Phật dạy 4 chữ giúp bạn sống hòa thuận với mẹ chồng: Tốt với người trước rồi mọi sự sẽ êm

Đức Phật dạy, nếu muốn mẹ chồng nàng dâu sống hòa thuận, xin hãy khắc ghi 4 chữ: HIẾU, TÌNH, ĐẠO, ĐỨC.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mẹ chồng - nàng dâu chẳng ưa nhau là chuyện "thường tình như cơm bữa" trong xã hội này. Họ mâu thuẫn từ những chuyện nhỏ nhặt như dọn dẹp nhà cửa cho đến những chuyện lớn lao như tiền bạc, chia đất đai... Mâu thuẫn càng bị đẩy lên cao thì cuộc sống gia đình càng rơi vào bế tắc.

Trong kinh Tăng chi bộ, Đức Phật đã khuyên cô dâu mới về nhà chồng rằng: "Cô dâu mới về nhà chồng có thể gặp những khó khăn, vì thế nàng dâu phải tuân thủ những nguyên tắc sống trong gia đình nhà chồng, phải kính trọng bố mẹ chồng, phục vụ bố mẹ chồng một cách chu đáo như là bố mẹ ruột của mình, phải tôn trọng và kính mến những người thân và bạn hữu bên nhà chồng, như vậy là cô dâu mới đã tạo nên một bầu không khí an vui và hòa hợp trong gia đình chồng...".

Đức Phật cũng dạy rằng, để mẹ chồng - nàng dâu hòa thuận, nhà cửa ấm êm thì phải nhớ 4 chữ sau:

CHỮ HIẾU

Đức Phật giảng, trong trăm ngàn việc thiện thì thiện nhất là hiếu, trong trăm ngàn nghiệp lành thì lành nhất là hiếu. Hiếu thuận với cha mẹ là đức hàng đầu của con cái. 

Duc-Phat-day-ve-4-chu-giup-ban-song-hoa-thuan-voi-me-chong

Cha mẹ sinh thành, dưỡng dục, chăm lo cho con cái từ khi chưa trưởng thành đến lúc lập gia đình, có cuộc sống riêng. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, chẳng hòng báo đáp. Vậy nên, con dâu về nhà chồng, gọi mẹ chồng một tiếng "mẹ" thì xin hãy hiểu đạo lý này.  Mẹ anh ấy mang tới cho mình một người đàn ông vững vàng, khỏe mạnh, chữ hiếu này thay lời cảm ơn, cúng xứng đáng phải không?

CHỮ TÌNH

Làm người sống ở trên đời, không ai thoát khỏi chữ tình. Mẹ chồng - nàng dâu không phải đối thủ của nhau, hãy luôn niệm tình như vậy. 

Hai người phụ nữ tranh giành nhau điều gì? Giành nhau tình cảm của một người đàn ông. Nhưng con người đâu phải hàng hóa. Tình cảm không giới hạn, tình mẹ con khác tình vợ chồng.

Duc-Phat-day-ve-4-chu-giup-ban-song-hoa-thuan-voi-me-chong-7

Người với người bên nhau đã khó, dung hợp nhau lại càng khó hơn. Vậy nên để có mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu hòa hợp, xin cả hai hãy cùng học chữ Nhẫn, cùng thấu hiểu nhau. Mối quan hệ này chỉ trở nên tốt đẹp khi có sự hợp tác từ hai phía, vun đắp tình cảm từ hai phía.

CHỮ ĐẠO

Sống chung với mẹ chồng không dễ, sống chung với con dâu càng khó. Ai cũng nghĩ tới cái khổ của mình nhưng không nghĩ tới cái khổ của người khác, đó không phải là đạo. 

Ai cũng dùng lòng tham, lòng chiếm hữu của mình để giành giật một người đàn ông, ấy là sống sai đạo. Ai cũng làm những điều quá quắt, phạm khẩu nghiệp, phạm lỗi dối trá, bất hiếu, thất đức ấy là phạm đạo.

Duc-Phat-day-ve-4-chu-giup-ban-song-hoa-thuan-voi-me-chong-6

Làm người sống lỗi như vậy khó tìm được hạnh phúc. Con dâu nên coi mẹ chồng là mẹ của mình. Mà cha mẹ thì có quyền và trách nhiệm dạy dỗ, chỉ bảo cho con cái trong nhà. Mẹ chồng nên coi nàng dâu là con mà uốn nắn, hướng dẫn chân thành. Hai người cùng sống phải đạo thì đời êm ấm.

CHỮ ĐỨC

Chắc rằng, chúng Phật tử vẫn thường kể nhau nghe câu chuyện thiền sư thấy bọ cạp bị rơi xuống nước liền vớt nó lên bờ. Con bọ cạp phản xạ tự nhiên cắn vào tay vị thiền sư rất đau nhưng ngài không giận dữ.

Vừa đi được vài bước, thấy con bọ cạp lại rơi xuống nước, thiền sư quay lại nhặt nó lên và vẫn bị đốt nhưng cũng chẳng mảy may khó chịu. Có người thấy thế liền hỏi tại sao ngài vẫn cứu con vật dù bị nó làm tổn thương. Thiền sư chỉ nhỏ nhẹ giải thích: đốt người là thiên tính của bọ cạp, cứu vật là thiên tính của ta, tại sao lại vì thiên tính của nó mà thay đổi thiên tính của ta.

Với mẹ chồng, nàng dâu cũng vậy, người tốt với mình thì mình tốt lại không phải đạo lý, sống thế nào cho đúng tâm, đúng đức của mình mới là đáng quý.

Người có tâm, có đức có thể cảm hóa người khác, sống đời thanh thản nhưng người vô tâm, vô đức thì chỉ gây thêm nhiều phiền muộn mà thôi. 

Xem thêm: Đức Phật dạy: Người đồng tính có thể nương nhờ cửa Phật nhưng phải giữ gìn Ngũ giới

Đọc thêm

Đức Phật dạy rằng, ai còn thấy hơn thua thì còn khổ. Chỉ khi nào ta bỏ được hơn thua thì tâm mới bình an. Lúc ấy, mọi lời hàm oan đều như mây gió thoảng qua. 

Khi bị hàm oan hãy sử dụng 3 'bảo vật' sau, cõi lòng không còn tủi thân và ấm ức
0 Bình luận

Có không ít người trong quá khứ từng nói lời bất hiếu, đối xử không tốt với cha mẹ. Giờ nghĩ lại thấy hối hận tìm đến pháp sám hối. Liệu pháp sám hối có giải trừ hết sạch tội nghiệp này không?

Người bất hiếu thực hành pháp sám hối có tẩy hết tội lỗi không?
0 Bình luận

Nạo phá thai là hành động sát sinh, nghiệp ác sẽ theo con người ta đến hết cả cuộc đời hoặc cả những kiếp sau. Người mẹ nạo phá thai hoặc người xúi giục mẹ phá thai cũng sẽ mang một cái nghiệp rất nặng.

Nạo phá thai sẽ phải chịu ác nghiệp và quả báo nặng nề về sau
0 Bình luận


Bài mới

TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3 nguyên tắc nhẩm niệm khi đứng trước Bồ Tát Quan Thế Âm để được phù hộ độ trì một đời bình an

Bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.

3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Tổ thiện nguyện Hoa Sen: Cúng dường chư Tăng Ni mùa An cư kiết hạ

Ngày 23/6/2024, Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tổ chức thành công chương trình cúng dường chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, một nét đẹp văn hoá trong Phật giáo. Đây là dịp các Tăng Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ), tinh tấn tu đạo trong suốt 3 tháng.

GHPGVN kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang: Cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có biện pháp kỷ luật với Thượng tọa Thích Chân Quang, trong đó có nội dung không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.

Cửa thiền sáng chữ tâm của nhà sư Thích Minh Đạo

Thiền thất của nhà sư Thích Minh Đạo là mái nhà chung của trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...

13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà?

13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.

Đề xuất