Trầm cảm ở học sinh: Vấn đề nguy hiểm cha mẹ không thể lơ là

Trầm cảm ở học sinh hay trầm cảm ở thanh thiếu niên rất nguy hiểm, có thể khiến trẻ nghĩ quẩn và muốn tự sát, cha mẹ không thể lơ là hay xem thường.

Chi Nguyễn
14:13 23/04/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trầm cảm ở học sinh nguy hiểm thế nào?

Thời gian gần đây, trên các trang báo hay mạng xã hội, người ta thường xuyên bắt gặp những thông tin về các vụ tự sát của các cô bé, cậu bé ở lứa tuổi học trò. Trên thế giới, tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 đối với lứa tuổi 15 – 29 (chỉ sau tai nạn giao thông). Và tại Việt Nam, tình trạng tự tử ở tuổi vị thành niên đang gia tăng nhưng không phải ai cũng biết cách nhận diện và can thiệp. Nguyên nhân lớn dẫn đến việc tự tử ở lứa tuổi này phần lớn là do trầm cảm.

Nhiều người cho rằng chỉ có người lớn mới mắc bệnh trầm cảm, tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm. Theo thống kê, số trẻ em và thanh thiếu niên bị trầm cảm ngày càng gia tăng. Trầm cảm, lo âu ở trẻ em và thanh thiếu niên thường là bệnh phối hợp. Hơn 50% trẻ bị trầm cảm sẽ tái phát bệnh lúc trưởng thành, do đó cần được chẩn đoán và điều trị sớm.

tram-cam-o-hoc-sinh-nguy-hiem-the-nao
Tại Việt Nam, tình trạng tự tử ở tuổi vị thành niên đang gia tăng nhưng không phải ai cũng biết cách nhận diện và can thiệp

Rối loạn trầm cảm ở học sinh có những điểm khác so với người lớn, do đó phụ huynh và gia đình cần quan tâm, phát hiện kịp thời. Không phải các trẻ mắc trầm cảm sẽ có đầy đủ các triệu chứng, mà chúng xuất hiện ở các thời điểm khác nhau và trong các thiết lập khác nhau.

Cần lưu ý, một số trẻ mắc trầm cảm có thể hoạt động khá tốt, nhưng đa phần trẻ bị trầm cảm sẽ có sự thay đổi đáng chú ý trong hoạt động xã hội. Căn bệnh trầm cảm là không thể coi thường hay xem nhẹ, rất dễ dẫn tới tự tử. Thiếu niên hiện nay dễ nghĩ quẩn và muốn tự sát nhiều hơn thế hệ trước. Nguyên do là vì sự gia tăng tỷ lệ rối loạn trầm cảm, gia tăng lạm dụng chất kích thích, sử dụng chất gây nghiện nhiều hơn. Gia tăng sang chấn tâm lý xã hội và gia tăng những phương tiện tự sát sẵn có.

Nguyên nhân của trầm cảm ở học sinh

tram-cam-o-hoc-sinh-nguy-hiem-the-nao
Cần hiểu rằng, trầm cảm vị thành niên do rất nhiều nguyên nhân gây ra

Cần hiểu rằng, trầm cảm vị thành niên do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân chính sau:

Yếu tố di truyền

Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra khoảng 40% trẻ trầm cảm có liên quan đến ADN; trẻ có bố mẹ hoặc người than trong gia đình bị trầm cảm thì khả năng trẻ bị chứng bệnh này cao gấp 3 lần so với trẻ khác.

Yếu tố môi trường

Trẻ học hỏi và bắt chước rất nhanh, tuy đây không phải là nguyên nhân chính nhưng hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu không có người định hướng những suy nghĩ cho trẻ thì trẻ dễ dàng trở thành bản sao của người khác. Như ở nhà có bố hoặc mẹ mắc bệnh lý trầm cảm, việc sinh hoạt hàng ngày với người mạng bệnh sẽ dễ làm cho trẻ mắc bệnh hơn.

Chấn thương tâm lý

Những chấn thương tâm lý như mất đi người thân, bị mắng mỏ, thất bại trong học tập, bị lạm dụng,... sẽ ảnh hưởng rất lớn tới con trẻ. Trẻ sẽ trở nên khép mình, luôn lo lắng hay sợ hãi, khó giao tiếp với thế giới bên ngoài. Nếu không được đối thoại, định hướng tâm lý, trẻ rất dễ có những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến trầm cảm.

Áp lực học tập

Trẻ em muốn phát triển toàn diện cần cân bằng các hoạt động học tập và vui chơi, vận động thể chất. Trên thực tế, nhiều trẻ đang phải chịu áp lực học tập rất lớn, không chỉ từ nhà trường mà còn từ chính bố mẹ. Áp lực chồng chất khiến trẻ bị căng thẳng, phải học nhiều và mất đi thời gian vui chơi.  

Khi trẻ đạt kết quả không như kỳ vọng, bố mẹ tỏ thái độ thất vọng, tức giận. Điều đó khiến trẻ mất tự tin về bản thân, cảm thấy xấu hổ, tự ti và cho rằng mình thất bại. Đó là những cảm xúc tiêu cực, là nguyên nhân phổ biến gây ra trầm cảm ở trẻ vị thành niên.

Bạo lực học đường

tram-cam-o-hoc-sinh-nguy-hiem-the-nao
Nếu học sinh bị bắt nạt, bị bạo lực nhưng không thể tâm sự với ai, nguy cơ trầm cảm là rất cao

Nếu học sinh bị bắt nạt, bị bạo lực nhưng không thể tâm sự với ai, nguy cơ trầm cảm là rất cao. Việc thờ ơ, thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh khiến trẻ có cảm giác lẻ loi, bị bỏ rơi, mất niềm tin vào cuộc sống, khép mình, nhút nhát, ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp của trẻ sau này.

Các dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở học sinh

Các triệu chứng của trầm cảm ở trẻ em khác nhau. Triệu chứng chính của trầm cảm xoay quanh nỗi buồn, một cảm giác tuyệt vọng, thay đổi tâm trạng và có thể bao gồm:

- Thay đổi trong ăn uống: Ăn nhiều hoặc chán ăn.

- Những thay đổi trong giấc ngủ - mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.

- Kêu la hoặc khóc lóc.

- Kích động hoặc giận dữ, gây hấn.

- Liên tục cảm giác buồn chán, tuyệt vọng.

- Thu rút với xã hội.

- Tăng độ nhạy cảm để từ chối.

- Mệt mỏi và giảm năng lượng.

- Phàn nàn về cơ thể (chẳng hạn như đau bụng, đau đầu) không đáp ứng với điều trị.

tram-cam-o-hoc-sinh-nguy-hiem-the-nao
Triệu chứng chính của trầm cảm xoay quanh nỗi buồn, một cảm giác tuyệt vọng, thay đổi tâm trạng

- Giảm khả năng hoạt động trong các sự kiện và hoạt động tại nhà hoặc với bạn bè, trường học, các hoạt động ngoại khóa và các sở thích khác hoặc lợi ích.

- Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi.

- Ảo giác: Thường là ảo thanh.

- Suy nghĩ kém.

- Suy nghĩ về cái chết hoặc tự sát.

Theo Sức khỏe & Đời sống, Bệnh viện TƯQĐ 108

Xem thêm: Xót xa hai bức thư tuyệt mệnh của người trẻ tuyệt vọng với cuộc sống: Bài học cảnh tỉnh cho người ở lại

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận