Xót xa hai bức thư tuyệt mệnh của người trẻ tuyệt vọng với cuộc sống: Bài học cảnh tỉnh cho người ở lại
Liên tiếp hai vụ học sinh tự tử xảy ra khiến dân tình không khỏi xót xa, nhất là khi những bức thư tuyệt mệnh của các em bị lan truyền với tốc độ chóng mặt.
Xót xa cảnh "người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh"
Chiều 1/4 vừa qua, lãnh đạo UBND phường Phú La, quận Hà Đông (Hà Nội) xác nhận thông tin một nam sinh cấp 3 tự tử. Thông tin ban đầu cho biết, khoảng 4h15 sáng cùng ngày, cơ quan chức năng nhận tin báo từ đơn vị quản lý về việc phát hiện thi thể một nam thiếu niên không còn nguyên vẹn tại khu vực sảnh khu chung cư Văn Phú Victoria.
Theo video từ camera an ninh, thiếu niên này đã leo ra khỏi ban công tầng 28 tòa V1, rơi xuống dưới rồi tử vong. Thiếu niên được xác định là em L.N.N.M. (16 tuổi), học sinh lớp 10 của một trường THPT chuyên có tiếng tại Hà Nội.
Qua điều tra, cơ quan chức năng cho biết nạn nhân có biểu hiện trầm cảm. Trước khi nhảy lầu tự tử, nam sinh đã để lại thư tuyệt mệnh. Không ít người có được đoạn clip cắt từ camera an ninh cũng như thư tuyệt mệnh của em M. đã lan truyền trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt. Qua bức thư của em, có thể thấy nam sinh này có dấu hiệu trầm cảm:
"Con rất xin lỗi vì hành động bồng bột của con đã hoặc sẽ làm. Thực sự thì cuộc sống cũng quá mỏi mệt rồi. Nó chẳng phải là suy nghĩ bột phát lúc nóng giận mà là con đã nghĩ đến việc này từ rất lâu chỉ là tiếc. Tiếc vì những suy nghĩ vu vơ làm thế sẽ không gặp may và cũng tiếc còn những người bạn, những con game bỏ lâu rồi, còn bao bài nhạc chưa nghe.
Không hẳn là cuộc sống của con khổ sở mà có thể chỉ là con tiêu cực quá, nhưng có ra sao thì kết quả vẫn vậy. Chuyện này có lẽ chả phải lỗi của ai ngoài con cả, giãi bày nhanh thôi, chia buồn với em vì sẽ phải chịu nhiều tính khí của mẹ hơn. Mẹ rất quan tâm nhưng luôn làm sai, luôn thái quá và dần anh mày chẳng còn thấy cái ích của việc chia sẻ khi mà ý kiến của mình chẳng thực sự quan trọng.
Không hẳn là cuộc sống của con khổ sở mà có thể chỉ là con tiêu cực quá, nhưng có ra sao thì kết quả vẫn vậy. Chuyện này có lẽ chả phải lỗi của ai ngoài con cả, giãi bày nhanh thôi, chia buồn với em vì sẽ phải chịu nhiều tính khí của mẹ hơn. Mẹ rất quan tâm nhưng luôn làm sai, luôn thái quá và dần anh mày chẳng còn thấy cái ích của việc chia sẻ khi mà ý kiến của mình chẳng thực sự quan trọng.
Chuyện này có lẽ chả phải lỗi của ai ngoài con cả, giãi bày nhanh thôi. Mẹ rất quan tâm nhưng luôn làm sai, luôn thái quá... Chào bố, một người dễ nóng, ít quan tâm, ít tham gia nhưng luôn muốn có cái nhìn hiểu biết. Thế thôi, chả hay ho nhưng đây chắc là những dòng cuối.
Tạm biệt. 1/4 luôn, đời như trò đùa vậy".
Chưa khỏi bàng hoàng, dân tình lại thêm một lần xót xa khi biết tin một nữ sinh lớp 8 ở Bắc Ninh tự tử. Tối 1/4, lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Bắc Ninh cho biết, em N.K.V. (học sinh lớp 8 trường THCS Đại Phúc, TP. Bắc Ninh) được gia đình phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ.
Theo thông tin ban đầu, trước khi xảy ra sự việc thương tâm này, em V. đã để lại thư tuyệt mệnh, viết lên nhật ký nói rằng "mình sắp đi xa". Trong thư, em V. tự nhận lỗi về mình, nói rằng mọi chuyện là do em tự quyết định, mọi người đừng dằn vặt.
Từ ngày 29/3, em V. được nghỉ học tự ôn tập chuẩn bị kiểm tra giữa học kỳ II, ở nhà và không đến trường (do lớp 9 kiểm tra giữa học kỳ II). Nhà trường cho biết, em V. có học lực tốt, tuy nhiên ở lớp cũng là người ít nói, ít trao đổi thông tin với các bạn, không có biểu hiện bất thường. Tuy nhiên, căn cứ theo nội dung bức thư, người ta suy đoán em có dấu hiệu trầm cảm. Hiện cơ quan Công an TP. Bắc Ninh đã vào cuộc phối hợp xác minh, điều tra nguyên nhân.
Bài học cảnh tỉnh cho người ở lại
Những cái chết thương tâm của người trẻ vì trầm cảm đã, đang và có thể sẽ xảy ra. Khi cảm thấy mình không thể tâm sự, chia sẻ với ai, các em rất dễ cảm thấy tuyệt vọng, bế tắc và không tìm ra lối thoát cho cuộc đời mình, ngoại trừ... cái chết.
Nếu có thể quay ngược thời gian, chắc chắn người thân của các em, gia đình các em sẽ tìm cách bảo vệ, hỗ trợ con em mình. Để các em không phải tuyệt vọng đến thế, chọn cách giải quyết bế tắc cuộc đời mình đau đớn như vậy. Nguyên nhân khiến hai em chọn ra đi như vậy không ai biết, câu trả lời chính xác là gì chỉ có các em mới hiểu. Nhưng có một điều chắc chắn, các em đã phải chịu đựng tổn thương và đau đớn tinh thần từ rất lâu.
Đây là tình trạng không hề hiếm gặp, xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Tại Nhật Bản, thường kết thúc đợt nghỉ hè dài ngày cũng là "mùa" tự tử của học sinh. Theo Japan Times, tự tử là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong ở trẻ dưới 18 tuổi tại nước này. Theo Japan Times, số liệu từ Văn phòng Nội các Nhật Bản năm 2015 cho thấy, từ năm 1972 đến 2013 những ca tự tử đối với thanh thiếu niên dưới 18 tuổi tập trung chủ yếu xung quanh ngày 1/9 hằng năm. Đây là thời điểm bắt đầu học kỳ mới ở Nhật Bản, nhiều học sinh không khỏi băn khoăn về việc học hành, cuộc sống, tương lai,...
Theo PGS.TS Trần Thành Nam, trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội, thời gian gần đây, tỷ lệ trẻ bị tổn thương sức khỏe tâm thần, theo đánh giá của UNICEF đang có chiều hướng tăng lên 5-7 lần so với trước đó. Nhóm tuổi từ 15-17 có nguy cơ bị lo âu, trầm cảm cao nhất. Tổn thương sức khỏe tâm thần có thể tăng nặng theo thời gian, từ bị stress, lo âu nhưng vì không được quan tâm đúng cách và kịp thời, đã trở thành trầm cảm.
Nếu cha mẹ, người thân của trẻ phát hiện kịp thời sẽ có thể giúp đỡ trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế, đáng tiếc là việc phát hiện đôi khi diễn ra quá muộn, khi trẻ đã bị rối nhiễu tâm lý mức độ nặng, hoặc khi đã tự tìm tới cái chết.
Theo Chuyên gia tư vấn tâm lý Vũ Thu Hà, rối nhiễu tâm lý học đường (trong đó có stress) ở Việt Nam cần phải được quan tâm đúng mức. Lâu nay, cha mẹ mới chỉ quan tâm tới vết thương thể xác, nhưng rối nhiễu tâm lý thì chưa được chú ý đúng cách. Đây là những vết thương ngầm rất nguy hiểm, âm thầm diễn tiến bên trong.
Khi bị rối nhiễu tâm lý trẻ sẽ rất khó tập trung trong học tập, dẫn đến kết quả sa sút ở tất cả các môn bất chấp mọi nỗ lực cố gắng. Không ít em tâm sự cảm thấy trống rỗng, không tìm thấy niềm vui, hạnh phúc, có những hành vi tiêu bột phát như bỏ học, phá rối, thậm chí là tự sát. Nhưng thực ra, đó chính là các tín hiệu kêu cứu của các em, là hậu quả của việc bị tổn thương tinh thần. Đáng tiếc, không phải ai cũng kịp thời nhận ra điều đó.
Chuyên gia này nói thêm: "Có nhiều nguyên nhân dẫn tới rối nhiễu tâm lý ở trẻ, trong đó phổ biến có sự kỳ vọng của gia đình, áp lực học quá tải, bệnh thành tích trong học tập. Một số gia đình đặt cho trẻ những mục tiêu phải đạt được như phải thi đỗ trường chuyên, lớp chọn, phải đứng đầu lớp... Để hoàn thành mục tiêu đó, trẻ sẽ liên tục bị cha mẹ thúc ép học, phải học nhiều giờ trong ngày, nhiều ngày trong tuần, thời gian nghỉ ngơi bị cắt ngắn dẫn tới trẻ bị chán nản, thấy cuộc sống chỉ toàn mệt mỏi, áp lực...".
Theo Phụ nữ Việt Nam, Pháp luật & Bạn đọc,...
Xem thêm: Cuộc đời ngắn ngủi nhưng rực rỡ của Hoa hậu Mỹ 2019: Sống hết mình vì hoạt động thiện nguyện
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận