, từ dễ dao động, xúc động thành tĩnh lặng, sáng suốt, thanh tịnh tuyệt đối. Đạo Phật có phân loại tâm con người thành 3 nhóm, là tâm phàm phu, tâm bậc thánh và tâm Phật. Thực chất, con người chỉ có duy nhất 1 tâm, nhưng do trạng thái tâm ảnh hưởng mà mỗi người lại có một kiểu tâm khác nhau. 

Tâm phàm phu cũng được chia làm 3 tráng thái Tâm, là Ý (Ý Căn), Thức (Ý Thức) và Tâm (Trí Năng). Ý căn tức là một người luôn đau đáu chuyện đã qua, buồn phiền lo lắng thay vì hướng về phía trước, lâu dần hình thành ý nghiệp. Ý thức là sự phân biệt, so sánh bản thân với chính mình trong quá khứ, hoặc với người khác, nên thường sinh ngũ dục, dễ dẫn đến khẩu nghiệp và thân nghiệp. Còn trí năng là sự thông minh, nhạy bén, biết mình biết ta của mỗi người, là công cụ của ý căn và ý thức. Đức Phật gọi cả 3 tâm này là hồ nước đục, bởi nó chứa đủ chuyện phiền não, khổ đau của tâm ba thời Quá Khứ, Hiện Tại, Tương lai. Những thứ này khiến Tâm của một người luôn bị xao động, ô nhiễm, vô minh. 

Tâm bậc thánh hay còn gọi là chân tâm, tánh giác là ám chỉ một người có tâm tĩnh lặng, trầm lắng sáng suốt. Còn tâm Phật là khi tâm họ hoàn toàn thanh tịnh, trong sáng, không phiền não, không ô nhiễm, ngoài lý luận (Atakkàvacara) dễ sai khiến và hoàn toàn Vô ngã. 

Tu tướng là gì?

Tu tướng hay còn gọi là tu phước, thường là việc gìn giữ hình tướng bên ngoài, giữ cho thân thể luôn sạch sẽ, gọn gàng, trang nghiêm, lịch sự. Người tu tướng là người có tự trọng, biết tuân theo các nghi lễ, phong tục tập quán của cộng đồng, xã hội, giữ cho hình tướng bề ngoài trang nghiêm, nề nếp. Tu tướng theo đạo Phật là tuân theo giới luật, giữ gìn cái tướng của người tu trong mọi hoàn cảnh, thông qua 4 độc tác là đi, đứng, nằm, ngồi. Một vị tu sĩ dù có mặc áo cũ sờn vai nhưng luôn toát lên vẻ trang nghiêm, của bậc tu hành giữ giới thì luôn nhận được sự kính trọng từ người khác.

tu-tam-la-gi-tu-tuong-la-gi
Tu tướng hay còn gọi là tu phước, thường là việc gìn giữ hình tướng bên ngoài, giữ cho thân thể luôn sạch sẽ, gọn gàng, trang nghiêm, lịch sự.

Tu tướng còn là tu tập những hành động, việc làm có thể trông thấy qua hình tướng bên ngoài, do đó người ta còn gọi là tu phước. Đó có thể là việc đi chùa lễ Phật, quy y Tam Bảo, bái sám, tụng kinh, niệm Phật, tọa thiền, bố thí, cúng dường,... Nếu không có tiền bạc của cải, thì một người bỏ thời gian, công sức để thực hiện các công tác thiện nguyện, giúp đỡ người khác cũng được gọi là tu phước.

Về vấn đề này, Hòa thượng Thích Thông Triệt có nói, Tu phước là cách ta cụ thể hoá thái độ, cử chỉ, và lời nói của ta đối với người hay thú vật với mục đích đem lại niềm an vui hạnh phúc, sự an toàn hay làm vơi đi những nỗi lo âu, sợ hãi, những nỗi đau tâm lý và thân xác cho những đối tượng này. Người tu phước là một người tự nguyện hy sinh tiền tài, vật chất cũng như thời gian, công sức của mình để chia sẻ với người khác, với tâm thế không màng danh lợi cho mình mà chỉ muốn đem lại sự an yên, hạnh phúc cho người khác. Tu phước cần có tinh thần "Bố thí Ba-la-mật", tức  bố thí không tính toán, so đo, không vì danh lợi, cũng không đòi hỏi điều kiện, đổi lại.

Tu phước được xem là cách để dành "tài nguyên công đức", là điều vô cùng cần thiết với người Phật tử. Tu phước cũng có 2 loại phước báo là phước hữu lậu và phước vô lậu.

Phước hữu lậu là khi một người làm việc bố thí, cúng dường hoặc tham gia cứu trợ, thiện nguyện với tâm mong cầu làm phước nhiều sẽ được hưởng phước báo đời sau hoặc nhiều đời sau nữa. Đây là hành động phù hợp với quy luật Nhân - Quả trong đạo Phật, rằng mình làm điều gì thì khi hội đủ duyên mình sẽ hưởng lại quả đó.

tu-tam-la-gi-tu-tuong-la-gi
Tu tướng còn là tu tập những hành động, việc làm có thể trông thấy qua hình tướng bên ngoài như đi chùa lễ Phật, quy y Tam Bảo, từ thiện,...

Phước vô lậu là làm một trong những việc thiện trên, bao gồm cả việc giảng Pháp mà tâm không màng tới công đức đã làm, không cầu mong sẽ nhận lại phước báo tốt lành, hay còn được biết đến là "Tam luân không tịch". Dù người làm việc thiện không vì mong muốn hưởng lại phước báo tốt lành nhưng quả báo thiện lành vật sẽ tự nhiên xuất hiện khi duyên tới. 

Trong cuộc sống hằng ngày, dù một người tu phước hữu lậu hay vô lậu thì đều dễ gặp may mắn, nhất là về con đường tâm linh sẽ dễ gặp những thiện trị thức giúp đỡ việc tu tập. Một người sống keo kiệt, ích kỷ, không bao giờ bố thí, sống với quan niệm "sống chết mặc bay", chỉ biết thu lợi về mình là kẻ thiếu vắng lòng từ thiện. Đã thiếu lòng từ thiện thì khó lòng có phước báo, nếu có trong kiếp này thì cũng đã hưởng hết phước báo đó từ sớm, bởi vậy khi gặp chuyện không may thì chẳng còn phước báo để may mắn thoát khỏi điềm xấu nữa. Bởi vậy nên chư tôn đức dạy rằng, ta phải để dành phước báo, không nên hưởng hết mà cần tô bồi thêm phước báo, bằng những hành động thiện lành, từ thiện để tích cóp phước báo cho sau này.

Phước huệ song tu

Tu tướng hay tu tâm đều là hai việc cần thiết cho đời sống tu tập của người Phật tử. Người thông thường muốn cuộc sống an lành, bớt khổ đau thì nên tập tu phước trước. Dù vậy, tu phước vẫn phải chịu sự ảnh hưởng của vòng luân hồi là nhận phước báo mình đã gieo trồng hay những nghiệp xấu mà mình đã tạo ra trong nhiều kiếp trước đó hoặc trong kiếp này. 

tu-tam-la-gi-tu-tuong-la-gi
Tu phước vẫn phải chịu sự ảnh hưởng của vòng luân hồi là nhận phước báo mình đã gieo trồng.

Tu huệ là việc học giáo lý nhà Phật và hiểu rõ, thâm nhập Nhận thức của Đức Phật về con người và vũ trụ, hành trì các pháp Chỉ, Quán, Định, Huệ theo con đường Đức Phật đã phát họa về tu tập là Văn - Tư - Tu tức Tam Tuệ để mở mang trí huệ. Còn nếu muốn tu hành để thoát khổ, giác ngộ,... thành Phật thì phải tu theo thứ tự Giới - Định - Huệ (tức Tam Vô Lậu học) thì mới có thể thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.

tu-tam-la-gi-tu-tuong-la-gi
Tu tướng hay tu tâm đều là hai việc cần thiết cho đời sống tu tập của người Phật tử.

Đường tu là một con đường dài không biết bao giờ mới đi hết, nhưng phải bắt đầu thì mới có thể từng bước tới đích. Trong suốt kiếp này cũng như kiếp sau, hãy cứ tu phước và tu huệ, được bao nhiêu quý bất nhiêu. Tu phước là việc một người từ bỏ điều ác, bỏ qua tham - sân - si mà làm việc lành, giúp đỡ người khác. Tu huệ là học những phương pháp thanh lọc để tâm ý thanh tịnh, phát huy trí huệ theo các chủ đề trong thiền Quán (Anupassanà), thiền Chỉ (Samatha), thiền Định(Samàdhi) và thiền Huệ (Vipassanà).

Bởi vậy nên mới có khái niệm "Phước Huệ song tu", tức là ta tu tập cả hai phước và huệ. Hai phương pháp tu này sẽ bổ trợ, hỗ trợ lẫn nhau, giúp cho đời sống an yên hạnh phúc ở thời điểm hiện tại, và cũng giúp cho đời sống kế tiếp hưởng phước báo thiện lành, gặp Phật Pháp để tiến tu cho đến khi trọn thành. 

Đọc thêm

Lễ Phật đản là một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo nhân kỷ niệm ngày Đức Phật thích ca đản sinh. Vậy lễ Phật đản 2021 là ngày nào?

Lễ Phật đản 2021 là ngày nào?
0 Bình luận

Sát na là đơn vị thời gian rất ngắn, như một chớp mắt, được dùng nhiều trong Phật học. Chính sự vận động liên tục, không ngừng nghỉ trong từng sát na của thế giới vật chất và tư tưởng.

Sát na là gì và 'một sát na' là bao lâu?
0 Bình luận

Chữ Tâm trong đạo Phật được xem là một trong những phạm trù cơ bản và quan trọng, được nhắc tới trong Kinh Pháp Cú như sau: "Tâm dẫn đầu các pháp. Tâm là chủ. Tâm tạo tất cả".

Ý nghĩa của chữ Tâm trong đạo Phật
0 Bình luận


Bài mới

TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3 nguyên tắc nhẩm niệm khi đứng trước Bồ Tát Quan Thế Âm để được phù hộ độ trì một đời bình an

Bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.

3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Tổ thiện nguyện Hoa Sen: Cúng dường chư Tăng Ni mùa An cư kiết hạ

Ngày 23/6/2024, Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tổ chức thành công chương trình cúng dường chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, một nét đẹp văn hoá trong Phật giáo. Đây là dịp các Tăng Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ), tinh tấn tu đạo trong suốt 3 tháng.

GHPGVN kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang: Cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có biện pháp kỷ luật với Thượng tọa Thích Chân Quang, trong đó có nội dung không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.

Cửa thiền sáng chữ tâm của nhà sư Thích Minh Đạo

Thiền thất của nhà sư Thích Minh Đạo là mái nhà chung của trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...

13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà?

13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.

Đề xuất